Đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác nông lâm nghiệp trên địa hình núi đá vôi huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện - 9


- Giao khoán bảo vệ rừng: Tiến hành giao khoán diện tích có rừng cho các hộ gia đình và các tổ chức theo tinh thần Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật đất đai năm 2003, thường xuyên giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả đạt được sau thời gian bảo vệ.

- Xây dựng các trạm bảo vệ, hệ thống bảng nội quy và quy chế bảo vệ rừng tại những điểm trọng yếu, tuyên truyền và vận động nhân dân tích cực tham ra công tác quản lý bảo vệ rừng.

b. Phục hồi rừng

Trên địa bàn huyện toàn bộ diện rừng có khả năng phục hồi sẽ được khoanh nuôi bằng biện pháp tái sinh tự nhiên. Đối tượng khoanh nuôi phục hồi là toàn bộ diện tích trạng thái thực bì có cây gỗ rải rác (trạng thái IC) có số lượng cây tái sinh có triển vọng (H>1m) chiếm 50% tổng số cây tái sinh,

đều thuộc đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng không tác động. Những diện tích này trước đây là nương rẫy nay đã bỏ hoang được mấy năm, đất khô, cứng, bạc màu nhiều đá lẫn. Tổng diện tích khoanh nuôi: 12.217 ha. Trạng thái IB có cây tái sinh, diện tích 3.190 ha nhưng qua điều tra tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng không cao, số lượng ít, đất còn tính chất đất rừng đối tượng này sẽ bị người dân phát đốt làm nương rãy trở lại bất cứ lúc nào nên được thống kê vào

đất trồng rừng.

* Biện pháp kỹ thuật

Những diện tích rừng đã được quy hoạch cho khoanh nuôi được lập hồ sơ cho từng lô. Thiết lập hệ thống quản lý bảo vệ rừng, đóng mốc phân định ranh giới rò ràng để dễ nhận biết giữa bản đồ và thực địa. Thời hạn khoanh nuôi là 5 năm, diện tích này giao khoán cho chủ rừng theo hợp đồng kinh tế

để tổ chức quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả.


c. Quy hoạch đất trồng rừng

* Đối tượng:

Diện tích đất trống trảng cỏ trạng thái IA, đất trống cây bụi trạng thái IB và nương rẫy không cố định có độ dốc <350 và có khả năng tiếp cận.

Trong đó:

- Trạng thái đất trống IA và nương rẫy không cố định: 2.896 ha

- Trạng thái IB: 3.190 ha.

* Giải pháp kỹ thuật

- Thực hiện phương thức nông lâm kết hợp trong giai đoạn đầu trồng rừng sản xuất và trồng rừng phòng hộ với các loài cây nông nghiệp như: Ngô, Sắn...

* Khối lượng:

Rừng sản xuất là: 3.091 x 0,7 = 2.164 ha Rừng phòng hộ: 2.659 x 0,7 = 1.861 ha

Rừng đặc dụng: 336 x 0,7 = 235 ha

(0,7 là hệ số sử dụng đất)

Biểu 4.17: Khối lượng thực hiện

Đơn vị: ha


TT

Hạng mục

Phòng hộ

Đặc dụng

Sản xuất


Tổng cộng

1.861

235

2.164

1

Tre luồng + Lúa rẫy

160


500

2

Thông + Ngô

925


100

3

Sa mộc + Ngô

751


50

4

Chè Shan + Ngô

25


264

5

Sở + Ngô



150

6

Keo + Lúa



1.022

7

Cây bản địa


235


Bình quân ha/năm

186

24

216

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác nông lâm nghiệp trên địa hình núi đá vôi huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện - 9

Đối với rừng phòng hộ

* Biện pháp kỹ thuật trồng


áp dụng theo quy trình kỹ thuật ban hành theo quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và Quyết định 100/2007/QĐ-TTg ngày 6/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Quyết định 661/QĐ- TTg ngày 29/7/1998. Cụ thể như sau:

+ Trồng rừng theo quy hoạch và thiết kế hàng năm và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Mật độ trồng 1.600 cây/ha.

+ Phương thức trồng, biện pháp làm đất, chăm sóc: áp dụng theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quy định.

+ Chọn loại cây trồng: Tiêu chuẩn cây trồng phòng hộ đáp ứng mục

đích phòng hộ chống xói mòn, giảm dòng nước chảy bề mặt, nước thấm vào

đất nhiều, hạn chế đất bị rửa trôi vì vậy điều kiện, tiêu chuẩn như sau:

Thích hợp với sinh thái của vùng, có hệ rễ phát triển rộng, sâu, đan dầy trên bề mặt đất, rễ phát triển mạnh. Tán lá dày và rậm, lá rụng nhiều, dễ phân giải nhưng vẫn giữ được lớp thảm tươi sinh trưởng và phát triển, không có các chất độc tố đối với người và gia súc. Cây sinh trưởng nhanh, sớm khép tán, cho nhiều sản phẩm phụ (quả, nhựa, củi, tinh dầu...) chịu được đất khô hạn và

đất nghèo xấu.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của huyện Yên Minh, căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá hiệu quả của một số loài cây trồng rừng chủ yếu và thực tiễn sản xuất của địa phương cây trồng rừng phòng hộ trên địa bàn gồm: Thông, Sa mộc, chè Shan, Tre, Luồng, Kháo nhặm, Mắc rạc...

Đối với rừng sản xuất

Tiêu chí chọn loại cây trồng: Tiêu chuẩn cây trồng sản xuất đáp ứng mục đích kinh tế như nhanh cho sản phẩm, sản phẩm có giá trị cao, đa mục

đích và thích hợp với sinh thái của vùng. Ngoài ra, còn có chức năng phòng hộ chống xói mòn, giảm dòng nước chảy bề mặt, hạn chế đất bị rửa trôi, có khả năng cải tạo đất.


Qua phân tích hiệu quả các mô hình và điều kiện tự nhiên của huyện Yên Minh, một số loài cây trồng rừng chủ yếu trên địa bàn huyện có thể là: Tre Luồng, Chè (chè Shan + Chè xanh), Keo, Tống quá sủ, Muồng trắng, Thông, Sa mộc.

Trồng rừng đặc dụng

Đối tượng trồng rừng đặc dụng là đất trống (IA) nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Du Già.

- Diện tích: 235 ha

- Biện pháp kỹ thuật:

+ Loài cây trồng: Cây bản địa mọc tự nhiên trong vùng, có tán xanh quanh năm, dễ kiếm như: Lát, Nghiến, Trám, Tống quá sủ, Kháo, Xoan nhừ và một số loài cây bản địa khác.

+ Phương thức trồng, kỹ thuật trồng áp dụng theo quy trình kỹ thuật trồng rừng đặc dụng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

4.4.2.5. Kinh phí dự kiến đầu tư cho trồng rừng

Kinh phí đầu tư, khối lượng trồng rừng cho từng mô hình như biểu 4.18

Biểu 4.18: Kinh phí đầu tư cho trồng rừng

Đơn vị tính:(Kinh phí: Triệu đồng, khối lượng :ha)


TT

Hạng mục

đầu tư


Tổng

Phòng hộ

Đặc dụng

Sản xuất

Khối

lượng

Kinh

phí

Khối

lượng

Kinh

phí

Khối

lượng

Kinh

phí

1

Tre luồng+Lúa rãy

5.998,1

160

1.923,2



500

1.923,2

Hỗ trợ người dân

2.151,7


521,6




1.630,0

2

Thông + Ngô

19.136,8

925

6.169,8



100

667,0

Hỗ trợ người dân

12.300,0


11.100,0




1.200,0

3

Sa mộc + Ngô

14.954,7

751

5.009,2



50

333,5

Hỗ trợ người dân

9.612,0


9.012,0




600,0

4

Chè Shan + Ngô

6.075,3

25

301,6



342

4.110,8

Hỗ trợ người dân

1.662,9


113,7




1.549,3

5

Sở + Ngô

3.291,0





150

1.993,5

Hỗ trợ người dân

1.297,5






1.297,5

6

Keo + Lúa

16.515,5





1.022

8.850,5

Hỗ trợ người dân

8.850,5






7.665,0

7

Cây bản địa

2.209,3



235

2.209,3




Tổng đầu tư

68.180,7

1.861

13.403,7

235

2.209,3

2. 164

17.878,6

Hỗ trợ người dân

34.689,1


20.747,3




13.941,8

Tổng cộng

102.869,8

1.861

34.151,0

235

2.209,3

2.164

31.820,4


Như vậy tổng kinh phí đầu tư cho trồng rừng khối lượng 4.260 ha (đã tính hệ số sử dụng đất) là 102.869,8 tỷ đồng trong đó đầu tư cho trồng rừng là 68,1 tỷ và hỗ trợ người dân 34,6 tỷ đồng.

4.4.2.6. Kinh phí đầu tư cho khoanh nuôi và bảo vệ rừng

Kinh phí đầu tư cho khoanh nuôi bảo vệ rừng áp dụng theo quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 6/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Kinh phí cho mỗi ha/năm khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và bảo vệ rừng là 220 nghìn đồng. Trong đó 100 nghìn tiền công bảo vệ và 120 nghìn tiền hỗ trợ lương thực. Thời hạn khoanh nuôi là 5 năm.

Diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng là: 12.217 ha Diện tích bảo vệ rừng: 26.430 ha

4.4.2.7. Tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng rừng và chăm sóc rừng cho người dân địa phương

Đào tạo mỗi năm 1.800 người dân kỹ thuật trồng các loài cây cho năng suất và sản lượng cao như Luồng, Chè, cây ăn quả... Hướng dẫn người dân địa phương tạo giống. Số lượng lớp tập huấn 18 lớp/năm x 5 năm = 90 lớp

Kinh phí đào tạo 40 triệu/lớp x 90 lớp = 3.600 triệu đồng

4.4.2.8. Hỗ trợ người dân kiến thức chăn nuôi gia súc, gia cầm và phòng bệnh hại cho đàn gia súc, gia cầm

Tổ chức các lớp khuyến nông cho đồng bào dân tộc 40 triệu/lớp x 90 lớp = 3.600 triệu đồng

4.4.2.9. Hỗ trợ người dân trồng cỏ voi cho chăn nuôi gia súc

Diện tích được quy hoạch là 4.000 ha Loài cây trồng: Cỏ voi

Kinh phí hỗ trợ trồng mới là: 2.713 ha x 8 triệu/ha = 21.704 triệu đồng Trong đó: Giống + Phân bón là 7 triệu

Chi phí nhân công là 1 triệu.


4.5. Tổng hợp đầu tư

Biểu 4.19: Tổng hợp đầu tư


TT

Hạng mục

Diện tích (ha)

Kinh phí (triệu đồng)

1

Trồng rừng sản xuất

2.164

31.820,4

+

Đầu tư trồng rừng


17.878,6

+

Hỗ trợ người dân trồng rừng S. xuất


13.941,8

2

Trồng rừng phòng hộ và đặc dụng

2.995

36.360,3

+

Đầu tư trồng rừng


13.403,7

+

Hỗ trợ người dân trồng rừng Ph.hộ


20.747,3

3.

Trồng cây ăn quả

1.166

27.476,3

+

Đầu tư trồng cây ăn quả


26.310,3

+

Hỗ trợ người dân trồng cây ăn quả


1.166,0

4.

Bảo vệ rừng

26.430

5.814,7

+

Bảo vệ rừng Phòng hộ và đặc dụng

14.606

3.213,3

+

Bảo vệ rừng sản xuất

11.824

2.601,4

5

Khoanh nuôi phục hồi rừng

12.217

2.687,7

+

K.nuôi rừng Phòng hộ và đặc dụng

6.625

1.457,5

+

K.nuôi rừng sản xuất

5.592

1.230,2

6.

Hộ trợ người dân trồng cỏ voi

2.713

21.704,0

7.

Đào tạo chuyển giao


7.200,0

8.

Quản lý phí 10%


21.051,9


Tổng


154.115,2

Như vậy tổng vốn đầu tư là 154 tỷ đồng, đầu tư cho trồng rừng là 68,1 tỷ, trồng cây ăn quả là 27,4 tỷ, cho khoanh nuôi bảo vệ là 8,5 tỷ đồng.

Nhà nước hỗ trợ cho người dân chuyển đổi phương thức canh tác sang trồng rừng phòng hộ và sản xuất là 34,6 tỷ đồng.

4.6. Hiệu quả đầu tư

4.6.1. Hiệu quả về kinh tế

- Hình thành được vùng nguyên liệu nông lâm nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất trống lên 1, 5 - 2 lần

- Diện tích rừng trồng mới tăng lên

- Sản lượng rừng được nâng lên, sản lượng gỗ từ rừng trồng đáp ứng

được nhu cầu gỗ cho người dân địa phương, từ đó giảm áp lực tác động của người dân vào rừng tự nhiên.


- Hình thành những diện tích rừng trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao

Biểu 4.20: Lợi nhuận từ trồng rừng, cỏ voi và trồng cây ăn quả


TT


Mô hình canh tác

NPV (1.000

đồng)


BCR

IRR (%)

Diện tích (ha)

Chi Phí 1000 đồng

Lợi nhuận 1000 đồng

1

Tre luồng + ngô

66.944

5,43

64,6

660

7.009.200

44.183.173

2

Thông + Ngô

9.178

1,69

31,0

1.025

6.836.750

9.407.426

3

Sa mộc + Ngô

6.306

1,44

18,1

801

5.342.670

5.051.501

4

Chè Shan + Ngô

18.130

1,81

41,3

289

7.635.380

5.239.466

5

Sở + Ngô

10.041

1,63

24,7

150

1.993.500

1.506.219

6

Keo + Lúa

13.631

1,97

36,0

1.022

8.850.520

13.931.091

7

Xoài + Ngô

22.352

2,26

36,0

136

2.105.280

30.399.913

8

Nhãn, Vải +ngô

28.543

2,47

35,8

150

2.566.500

4.281.470

9

Cỏ voi

44.240

2,50


2.713

1.704.000

120.023.120


Tổng




6.946

64.043.800

206.663.378

+ Giá trị rừng thông sau 10 năm

* Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm Zm = 10 m3/ha/năm

* Trữ lượng: 100 m3/ha

* Thu nhập NPV là 9.177.976 đồng/ha

Như vậy lợi nhuận thực sau khai thác là 9 triệu đồng. Bình quân lợi nhuận thu được khoảng gần 1 triệu đồng/ha/năm.

+ Giá trị rừng rừng keo sau 10 năm

* Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm Zm = 12 m3/ha/năm

* Trữ lượng: 120 m3/ha

* Thu nhập NPV là 13.631.205 đồng/ha

Như vậy lợi nhuận thực sau khai thác là gần 14 triệu đồng. Bình quân kinh doanh mô hình keo lợi nhuận thu được khoảng 2 triệu đồng/ha/năm.

+ Giá trị rừng tre, luồng: Sau 5 năm trồng rừng sẽ cho thu hoạch ổn

định (cả măng và tre).

* Giá trị NPV 66.944.201 đồng/ha

* Thu nhập bình quân được khoảng 7 triệu đồng/ha/năm.

+ Diện tích Chè shan sau 10 năm


Với phương thức trồng chè thâm canh, năng suất thu được từ 2.500kg/ha/năm, Nếu trồng kết hợp với phòng hộ bằng chè Shan thu được 1.300-1.600 kg, giá bán 2.500 đồng/kg lá tươi đối với chè xanh và 3.500 đối với chè Shan thì giá trị thu được cao hơn nhiều so với trồng nhiều loài cây không có giá trị khác. Thực tế nếu chăm sóc tốt sản lượng đạt 3 - 3,5 tấn/ha/năm. Trong 10 năm đầu thu nhập bình quân 1,8 triệu đồng/ha/năm. Từ năm thư 5 trở đi thu nhập bình quân trên năm tăng dần và sau đó ổn định thu nhập bình quân đạt 10-13 triệu đồng/ha/năm.

+ Giá trị cây ăn quả: Giá trị lợi nhuận trong 10 năm đầu đạt từ 20 - 22 triệu đồng, bình quân mỗi năm thu nhập từ mô hình cây ăn quả là 2 triệu

đồng/ha/năm.

Như vậy, tổng lợi nhuận thu được sau một chu kỳ canh tác 10 năm (Keo 7 năm, cỏ voi là 4 năm) là hơn 206 tỷ đồng. Hiệu quả đồng vốn do nhà nước bỏ ra tăng khoảng 322%.

Ngoài hiệu quả kinh tế thông qua trồng rừng thì với 4.000 ha cỏ voi có thể tăng đàn trâu, bò lên 1,8 lần so với hiện nay, đây là ngành kinh tế đang

được người dân trong huyện rất mong chờ. Qua đó có thể tăng tỷ lệ đóng góp từ các nguồn thu nhập từ chăn nuôi trong các hộ gia đình từ 20% hiện nay lên 30% trong kinh tế hộ gia đình.

4.6.2. Hiệu quả về xã hội

- Xóa được đói nghèo cho khoảng 2.000 hộ với 10.000 nhân khẩu ở các thôn bản khó khăn đặc biệt khó khăn trong các xã trên địa bàn huyện mà diện tích nương rãy là chủ yếu.

- Thông qua trồng rừng và cây công nghiệp, hàng năm đã thu hút hàng nghìn lao động vào sản xuất nông lâm nghiệp, hạn chế tình trạng phát nương làm rãy, đất hoang hoá ngày càng nhiều, ổn định lương thực thông qua hỗ trợ lương thực phần còn thiếu trong những năm đầu trồng rừng.

- Tăng thu nhập bình quân đầu người của người dân

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí