Kim loại nặng là các thành phần nguyên tố kim loại tồn tại dạng vi lượng trong nguồn nước ngầm. Trong nguồn nước ngầm tại các lỗ khoan 458, 462, 462A hàm lượng các kim loại như As, Hg, Cd tồn tại ở dạng lượng vết rất nhỏ, nhỏ hơn so với giá trị giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT. Hàm lượng kim loại Fe có trong nguồn nước ngầm khá lớn, tuy nhiên giá trị hàm lượng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT. Hàm lượng kim loại Pb cao vượt giá trị giới hạn chất lượng của nước ngầm theo QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm từ 1,04 ÷ 1,44 lần.
Đánh giá chung nguồn nước ngầm: Nước ngầm- nguồn cung cấp nước đầu vào cho hệ thống cấp nước tập trung của thành phố đang có dấu hiệu suy giảm, hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao, tuy nhiên không liên tục mà mang tính thời điểm và phụ thuộc theo mùa. Theo tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt của Bộ y tế ban hành - QCVN 02:2009/BYT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt thì nguồn nước ngầm của 3 lỗ khoan 458, 462, 462A vấn đảm bảo sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần có biện pháp xử lý.
3.1.3 Công nghệ xử lý nước cấp
Nguồn nước đầu vào hệ thống nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí được cung cấp bởi 2 nguồn là nước ngầm và nước mặt nên tương ứng với mỗi loại nguồn nước là một công nghệ cụ thể. Công nghệ xử lý nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí cụ thể như sau:
a, Công nghệ xử lý nước mặt
Nguồn nước mặt đầu vào của hệ thống được xử lý theo công nghệ hóa lý nhằm giảm
độ đục của nước, khử trùng và khử chất hữu cơ làm sạch nước theo sơ đồ hình 3-2.
Clo
Hệ thống nước thải
Sân phơi bùn
Trạm bơm bùn
Bể chứa bùn
Bể chứa bùn
Mạng cấp
Trạm bơm II
Nước mặt
Công trình thu
Trạm bơm I
Bể chứa
Alum
Bể trộn
Nhà hóa chất
Clo
Bể phản ứng | Bể lắng | Bể lọc | |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Điều Tra, Khảo Sát Và Đánh Giá Hiện Trạng Nước Cấp Tập Trung Thành Phố Uông Bí
- Đánh giá hiện trạng nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí và đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng - 6
- Đánh giá hiện trạng nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí và đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng - 7
- Nhu Cầu Sử Dụng Nước Của Thành Phố Uông Bí Trong Tương Lai
- Đề Xuất Các Giải Pháp Đảm Bảo Chất Lượng Nước Cấp Tập Trung Của Thành Phố Uông Bí
- Đánh giá hiện trạng nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí và đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng - 11
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Hình 3- 1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt nhà máy nước
Đồng Mây và nhà máy nước Lán Tháp
49
Nguồn nước mặt đầu vào qua công trình thu để vào trạm bơm cấp I , công trình thu là cửa thu nước sông, kết hợp với biện pháp kiểm soát chất lượng nước vào và mực nước trên sông. Tại trạm bơm cấp I, nguồn nước được bơm về trạm xử lý để xử lý. Trước khi vào bể trộn của trạm xử lý, bơm sục clo vào nước để loại bỏ tảo. Tại bể trộn nước được trộn với phèn mục đích làm tăng khả năng kết hợp các thành phần lơ lửng, các chất có trong nước. Nước được trộn trong bể trong thời gian 10-15 phút. Sau đó nước được bơm sang bể phản ứng. Tại bể phản ứng xảy ra quá trình keo tụ tạo ra các hydroxit nhôm, thời gian phản ứng 20 phút. Sau thời gian phản ứng trong bể phản ứng, nước được bơm sang bể lắng . Tại đây xảy ra quá trình lắng cơ học, nước được lắng trong thời gian 1-2 giờ. Bể lắng có tác dụng giữ lại các bông cặn có kích thước lớn. Bể lắng phải được vận hành đảm bảo hàm lượng cặn trong nước sau khi lắng còn tối đa là 30mg/l. Cặn được xả theo chu kỳ 4 giờ, thời gian xả cặn là 15 phút. Kết thúc quá trình tại bể lắng nước được bơm sang bể lọc cát, bể lọc có tác dụng loại bỏ cặn. Nước sau khi lắng đi qua lớp vật liệu lọc, cặn phần lớn được giữ lại tại đây, chủ yếu trên bề mặt và trong suốt chiều dày lớp vật liệu lọc. Quá trình xử lý hoàn thành sau khi nước lọc xong tại bể lọc. Tiếp theo, nước được bơm lên bể chứa nước sạch, bể này có tác dụng điều hòa lưu lượng giữa trạm bơm nước thu và trạm bơm nước sạch, đáp ứng biểu đồ tiêu thụ nước trong ngày. Trên nóc bể chứa nước sạch xếp sỏi hoặc đất để duy trì nhiệt độ ổn định cho nước và bố trí các ống thông hơi, cửa xả tràn. Các cửa xả phải có nắp đậy tránh sự xâm nhập của các sinh vật lạ. Trong thời gian lưu trữ tại bể nước sạch, nguồn nước vẫn được bố trí sục clo vào nước để khử trùng nước, lưu một thời gian sau đó trạm bơm cấp II sẽ bơm nước sạch vào hệ thống mạng lưới phân phối để cung cấp đến các nơi tiêu thụ trong mạng lưới cấp nước.
b, Công nghệ xử lý nước ngầm
Công nghệ xử lý nước là công nghệ xử lý truyền thống, theo sơ đồ hình 3-3.
Nước ngầm
Ống chống, trám cách ly (0 – 23m)
ống lọc, lớp sỏi lọc
(23-50m)
Ống chống (50-90m)
Mạng cấp
Máy bơm
Ống chống, trám cách ly (106-114m)
Ống lọc, lớp sỏi lọc
(90-106m)
Hình 3- 2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm nhà máy nước Vàng Danh
Các giếng khu vực Vàng Danh được khai thác và sử dụng theo quy trình tương đối đơn giản: Nước ngầm được bơm trực tiếp vào hệ thống các ống lọc (có chứa sỏi lọc) có đường kính thay đổi theo chiều sâu khai thác. Tác dụng của lớp sỏi lọc là tạo khoảng trống để thu gom nước. Nếu không có lớp này khi tiến hành sục rửa, lớp cát bên trên sẽ gây tắc hệ thống lọc. Lớp sỏi lọc một phần cũng có công dụng khử một phần nhỏ sắt, mangan và mùi tanh. Sau khi được bơm lên trên mặt đất, nước được bơm trực tiếp cung cấp cho việc sử dụng của nhân dân trong khu vực phường Vàng Danh.
3.1.4. Hệ thống cung cấp và phân phối nước tập trung
a, Hệ thống công trình cấp nước
Thành phố Uông Bí có 2 nhà máy xử lý nước cấp tập trung, đó là nhà máy nước Vàng Danh và nhà máy nước Đồng Mây.
Nhà máy nước Vàng Danh:
Đây là nhà máy xử lý nước cấp tập trung đầu tiên của thành phố Uông Bí. Nhà máy được đặt tại phường Vàng Danh, thành phố Uông Bí, được Pháp xây dựng từ năm 1933, với công suất thiết kế ban đầu là 8000m3/ngày. Trước năm 1998 nhà máy cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho thành phố Hải Phòng, chỉ có 400m3/ngày.đêm được cung cấp cho thành phố Uông Bí. Đến tháng 7/1998, nhà máy cung cấp toàn bộ lượng
nước khai thác (đã qua xử lý) cho thành phố Uông Bí. Sau nhiều năm hoạt động, khai thác hạ tầng nhà máy xuống cấp làm giảm công suất hoạt động đáng kể so với công suất thiết kế ban đầu. Năm 1999, nhà máy đã được cải tạo, nâng cấp khai thác với công suất là 3000 ÷ 5000 m3/ngày.đêm.
Nhà máy nước Đồng Mây:
Nhà máy nước Đồng Mây được đặt tại phường Quang Trung, thành phố Uông Bí Các hạng mục công trình của nhà máy bao gồm:
- Công trình thu nước gồm 2 bể bê tông cốt thép có kích thước là BxLxH = 11,5x2,85x3m và BxLxH = 2,35x2,85x3m
- 01 cụm bể trộn, kết cấu bê tông cốt thép có kích thước BxLxH = 13,4x3,5x5,5m
- 04 bể lắng
- 04 bể lọc nhanh
- 05 bể lọc nhanh kiểu AQUAZUR, kết cấu bê tông cốt thép, kích thước 6,2x3,4m
- 01 bể chứa, dung tích 1000m3
- 01 trạm bơm
- 01 Kho hóa chất
b, Mạng lưới phân phối
Mạng lưới phân phối nước cấp thành phố Uông Bí là mạng lưới lưới hỗn hợp gồm 3 cấp đường ống: đường ống cấp 1, đường ống cấp 2 và đường ống cấp 3.
Đường ống cấp 1: là các đường ống chính, được đặt dọc theo các trục giao thông chính của thành phố, là đường ống cấp nước từ các trạm xử lý đến các khu vực cấp nước. Tổng chiều dài đường ống cấp 1 là 33.444m, loại ống sử dụng chủ yếu là ống gang, một phần nhỏ có sử dụng ống nhựa PE (poly etylen) và PVC (poly vinyl clorua). Đường kính của các loại ống sử dụng là 100mm, 160mm, 200mm, 250mm, 300mm, 400mm, 600mm.
Đường ống cấp 2: là hệ thống ống dẫn nước từ đường ống cấp 1 đến từng cụm dân cư có sử dụng nước. Hệ thống đường ống này sẽ chạy theo các đường nhánh nhỏ của
các khu vực quy hoạch đô thị và dân cư tập trung. Đường ống sử dụng là đường ống nhựa HDPE có đường kính là 63mm, 75mm, 90mm, 100mm, 110mm, 150mm, 160mm, trong đó loại ống đường kính 100 -110 được sử dụng chủ yếu. Tổng chiều dài của đường ống cấp 2 là 30065m.
Đường ống cấp 3: là hệ thống ống dẫn nước từ đường ống cấp 2 về từng hộ sử dụng nước. Tổng chiều dài của đường ống cấp 3 là 156333m. Hệ thống ống này thường sử dụng loại ống nhựa HDPE và PE để dẫn nước, đường kính ống phổ biến là 50mm và 63mm.
3.1.5. Hệ thống quản lý nước cấp tập trung
Hiện nay trên địa bàn thành phố Uông Bí hệ thống nước cấp tập trung do Xí nghiệp nước Uông Bí quản lý toàn bộ.
Hệ thống nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí được quản lý theo mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành do Xí nghiệp nước Uông Bí quản lý toàn bộ. Đây là mô hình quản lý thường áp dụng cho quy mô cấp nước lớn (công suất cấp nước
>500m3/ngày.đêm). Phạm vi cấp nước rộng, có thể cấp nước liên xã, phường hoặc liên
huyện thị. Mô hình này áp dụng phù hợp cho vùng dân cư tập trung. Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành thể hiện trong hình 3-4 sau:
Hình 3- 3: Mô hình quản lý của hệ thống cấp nước tập trung thành phố Uông Bí
Cơ cấu tổ chức gồm: Giám đốc, các phòng ban chuyên môn, ban kiểm soát, trạm cấp nước. Trong đó, giám đốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của
công ty. Các phòng ban chuyên môn giúp việc cho giám đốc theo từng nhiệm vụ chuyên môn và chức năng nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh của Công ty. Trạm cấp nước là bộ phận trực tiếp quản lý, vận hành công trình, thực hiện bảo trì- bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa khi hư hỏng.
Nhiệm vụ của Xí nghiệp nước Uông Bí là sản xuất kinh doanh ngành nghề dịch vụ cung cấp nước sạch cho người sử dụng theo hợp đồng thỏa thuận. Thực hiện chế độ tài chính quy định của Nhà nước.
Mô hình quản lý này chú trọng đến cải tiến kỹ thuật, thường xuyên tu sửa và bảo dưỡng hệ thống cấp nước và quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, giá thành sản xuất đầu vào lớn nên dẫn đến giá nước thành phẩm cao. Đặc biệt, với khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực ven thành phố (ngoại thành) thì hiệu quả đầu tư và vận hành hệ thống cấp nước thấp nên hạn chế đầu tư, cũng như sự bao phủ của mạng lưới cung cấp nước, vì vậy tỉ lệ dùng nước tại các khu vực này còn thấp
3.1.6. Chất lượng nước đầu ra
a, Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước đầu ra
Nước đầu ra của hệ thống cấp nước tập trung của thành phố Uông Bí là nước đã qua xử lý của các trạm cấp nước Vàng Danh, trạm cấp nước Đồng Mây. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu chất lượng nước cấp đầu ra tại các trạm xử lý vào đợt tháng 8/2013 và tháng 12/2013 được thể hiện trong bảng 3-12.
Bảng 3- 12: Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước cấp đầu ra
Thông số | Đơn vị | QCVN 02:2009/BYT | Kết quả | ||||
Đợt 1- Tháng 8/2013 | Đợt 2- Tháng 12/2013 | ||||||
NCSH1 | NCSH2 | NCSH1 | NCSH2 | ||||
1 | pH | - | 6,0-8,5 | 6,9 | 7,2 | 6,8 | 7,0 |
2 | Mầusắc | TCU | 15 | 10 | 6 | 8 | 4 |
3 | Mùi vị | - | Không có mùi lạ | có mùi lạ | có mùi lạ | có mùi lạ | có mùi lạ |
4 | Độ đục | NTU | 5 | 6,8 | 3,3 | 6 | 3 |
5 | Độ cứng | mg/l | 350 | 13,4 | 4,86 | 14,2 | 5,26 |
6 | Clo dư | mg/l | 0,3-0,5 | 0,633 | 0,404 | 0,568 | 0,487 |
7 | Chỉ số Pecmanganat (Độ ô xi hóa) | mg/l | 4 | 5,4 | 2,7 | 4,1 | 3,3 |
8 | NH + 4 | mg/l | 3 | 0,084 | 0,031 | 0,059 | 0,046 |
9 | As | mg/l | 0,01 | <0,0003 | <0,0003 | <0,0003 | <0,0003 |
10 | Fe | mg/l | 0,5 | 0,4517 | 0,0137 | 0,3125 | 0,0109 |
11 | E.coli | VK/100ml | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
12 | Coliform | VK/100ml | 50 | 3 | 0 | 4 | 0 |
Ghi chú:
- QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước cấp sinh hoạt
- “kpht”: không phát hiện thấy.
Chất lượng nước cấp đầu ra được đánh giá thông qua các thông số chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt tại QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc giá về chất lượng nước sinh hoạt. So sánh các giá trị mẫu nghiên cứu với giá trị giới hạn của quy chuẩn kỹ thuật thể hiện qua các biểu đồ 3-22 đến biểu đồ 3-29, cụ thể như sau: