Nhu Cầu Sử Dụng Nước Của Thành Phố Uông Bí Trong Tương Lai


Biều đồ 3 22 Giá trị pH của nước cấp đầu ra Giá trị pH của nước cấp 1

Biều đồ 3- 22: Giá trị pH của nước cấp đầu ra


Giá trị pH của nước cấp đầu ra của hai nhà máy xử lý nước : Vàng Danh và Đồng Mây khá tương đồng, ổn đinh theo mùa, không có nhà máy nào có giá trị pH vượt giới hạn chất lượng nước sinh hoạt theo quy định của Bộ Y tế.

Biều đồ 3 23 Độ màu của nước cấp đầu ra Độ màu của nguồn nước cấp 2

Biều đồ 3- 23: Độ màu của nước cấp đầu ra


Độ màu của nguồn nước cấp đầu ra có sự dao động về giá trị và khác nhau giữa các thời điểm trong năm, cũng như giữa các nhà máy xử lý nước. Nước cấp đầu ra nhà máy xử lý nước Vàng Danh có độ màu cao hơn so với nước cấp đầu ra nhà máy xử lý nước Đồng Mây. Tuy nhiên, so với giá trị giới hạn chất lượng thì màu sắc của nước sau xử lý tại cả hai nhà máy đều đạt yêu cầu theo QCVN 02:2009/BYT.


Biều đồ 3 24 Độ đục của nước cấp đầu ra Độ đục của nguồn nước 3

Biều đồ 3- 24: Độ đục của nước cấp đầu ra


Độ đục của nguồn nước cấp đầu ra tại nhà máy xử lý nước Vàng Danh khá cao, vào mùa mưa độ đục của nước sau xử lý tại đây vượt giới hạn cho phép đối với nước sinh hoạt được quy định tại quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT. Đối với nhà máy nước Đồng Mây, nước cấp đầu ra tương đối trong, giá trị độ đục đo được thấp hơn nhiều so với giá trị giới hạn chất lượng cho phép của QCVN 02:2009/BYT.

Biều đồ 3 25 Chỉ số pemanganat của nước cấp đầu ra Chỉ số pemanganat của 4

Biều đồ 3- 25: Chỉ số pemanganat của nước cấp đầu ra

Chỉ số pemanganat của nước cấp đầu ra tại nhà máy nước Vàng Danh vào mùa mưa và mùa khô đều lớn hơn giới hạn chất lượng cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt và lớn hơn chỉ số pemanganat của nước cấp đầu ra nhà máy nước Đồng Mây.


Biều đồ 3 26 Hàm lượng clo dư trong nước cấp đầu ra Hàm lượng Clo dư trong 5

Biều đồ 3- 26: Hàm lượng clo dư trong nước cấp đầu ra


Hàm lượng Clo dư trong nước cấp đầu ra tại cả hai nhà máy Vàng Danh và Đồng Mây đều cao. Hàm lượng clo dư dao động từ 0,404 ÷ 0,633 mg/l, biến động theo từng thời điểm trong năm. Theo số liệu khảo sát được thì hàm lượng clo dư trong nước cấp đầu ra nhà máy nước Vàng Danh vượt ngoài giới hạn chất lượng cho phép đối với nước sinh hoạt từ 1,14 ÷ 2,11 lần.

Biều đồ 3 27 Hàm lượng amoni trong nước cấp đầu ra Hàm lượng amoni trong 6

Biều đồ 3- 27: Hàm lượng amoni trong nước cấp đầu ra


Hàm lượng amoni trong nước cấp đầu ra của nhà máy nước Vàng Danh và nhà máy nước Đồng Mây đều rất nhỏ và nhỏ hơn giới hạn tối đa cho phép của QCVN 02:2009/BYT.


Biều đồ 3 28 Hàm lượng kim loại Fe trong nước cấp đầu ra Hàm lượng kim 7

Biều đồ 3- 28: Hàm lượng kim loại Fe trong nước cấp đầu ra


Hàm lượng kim loại Fe có trong nước cấp đầu ra tại nhà máy nước Vàng Danh cao hơn nhiều so với nhà máy nước Đồng Mây. Giá trị hàm lượng Fe trong nước sau xử lý tại nhà máy nước Vàng Danh không ổn định mà dao động theo các thời điểm trong năm, mức độ dao động khá lớn. Trong khi đó hàm lượng kim loại Fe trong nguồn nước đầu ra của nhà máy nước Đồng Mây khá ổn định về giá trị và không có biến động lớn theo mùa trong năm.

Biều đồ 3 29 Hàm lượng coliform trong nước cấp đầu ra Nước cấp đầu ra 8

Biều đồ 3- 29: Hàm lượng coliform trong nước cấp đầu ra


Nước cấp đầu ra của hệ thống tại cả hai nhà máy nước Vàng Danh và Đồng Mây đều đạt yêu cầu chất lượng đối với các chỉ tiêu vi sinh: trong nước không tồn tại các vi khuẩn gây bệnh đường ruột e.coli. Trong nguồn nước cấp đầu ra của nhà máy nước Vàng Danh có xuất hiện vi khuẩn coliform nhưng kết quả phân tích hàm lượng

coliform trong nước cho thấy số lượng vi khuẩn coliform xuất hiện với xác suất lớn nhất có thể nhỏ hơn giá trị giới hạn quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước cấp sinh hoạt. Nước cấp đầu ra của cả hai nhà máy trong hệ thống cấp nước tập trung đều đạt yêu cầu về đặc tính sinh học theo quy định của QCVN 02:2009/BYT.

b, Tình hình sử dụng nước và nhu cầu sử dụng nước

Khối lượng nước đầu ra của hệ thống nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí chính là sản lượng kinh doanh của Xí nghiệp nước Uông Bí hay là sản lượng tiêu thụ nước của các hộ dùng nước. Sản lượng tiêu thụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu sử dụng nước của các hộ tùy theo từng khoảng thời điểm khác nhau. Theo số liệu điều tra, khảo sát trong 9 tháng đầu năm 2013 thì sản lượng tối thiểu của hệ thống là 274.606 m3 nước/tháng, sản lượng tối đa của hệ thống là 329.339 m3 nước/tháng. Tổng số hộ sử dụng nước của toàn thành phố là 15.606 hộ (bao gồm cả hộ gia đình và hộ cơ quan, doanh nghiệp). Tỷ lệ thất thoát nước trong quá trình cung cấp sử dụng khá lớn, trung bình là 14,9%/tháng

Hiện nay, toàn bộ các hộ dân nằm trong nội thành của thành phố Uông Bí đều đã sử dụng nguồn nước cấp tập trung của thành phố. Nhà máy nước Đồng Mây cung cấp nước cho các phường Bắc Sơn, Thanh Sơn, Quang Trung, Trưng Vương, Nam Khê, Yên Thanh. Nhà máy nước Vàng Danh cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phường Vàng Danh, Thanh Sơn, Quang Trung, Bắc Sơn, Trưng Vương.

Riêng tại các xã, khu vực vùng sâu vùng xa thì chưa có nước cấp sạch để sử dụng trong sinh hoạt do hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp nước chưa được đầu tư, lắp đặt nên chưa dẫn nước về đến với các hộ dân. Dự đoán nhu cầu dùng nước của thành phố Uông Bí trong tương lai thể hiện trong bảng 3-13.

Bảng 3- 13: Nhu cầu sử dụng nước của thành phố Uông Bí trong tương lai



TT


Khu vực dùng nước

Nhu cầu dùng nước (m3/ngđ)

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2030

Qtb

Qmax

Qtb

Qmax

Qtb

Qmax

1

Thị xã Uông Bí

29.300

33.200

45.100

51.500

72.000

83.300

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.



TT


Khu vực dùng nước

Nhu cầu dùng nước (m3/ngđ)

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2030

Qtb

Qmax

Qtb

Qmax

Qtb

Qmax

1.1

Nhu cầu dùng nước trong đô thị

19.400

23.300

32.300

38.700

56.600

67.900

1.2

Nhu cầu dùng nước công nghiệp tập trung

9.900

9.900

12.800

12.800

15.400

15.400


3.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước

a, Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước đầu vào

Nguồn nước cấp đầu vào của hệ thống nước cấp tập trung thành phố Uông Bí là nước mặt và nước ngầm. Các nguồn cấp nước đầu vào hệ thống cấp nước tập trung thành phố Uông Bí chịu tác động mọi hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh tế, xã hội khác nhau diễn ra trên địa bàn, đặc biệt là các hoạt động sau: Khai thác than khoáng sản, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, dân sinh, chặt phá rừng.

Hoạt động khai thác khoáng sản:

Nguồn tài nguyên khoáng sản than là một nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Uông Bí nói riêng. Nghành công nghiệp khai khoáng đã phát triển trên mảnh đất này hàng trăm năm, khu Vàng Danh – Uông Bí là một trong những khai trước khai thác than lớn của vùng mỏ Quảng Ninh. Tại đây, các hoạt động khai thác: nổ mìn, bốc xúc, vận chuyển đất đá than khoáng sản diễn ra thường xuyên và liên tục, đây là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm khu vực nghiên cứu.

Hoạt động khai thác than lộ thiên của các cơ sở khai thác đã làm giảm tỷ lệ che phủ của các lớp thực vật trên lưu vực sông Vàng Danh, hồ Yên lập gây ra hiện tượng xói lở, bào mòn và rửa trôi đất đá vào lòng sông, lòng hồ. Đặc biệt vào mùa mưa lũ, lượng đất đá và phù sa bị rửa trôi rất lớn gây bồi lấp đắp rất nhanh lòng sông Vàng Danh, lòng hồ Yên Lập làm tăng hàm lượng chất ô nhiễm trong nước sông, nước hồ, ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước mặt. Chất lượng nước sông Vàng Danh chịu tác động rất lớn từ hoạt động khai thác than.

Hiện nay, phía trên thượng nguồn sông Vàng Danh có 4 đơn vị khai thác than lớn đang hoạt động khai thác là Công ty cổ phần than Vàng Danh, Công ty than Nam Mẫu, Công ty than Đồng Vông, Công ty than Vietmindo với các khai trường khai thác than lớn như khai trường than Vàng Danh, khai trường than Đồng Vông, khai trường Vietmindo. Toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của 4 Công ty than trên đều xả ra sông Vàng Danh. Mặc dù, các đơn vị này đều đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng do lưu lượng xả thải lớn, thời gian xả thải liên tục và hàm lượng các chất ô nhiễm của nước thải sau xử lý vẫn tương đối cao nên việc xả nước thải vào sông Vàng Danh đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước, làm gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm và gây suy giảm chất lượng nước.

Theo thống kê của Phòng thẩm định cấp phép – Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh thì lượng xả thải của các Công ty trên trong năm 2013 thể hiện trong bảng 3-14 sau:

Bảng 3- 14: Tổng hợp lưu lượng thài từ hoạt động khai thác than


Cơ sở sản xuất

Lưu lượng thải

(m3/tháng)

Biện pháp xử lý

Công ty than Vàng Danh

8.000

Đã được xử lý

Công ty than Nam Mẫu

9.000

Đã được xử lý

Công ty than Đồng Vông

14.400

Đã được xử lý

Công ty than Vietmindo

5.000

Đã được xử lý


Trên lưu vực hồ Yên Lập hiện đang có 3 đơn vị khai thác than hoạt động, đó là Công ty Than Đồng Vông, Xí nghiệp Than Hoành Bồ (Công ty Than Uông Bí) và Công ty Thăng Long (Tổng Công ty Đông Bắc). Trong quá trình hoạt động sản xuất, các đơn vị khai thác đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải phát sinh, song việc thu gom và xử lý chưa triệt để. Hệ thống hạ tầng thu gom nước thải ở đây chưa đảm bảo nên tồn tại tình trạng nước thải từ các lò khai thác chảy trực tiếp vào các suối trong khu vực khiến cho hệ nước mặt của các khe suối khu vực này bị ô nhiễm. Khu sàng tuyển than thực hiện ngoài trời không có mái che nên vào mùa mưa

lũ nước chảy tràn qua bãi sàng tuyển chảy xuống các khe suối, đồng thời kéo theo than, đất dẫn đến tác động bồi lắng dòng chảy. Hoạt động khai thác than của các đơn vị này đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước các suối phía thượng nguồn hồ, đo đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước toàn hồ Yên Lập. Chính vì vậy, chất lượng nước hồ Yên Lập phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, có có sự khác nhau tương đối về chất lượng nước giữa mùa khô và mùa mưa.

Hoạt động thương mại - dịch vụ và dân sinh

Sông Vàng Danh chảy dài trên địa phận phường Vàng Danh, phường Bắc Sơn của thành phố và chảy qua khu vực tập trung dân cư chủ yếu của hai phương nên hai bên lưu vực sông mật độ dân cư tương đối đông, các hoạt động thương mại – dịch vụ và dân sinh diễn ra thường xuyên sôi động. Các nguồn thải phát sinh từ các hoạt động đó như chất thải rắn và nước thải có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước sông Vàng Danh. Hiện tại, trên địa bàn thành phố Uông Bí chưa có trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung nên toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của hai phường Vàng Danh, Bắc Sơn xung quanh lưu vực sông Vàng Danh đều không được thu gom và xử lý tập trung, hầu hết lượng nước thải đều xử lý nhỏ lẻ, bộc phát bằng hệ thống bể phốt 3 ngăn, hố ga, hố lắng tại các cơ sở kinh doanh và hộ gia đình sau đó xả thải vào hệ sống sông Vàng Danh. Đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Vàng Danh, gây ra sự thay đổi các thành phần chất lượng nước: gia tăng hàm lượng amoni trong nước sông Vàng Danh.

Quy chế vận hành cống thủy lợi và các hoạt động của người dân sống dọc bên kênh N2 cũng có thể làm ảnh hưởng tới độ đục của nước trong kênh. Vì thế, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn cấp nước đầu vào từ hồ Yên Lập cho hệ thống nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí.

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp đầu ra

Chất lượng nước đầu vào và công nghệ xử lý là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng

đến chất lượng nước cấp đầu ra của hệ thống. Bên cạnh đó, chất lượng của hạ

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí