Đánh giá hiện trạng nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí và đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng - 6

của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường. Kết quả cụ thể thể hiện trong các biểu

đồ 3-2 đến biểu đồ 3-22, cụ thể như sau:

Nhiệt độ:


Biều đồ 3 2 Nhiệt độ nước sông Vàng Danh hồ Yên Lập Nhiệt độ nguồn 1

Biều đồ 3- 2: Nhiệt độ nước sông Vàng Danh, hồ Yên Lập


Nhiệt độ nguồn nước mặt đầu vào của hệ thống nước cấp tập trung thành phố Uông Bí có sự dao động không đáng kể giữa các nguồn cấp nước nhưng dao động khá lớn giữa 2 đợt trong năm, kết quả khảo sát cho thấy nhiệt độ nguồn nước mặt có sự thay đổi nhiều giữa mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ nước giảm vào mùa khô và tăng vào mùa mưa.

pH:


Biều đồ 3 3 Giá trị pH của sông Vàng Danh hồ Yên Lập Giá trị pH của 2


Biều đồ 3- 3: Giá trị pH của sông Vàng Danh, hồ Yên Lập

Giá trị pH của nguồn nước sông Vàng Danh thấp hơn hẳn so với giá trị pH của nguồn nước hồ Yên Lập. Giá trị pH của nguồn nước sông Vàng Danh khá ổn định và không có sự dao động đáng kể giữa các thời điểm lấy mẫu trong năm, cho thấy độ pH của nguồn nước sông Vàng Danh gần như không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, không phụ thuộc theo mùa. Tuy nhiên, giá trị pH lại có sự thay đổi, tuy không lớn giữa thượng nguồn và vị trí trung nguồn – nơi cấp nước đầu vào cho nhà máy xử lý nước Vàng Danh. Giá trị pH của nguồn nước hồ Yên Lập dao động tương đối giữa các đợt lấy mẫu, điều đó cho thấy pH của nguồn nước hồ Yên Lập phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và thay đổi theo mùa. Sự giao động giá trị pH khá đồng đều giữa điểm lấy mẫu gần nguồn cấp và điểm lấy mẫu xa nguồn cấp, cũng như giữa mùa mưa và mùa khô.

DO:


Biều đồ 3 4 Giá trị DO của sông Vàng Danh hồ Yên Lập Hàm lượng ôxi hòa 3

Biều đồ 3- 4: Giá trị DO của sông Vàng Danh, hồ Yên Lập

Hàm lượng ôxi hòa tan trong nguồn nước sông Vàng Danh có sự dao động lớn giữa các điểm khu vực đầu nguồn với khu vực đập Lán Tháp (nơi cấp nước cho nhà máy xử lý nước Vàng Danh) và giữa mùa khô với mùa mưa: Tại khu vực đầu nguồn sông Vàng Danh hàm lượng ôxi hòa tan trong nước cao hơn hẳn tại khu vực đập Lán Tháp. Qua đó, nhận thấy có sự giảm về hàm lượng ô xi hòa tan trong nước của sông Vàng Danh theo dòng chảy xuôi về phía hạ nguồn và hàm lượng ôxi hòa tan trong nước sông Vàng Danh giảm vào mùa khô. Hàm lượng ôxi hòa tan trong nguồn nước hồ Yên Lập

lại có sự dao động ngược hẳn so với nguồn nước sông Vàng Danh, vào mùa khô hàm lượng ôxi hòa tan tăng, vào mùa mưa hàm lượng ôxi hòa tan giảm.

BOD:


Biều đồ 3 5 Giá trị BOD của sông Vàng Danh hồ Yên Lập Hàm lượng BOD trong 4

Biều đồ 3- 5: Giá trị BOD của sông Vàng Danh, hồ Yên Lập


Hàm lượng BOD trong nước sông Vàng Danh tại các vị trí đầu nguồn thấp, không có sự thay đổi nhiều giữa các mùa trong năm. Tuy nhiên, hàm lượng BOD của nguồn nước sông Vàng Danh tại vị trí cấp nước đầu vào của hệ thống xử lý nước cấp tập trung cao hơn hẳn so với vị trí đầu nguồn, có sự thay đổi rõ rệt về giá trị giữa mùa mưa và mùa khô. Qua đó cho thấy sự gia tăng hàm lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước sông Vàng Danh xuôi về phía hạ nguồn là tương đối lớn. Đối với nguồn nước hồ Yên Lập, hàm lượng BOD trong nước tại vị trí xa nguồn cấp của hồ cao hơn so với vị trí gần nguồn cấp của hồ. Theo mùa thì hàm lượng BOD trong nước xa nguồn có xu hướng tăng, trong khi hàm lượng BOD trong nước tại vị trí gần nguồn không có sự thay đổi lớn.

COD:


Biều đồ 3 6 Giá trị COD của sông Vàng Danh hồ Yên Lập Hàm lượng COD trong 5

Biều đồ 3- 6: Giá trị COD của sông Vàng Danh, hồ Yên Lập


Hàm lượng COD trong nước tại các vị trí đầu nguồn sông Vàng Danh nhỏ và tương đối ổn định theo mùa. Về phía hạ nguồn sông, tại vị trí đập Lán Tháp hàm lượng COD trong nước sông cao hơn hơn và không ổn định giá trị theo mùa: giá trị cao vào mùa mưa và thấp vào mùa khô. Hàm lượng COD trong nguồn nước hồ Yên Lập có xu hướng tăng theo chiều vận chuyển nước đầu vào trên hệ thống kênh dẫn và dao động theo mùa: giá trị COD trong nước mặt hồ Yên Lập, tại công trình thu của nhà máy nước Đồng Mây vào mùa mưa cao hơn mùa khô.

4

N-NH +:


Biều đồ 3 7 Giá trị amoni của sông Vàng Danh hồ Yên Lập 3 Hàm lượng amoni 6

Biều đồ 3- 7: Giá trị amoni của sông Vàng Danh, hồ Yên Lập


3-

Hàm lượng amoni trong nước sông Vàng Danh có sự dao động lớn giữa nước đầu nguồn và hạ nguồn. Hàm lượng amoni trong nước mặt suối Uông Thượng Tây, suối Uông Thượng Đông, thượng nguồn sông Vàng Danh thấp và sự biến đổi theo mùa rất nhỏ. Trong khi đó, hàm lượng amoni trong nước mặt sông Vàng Danh - tại khu vực đập Lán Tháp tương đối cao và dao động khác biệt theo mùa. Hàm lượng amoni trong nước hồ Yên Lập đầu nguồn cao hơn so với nước đầu nguồn sông Vàng Danh. Tuy nhiên, nước cấp đầu vào hệ thống nước cấp tập trung lấy từ nguồn sông Vàng Danh lại có hàm lượng amoni cao hơn hẳn nước cấp đầu vào lấy từ nguồn hồ Yên Lập.

P-PO4 :


Biều đồ 3 8 Giá trị photphat của sông Vàng Danh hồ Yên Lập Hàm lượng 7

Biều đồ 3- 8: Giá trị photphat của sông Vàng Danh, hồ Yên Lập


Hàm lượng photphat trong nguồn nước sông Vàng Danh – phía thượng nguồn rất thấp, giá trị trung bình theo năm dao động từ 0,027 ÷ 0,029 mg/l. Hàm lượng photphat trong nguồn nước hồ Yên Lập- tại đầu nguồn cấp cao gấp 10 lần so với nước đầu nguồn sông Vàng Danh. Mặc dù vậy nhưng hàm lượng photphat của nước đầu vào hệ thống nước cấp tập trung thành phố Uông Bí lấy từ nguồn nước hồ Yên Lập thấp hơn so với lấy từ nguồn nước sông Vàng Danh.

TSS:


Biều đồ 3 9 Hàm lượng TSS của nước mặt sông Vàng Danh hồ Yên Lập Hàm 8

Biều đồ 3- 9: Hàm lượng TSS của nước mặt sông Vàng Danh, hồ Yên Lập


Hàm lượng các chất rắn lơ lửng trong nước cấp đầu vào lấy từ nguồn nước sông Vàng Danh khá cao và cao gấp 3,7 lần hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cấp đầu vào lấy từ nguồn nước hồ Yên Lập.

Độ đục


Biều đồ 3 10 Giá trị độ đục của nước mặt sông Vàng Danh hồ Yên Lập 9

Biều đồ 3- 10: Giá trị độ đục của nước mặt sông Vàng Danh, hồ Yên Lập


Độ đục của nước sông Vàng Danh và hồ Yên Lập đều thay đổi theo các mùa khác nhau. Vào mùa mưa, độ đục của hai nguồn nước trên đều gia tăng. Tuy nhiên, nguồn

nước sông Vàng Danh tăng mạnh, so với mùa khô thì độ đục của nước sông Vàng Danh vào mùa mưa tăng hơn 2 lần, trong khi đó độ đục nước hồ Yên Lập tăng nhẹ.

Coliform:


Biều đồ 3 11 Hàm lượng coliform trong nước mặt sông Vàng Danh hồ Yên Lập 10

Biều đồ 3- 11: Hàm lượng coliform trong nước mặt sông Vàng Danh, hồ Yên Lập


Dựa trên các giá trị quan trắc đã đo tính toán được chỉ số chất lượng nước WQI đối với các thông số chất lượng cho các điểm quan trắc nguồn nước sông Vàng Danh và hồ Yên Lập như trong các bảng 3-7, 3-8, 3-9, 3-10 và biểu đồ 3-12.


Bảng 3- 7: Bảng tính chỉ số WQI của sông Vành Danh – Đợt tháng 8/2013


Địa điểm

quan trắc

WQIDO

WQIBOD

WQICOD

WQIN-NH4

WQIP-PO4

WQITSS

WQI Độ đục

WQI coliform

WQI pH

WQI

NM1

79

92

100

100

100

100

93

100

100

97

NM2

99

96

100

100

100

100

92

100

100

98

NM3

90

48

54

25

37

42

46

100

100

61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.


Bảng 3- 8: Bảng tính chỉ số WQI của hồ Yên Lập – Đợt tháng 8/2013


Địa điểm

quan trắc

WQIDO

WQIBOD

WQICOD

WQIN-NH4

WQIP-PO4

WQITSS

WQI Độ đục

WQI coliform

WQI pH

WQI

NM4

91

73

98

46

52

100

91

100

100

88

NM5

76

64

75

44

49

100

88

100

100

83

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí