Phương Pháp Đánh Giá Năng Lực Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn Đề Thực Tiễn Của Sinh Viên Trong Dạy Môn Mạng Cung Cấp Điện


Mặt khác, ngôn ngữ và cách trình bày được sử dụng trong bài kiểm tra phải đơn giản, rò ràng, phù hợp với trình độ của SV. Bài kiểm tra không nên chứa những hàm ý đánh đố SV.

Đối với các bài kiểm tra kiểu thực hành hay tự luận, thang đánh giá cần được xây dựng cẩn thận sao cho việc chấm điểm hay xếp loại cũng như ghi nhận xét kết quả phản ánh đúng khả năng làm bài của người học.

Đảm bảo tính toàn diện

Mục tiêu đánh giá cần bao quát các kết quả học tập với những mức độ nhận thức từ đơn giản đến phức tạp và mức độ phát triển kỹ năng.

Nội dung kiểm tra đánh giá cần bao quát được các trọng tâm của chương trình, chủ đề, bài học mà ta muốn đánh giá.

Công cụ đánh giá cần đa dạng. Các bài tập hoạt động đánh giá không chỉ đánh giá kiến thức, kỹ năng môn học mà còn đánh giá các phẩm chất trí tuệ và tình cảm như những kỹ năng xã hội.

Đảm bảo tính công khai

Đánh giá phải là một tiến trình công khai. Do vậy các tiêu chí và yêu cầu đánh giá các nhiệm vụ hay bài tập, bài thi cần được công bố đến SV trước khi họ thực hiện. Các yêu cầu, tiêu chí đánh giá này có thể được thông báo miệng, hoặc thông báo chính thức qua những văn bản hướng dẫn làm bài. SV cũng cần biết cách tiến hành các nhiệm vụ để đạt được tốt nhất các tiêu chí và yêu cầu đã định.

Đảm bảo tính giáo dục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Đánh giá phải góp phần nâng cao việc học tập và khả năng tự học, tự giáo dục của SV. SV có thể học từ những đánh giá của giáo viên. Từ những điều học được ấy, SV định ra cách điều chỉnh hành vi học tập về sau cho bản thân. Muốn vậy, GV cần làm cho bài kiểm tra sau khi được chấm trở nên có ích đối với SV bằng cách nhận xét trực tiếp về cách PH&GQVĐ của SV (đối với các tình huống thực tế) hoặc ghi lên bài kiểm tra những ghi chú:


Dạy học môn Mạng cung cấp điện trình độ cao đẳng theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn - 14

Những gì mà SV làm được;

Những gì mà SV có thể làm tốt hơn;

Những gì SV cần được hỗ trợ thêm;

Những gì SV cần tìm hiểu thêm.

Nhờ vậy, nhìn vào bài làm của mình, SV nhìn thấy được sự tiến bộ của bản thân, những gì cần cố gắng hơn trong môn học, cũng như nhận thấy sự khẳng định của giáo viên về khả năng của họ. Điều này có tác dụng động viên người người học rất lớn, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chức năng giáo dục và phát triển của đánh giá giáo dục.

Đảm bảo tính phát triển

Trong dạy học để giúp việc đánh giá kết quả học tập có tác dụng phát triển phát triển năng lực PH&GQVĐ thực tiễn của người học một cách bền vững, cần thực hiện các yêu cầu sau:

- Công cụ đánh giá tạo điều kiện cho SV khai thác, vận dụng các kiến thức, kỹ năng liên môn và xuyên suốt toàn môn học.

- Phương pháp và công cụ đánh giá góp phần kích thích lối dạy phát huy tinh thần tự lực, chủ động và sáng tạo của SV trong học tập, chú trọng thực hành, rèn luyện và phát triển các kỹ năng GQVĐ trong thực tế nghề nghiệp.

- Đánh giá hướng đến việc duy trì sự phấn đấu và tiến bộ của người học cũng như góp phần phát triển động cơ học tập đúng đắn trong người học.

- Qua những phán đoán, nhận xét về việc học của SV, người GV nhất thiết phải giúp SV nhận ra chiều hướng phát triển trong tương lai của bản thân, nhận ra tiềm năng của mình. Nhờ vậy, thúc đẩy SV phát triển lòng tự tin, hướng phấn đấu và hình thành năng lực tự đánh giá cho SV.

2.3.3. Phương pháp đánh giá năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn của sinh viên trong dạy môn Mạng cung cấp điện

Đánh giá năng lực là đánh giá theo tiêu chí và đánh giá qua hoạt động (qua hành động “làm” của sinh viên).


Luận án thiết kế một số hoạt động đánh giá như sau:

Đánh giá qua hoạt động phát hiện hoặc GQVĐ của SV

- Ra đề thi (kiểm tra);

- Giao nhiệm vụ cho SV: Giao việc cần giải quyết cho SV tại các cơ sở sản xuất hoặc dịch vụ;

- Xây dựng các tiêu chí để đánh giá hoạt động trên của SV (phải thật cụ thể gắn với nhiệm vụ giao cho SV – đáp án);

- Mời người đánh giá (GV, chuyên gia của cơ sở sản xuất);

- Tổ chức thi và đánh giá.

Đánh giá thực hành của SV

Đánh giá năng lực là đánh giá hành động “làm”. Trong dạy nghề thì luyện kỹ năng và đánh giá kỹ năng làm việc (hoạt động) là rất quan trọng: Không có kỹ năng làm việc giỏi thì không thể nói tới năng lực. Trong mục này sẽ thiết kế biện pháp đánh giá kỹ năng nghề của SV. Trong dạy nghề, dạy SV phát triển năng lực GQVĐ chỉ là một khâu của quá trình dạy nghề, còn phần lớn là hoạt động giảng dạy để giúp SV chiếm lĩnh các kiến thức, kỹ năng nghề – công cụ để GQVĐ. Đánh giá kỹ năng nghề góp phần đánh giá NL nghề của SV được đào tạo.

Đánh giá KN nghề ở đây cũng giống như đánh giá KN thực hành vẫn làm từ trước đến nay, ở đây chỉ có điểm khác là đánh giá kỹ năng nghề phải dựa trên các tiêu chí cụ thể. Các tiêu chí để đánh giá phải dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia (cũng là CĐR trong dạy nghề).

Nội dung của biện pháp:

- Xây dựng nội dung đánh giá (đây chính là soạn các đề thi)

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá (đây chính là đáp án)

- Chuẩn bị người đánh giá (giáo viên và chuyên gia)

- Chuẩn bị địa điểm đánh giá (ở trường hoặc xí nghiệp)


- Triển khai đánh giá (mô tả một ví dụ minh họa đánh giá nội dung)

2.4. Một số bài dạy minh họa

2.4.1. Ví dụ 1: Sử dụng 1 tình huống thực tế trong ngân hàng câu hỏi, áp dụng một phương pháp dạy học hợp lí để dạy sinh viên phương pháp tự học và luyện kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề (áp dụng biện pháp 1 và 2) Tên bài học: Hiện tượng vầng quang và cách hạn chế hiện tượng vầng quang

Số tiết: 01

Mục tiêu LLDH: Dạy SV phương pháp tự học để chiếm lĩnh trị thức mới và rèn luyện kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng GQVĐ, kỹ năng lập luận.

1. Mục tiêu bài học:

1.1. Về kiến thức:

- Trình bày được các nguyên nhân dẫn đến tổn hao điện năng trên đường dây.

- Trình bày được quá trình ion hóa không khí.

- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả do hiện tượng vầng quang điện gây ra.

- Vận dụng được các kiến thức để phòng tránh hiện tượng vầng quang điện.

- Phân tích được các biện pháp giảm tổn thất điện năng do hiện tượng vầng quang điện gây ra.

1.2. Về kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức để hỗ trợ tư duy, giải thích được những vấn đề xoay quanh việc hạn chế tổn thất điện năng do vầng quang điện gây ra.

1.3. Về thái độ:

- Hình thành được đức tính cẩn thận, kiên trì, ý thức trách nhiệm trong công việc.

- Biết tiết kiệm, đảm bảo an toàn lao động.

- Tích cực tham gia các hoạt động nhóm, thân thiện trong quá trình phản hồi.


2. Thời gian dự kiến: 45 phút (1 tiết)

3. Chuẩn bị

- Giấy khổ A4

- Tài liệu, địa chỉ website có liên quan đến kiến thức về quá trình ion hóa không khí.

- Hình ảnh và tài liệu liên quan đến hiện tượng vầng quang điện.

- Tài liệu về hệ thống truyền tải và cung cấp điện.

4. Phương pháp dạy học: Áp dụng PP Seminar

Bước 1. Chuẩn bị cho bài học của SV (giao nhiệm vụ cho nhóm SV chuẩn bị ở nhà): Học tập theo nhóm để giải quyết một tình huống thực tế: Vào những đêm trời không trăng, không sao, không khí ẩm ướt..nhìn lên đường dây cao áp ta thấy có những tia sáng li ti, đây là hiện tượng gì, nó ảnh hưởng ra sao đến hệ thống điện? Làm thế nào để hạn chế hiện tượng này?

* Giáo viên: Giao nhiệm vụ cho SV nghiên cứu tình huống sau để phát hiện vấn đề, đưa ra cách GQVĐ và sẽ thảo luận ở trên lớp: Trong quá trình truyền tải điện, vào những đêm trời không có trăng, không có sao, không khí ẩm ướt, nhìn lên đường dây cao áp ta thường thấy những đốm sáng li ti và kèm theo âm thanh “tạch” “tạch”, đây là hiện tượng gì, ảnh hưởng thế nào đến hệ thống điện? Và làm cách nào để hạn chế hiện tượng này?

- Gợi ý các tài liệu, giáo trình cần đọc, Trang Website… để các thành viên trong nhóm đọc và sau đó nhóm học chung để triển khai các nội dung theo gợi ý của GV và làm báo cáo trong buổi học trên lớp.

+ Giáo trình:

Nguyễn Hoàng Việt (2004), Thiết kế hệ thống điện, Đại học Quốc gia TPHCM: Các thông số của đường dây truyền tải trên không.

Quyền Huy Ánh (2010), Giáo trình an toàn điện, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM: Chương 8: Bảo vệ chống sét (trang 61)

Quyền Huy Ánh (2010), Giáo trình an toàn điện, Trường đại học


Sư phạm Kỹ thuật TPHCM: Dòng điện tản trong đất, điện áp bước, điện áp tiếp xúc.

+ Tìm các tài liệu và trang Website có liên quan đến kiến thức về ion hóa không khí, hiện tượng vầng quang điện;

+ Đưa ra một vài câu hỏi để định hướng tiến trình học của SV.

Nguyên nhân và quá trình xảy ra hiện, tượng ion hóa không khí?

Hiện tượng vầng quang điện và ion hóa không khí có liên quan gì đến nhau?

Nguyên nhân và cách hạn chế hiện tượng vầng quang điện?

Bước 2. Tiến trình thảo luận trên lớp.

GV: Yêu cầu đại diện một nhóm SV trình bày nội dung bài học đã chuẩn bị.

SV: Lần lượt các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình (kết quả này đã được các nhóm chuẩn bị trước).

GV: Yêu cầu các nhóm nêu câu hỏi cho người trình bày, nêu nhận xét, đánh giá đúng sai, tranh luận với người trình bày hoặc nêu phương án GQVĐ khác so với nhóm vừa trình bày (GV điều khiển việc thảo luận).

Trong quá trình thảo luận, giáo viên gợi ý thêm một số câu hỏi để các nhóm thảo luận và làm sáng tỏ thêm vấn đề cần thảo luận:

- Hiện tượng này có thường xuyên xuất hiện hay không? Khi xuất hiện thì ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống điện? Các nhóm thảo luận tìm ra nguyên nhân xuất hiện hiện tượng này và cách hạn chế vấn đề này như thế nào?

- Môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến quá trình xảy ra hiện tượng này hay không?

- Phân tích quá trình xảy ra hiện tượng ion hóa không khí? Liên hệ thực tiễn:

+ Tại sao cột thu lôi chống sét lại có kim nhọn ở đỉnh cột?

+ Những tác hại nguy hiểm mà hiện tượng này gây ra đối với hệ thống điện?


+ Để hạn chế hiện tượng trên xảy ra thì ta phải có những biện pháp nào?

……………………….

SV: Suy nghĩ, đặt câu hỏi cho các đáp án mà nhóm mình thấy chưa hợp lý hoặc chưa đúng.

Sau khi các nhóm tranh luận, thảo luận về các kết quả trình bày của các nhóm, giáo viên rút ra kết luận cuối cùng và phân tích, giảng giải cho SV hiểu được các kết quả đã được lựa chọn: Kết quả nào là hợp lý hoặc không hợp lý hoặc chưa hợp lý chỗ nào… Kết quả hợp lý cuối cùng là kết quả được cả lớp thống nhất và được GV nhận xét là hợp lý:

- Hiện tượng những đốm sáng li ti và những âm thanh “tạch” “tạch” xuất hiện được gọi là hiện tượng vầng quang điện, hiện tượng này chỉ xuất hiện nhiều khi môi trường xung quanh ẩm ướt, và ta càng thấy rò hơn khi bầu trời tối ( không trăng, không sao)

- Hiện tượng này xảy ra là do quá trình ion hóa không khí xảy ra

- Hiện tượng vầng quang điện xảy ra thì mang đến những tác hại sau:

+ Gây tổn hao điện năng.

+ Khi xuất hiện vầng quang thì rất dễ sinh ra hiện tượng đánh tia lửa điện dọc theo bề mặt sứ và chỉ cần xuất hiện quá điện áp là có thể gây đánh điện giữa các pha.

+ Do ion hóa không khí nên sinh ra khí ôzôn và axit nitric có tác hại ăn mòn, phá hoại đối với kim loại rất lớn.

- Muốn giảm bớt hiện tượng vầng quang điện thì ta phải tăng diện tích tiếp xúc trên bề dây dẫn đối với không khí lên cao, có hai cách:

+ Tăng kích thước dây dẫn: Điều này làm cho khối lượng kim loại màu tăng cao, đồng thời hệ thống trụ đỡ, đà đỡ... cũng phải tăng kích thước lên.. Điều này làm vốn đầu tư tăng cao, phương án này không hiệu quả.

+ Tăng diện tích tiếp xúc trên bề dây dẫn đối với không khí lên cao bằng


cách dùng nhiều dây dẫn cho 1 pha, các dây sẽ được cùm lại với nhau – nối lại như (hình 2.2), phương pháp này hiệu quả hơn vì vốn đầu tư không lớn.


Hình 2.2. Hình đường dây truyền tải hạn chế vầng quang điện

Bước 3. Kết thúc bài học

GV:

- Nhận xét tinh thần, thái độ làm việc, kết quả học của từng nhóm; phê bình hoặc khen thưởng các nhóm có tinh thần học không tích cực hoặc tích cực; những điều cần rút kinh nghiệm qua bài học này…

- Những kiến thức SV cần phải bổ sung thêm sau bài học này:

+ Thiết kế đường dây truyền tải điện;

+ Những điểm chính khi thiết kế phần cơ đường dây truyền tải;

+ Thiết kế hệ thống nối đất: Nối đất an toàn, nối đất bảo vệ;

+ Tính toán tổn thất của một hệ thống điện.

- Ra bài tập về nhà: Trong hệ thống nối đất, dàn nối đất an toàn nối vỏ ngoài thiết bị ta nên dùng loại ống thép đen hay bằng đồng đóng xuống đất? phân tích ưu nhược điểm?

- Yêu cầu:

+ SV làm việc theo nhóm, nghiên cứu các tài liệu, trang Web có liên quan đến kiến thức: Hệ thống nối đất; nghiên cứu các nguyên liệu liên quan đến hệ thống nối đất..v..v. kết quả thảo luận sẽ được trình bày và thảo luận vào buổi học tiếp theo.

+ Tham khảo giáo trình:

Nguyễn Hoàng Việt (2004) , Thiết kế hệ thống điện, Đại học Quốc gia TPHCM: Các thông số của đường dây truyền tải trên không.

Quyền Huy Ánh (2010), Giáo trình an toàn điện, Trường đại học Sư

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí