Kết Quả Điều Tra, Khảo Sát Và Đánh Giá Hiện Trạng Nước Cấp Tập Trung Thành Phố Uông Bí

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Kết quả điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng nước cấp tập trung thành phố Uông Bí

3.1.1. Hiện trạng nguồn nước đầu vào

Nguồn nước mặt a, Hồ Yên Lập [11]

Hồ Yên Lập là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất tỉnh Quảng Ninh, công trình được khởi công năm 1978 và khánh thành, bàn giao cho đơn vị quản lý sử dụng vào năm 1982, năm 2005 công trình tiếp tục được đầu tư nấng cấp. Khu vực đầu mối hồ (gồm đập tạo hồ và các công trình khác) thuộc địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Uông Bí khoảng chừng 15 km về hướng Bắc. Hồ hình thành do việc chặn dòng sông Míp và suối Vạn Nho, theo thiết kế hồ có thể phục vụ mục đích cung cấp nước tưới cho khoảng 10,067 ha đất nông nghiệp, đồng thời có chức năng điều hoà nguồn nước, cấp nước phục vụ sinh hoạt và các ngành kinh tế khác như nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, cấp nước cho đảo Cát Hải, giảm xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường sinh thái hạ lưu sông Yên Lập. Hồ Yên Lập là một trong những công trình thủy lợi lớn nhất tại Việt Nam thời kỳ những năm 1970.

Hồ có các hạng mục công trình chính sau: Đập đất ngăn sông dài 270 m, cao 40 m và các đập phụ; Cống gồm 2 ống, đường kính ống D1750 mm, chiều dài toàn bộ cống 160 m; Hệ thống kênh tưới dài 560 km, trong đó kênh chính 25 km, kênh cấp 1 là 115 km, kênh cấp 2, 3, 4 là 152 km. Hồ có các thông số kỹ thuật sau đây:

- Diện tích lưu vực: 182,6 km2;

- Dung tích toàn bộ: 127,5 triệu m3;

- Dung tích hữu ích: 118,12 triệu m3;

- Dung tích chết: 9,38 triệu m3;

- Cao trình tường chắn sóng: + 33,5 m;

- Cao trình đỉnh đập: + 32,5 m;

- Cao trình ngưỡng tràn: + 23,5 m;

- Cao trình mực nước dâng bình thường: + 29,5 m

- Cao trình mực nước chết: + 11,5 m;

- Cao trình đáy cống: + 6 m;

- Cao trình mực nước gia cường: + 31,37 m

Trữ lượng tài nguyên nước của hồ Yên Lập khá lớn, ước tính khoảng 128km3. Nguồn nước mặt hồ Yên Lập cấp nước đầu vào cho nhà máy xử lý nước Đồng Mây, lưu lượng nước mặt khai thác tối đa của nhà máy là 14.700 m3/ngày.đêm.

b, Sông Vàng Danh

Sông Vàng Danh là hợp lưu của 2 con suối: suối Uông Thượng Đông, suối Uông Thượng Tây. Suối Uông Thượng là một trong hai con suối lớn của thành phố Uông Bí được sinh thủy từ ngọn núi Yên Tử, đồng thời là thượng nguồn sông Vàng Danh. Các nhánh suối nhỏ của suối Uông Thượng bắt nguồn từ địa hình cao phía Tây của dãy núi Bảo Đài – Yên Tử, chạy theo hướng Bắc Nam, cắt qua các địa tầng chứa than chảy vào suối Uông Thượng nên nhìn chung lòng các con suối thường rộng từ 3 ÷ 10 m nằm trên địa hình dốc, lưu lượng suối phụ thuộc vào nước mưa sau trận mưa rào to từ 30 phút đến 1 giờ lưu lượng suối tăng lên rất nhanh, hình thành dòng chảy xiết sau khi ngừng mưa.

Sông Vàng Danh là đoạn hợp lưu phía dưới của suối Uông Thượng, chảy qua địa hình có độ dốc thấp, tương đối bằng phẳng nên lưu vực suối có độ dốc vừa phải, chiều rộng lòng suối lớn, khoảng hơn 10m, chiều dài kéo dài dọc theo con đường vận chuyển than của khu vực Vàng Danh, với tổng chiều dài khoảng 3km. Về mùa mưa lưu lượng nước suối rất lớn, vào mùa khô lưu lượng nước giảm đáng kể.

Trên đoạn sông Vàng Danh chảy qua khu vực Lán Tháp, xây dựng một đập ngăn nước và hệ thống bể chứa nước cung cấp cho nhà máy nước Vàng Danh.

Lưu lượng nước sông vào mùa mưa vào khoảng 1,2m3/s; vào mùa khô lượng

nước ít hơn. Lưu lượng nước suối cấp cho nhu cầu sử dụng của nhà máy nước Lán Tháp là 2500m3/ngày.đêm.

Nguồn nước ngầm các giếng khoan [9].

Các giếng khoan: 462, 462A đều thuộc khu 7, phường Vàng Danh, thành phố

Uông Bí. Vị trí các giếng khoan này nằm cách trung tâm thành phố Uông Bí khoảng 10km về phía Đông Bắc. Vị trí tọa độ các giếng khoan thể hiện trong bảng 3-1.

Bảng 3- 1: Tọa độ các giếng khoan nước ngầm


TT

Số hiệu lỗ khoan khai thác

Tọa độ

X

Y

1

LK458

402 488,792

23 345 91, 166

2

LK462

402 147, 250

23 345 89, 49

3

LK462A

402 398, 598

23 346 05, 633

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

(Nguồn: Cty thi công và cấp nước Quảng Ninh, 2010)


Theo đề án khai thác nước dưới đất đối với 3 lỗ khoan 462, 462A, 458 do Công ty thi công và cấp nước Quảng Ninh thực hiện thì phân vị địa tầng địa chất thuỷ văn của các lỗ khoan trên gồm có:

-Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích không phân chia (q)

-Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen dưới - trên (qp).

-Tầng chứa nước khe nứt phong phú Hệ Trias, thống hạ, Hệ Pecmi, thống thượng (t1 - p2)

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích không phân chia (q)

Nước lỗ hổng- nước dưới đất tồn tại, vận động trong lỗ hổng giữa các hạt đất đá bở rời coi là nước lỗ hổng. Trong vùng nghiên cứu nước lỗ hổng gắn liền với các trầm tích Đệ tứ.

Tại địa điểm thăm dò tầng chứa nước này quá mỏng, hạt mịn và chứa sét nhiều. Tầng chứa nước có chiều dày nhỏ, không liên tục được thành tạo ở các độ cao khác nhau quá lớn, không có giá trị cho việc khai thác nước. Tại lỗ khoan 458 có chiều dày từ 0,0 – 0,6 m, lỗ khoan 462 có chiều dày từ 0,0 – 1,0 m; lỗ khoan 462A có chiều dày từ 0,0- 0,4 m.

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp)

Đây là tầng chứa nước kém, có đặc điểm diện phân bố hẹp và nông, chúng có dạng kéo dài gần theo hướng đông tây, không lộ ra trên mặt, bên trên nó bị trầm tích trẻ phủ kín, tài liệu khoan cho thấy tầng rất mỏng, thành phần chủ yếu là cát hạt

mịn,sét, cuội, sỏi... bở rời, lẫn mùn thực vật màu xám đen, do vậy không có khả năng cấp nước. Tại lỗ khoan 458 có chiều dày từ 0,6 -18,5m; lỗ khoan 462 có chiều dày từ 1,0- 16,5 m; lỗ khoan 462A có chiều dày từ 0,4 – 15,0 m.

Tầng chứa nước khe nứt phong phú Hệ Trias, thống hạ, Hệ Pecmi, thống thượng (t1-p2)

Trong vùng nghiên cứu các đá thuộc tầng này lộ ra ở rìa phía bắc vùng nghiên

cứu. Đặc trưng cho phần trên của mặt cắt thuộc địa tầng p2- t1 là các đá có màu xám, xám đen chứa cacbonat và kẹp các thấu kính đá vôi, sét vôi, cuội dăm vôi. Các đá của tầng này nứt nẻ nhiều. Hệ thống nứt nẻ dày đặc, có nhiều các mạch thạch anh xuyên cắt dày từ 2-10cm.

Tại lỗ khoan 458 bắt gặp địa tầng này từ 18,5m; lỗ khoan 462 bắt gặp địa tầng này từ 16,5 m; lỗ khoan 462A bắt gặp địa tầng này từ 15,0 m

Trữ lượng nước ngầm của các giếng khoan [13]: Cả 3 lỗ khoan LK 458, LK 462A, LK462 đều là tầng chứa nước phong phú (t1-p2). Nguồn cấp nước cho tầng là nước mưa rơi trên mặt đất thấm xuống, trong thung lũng chân núi, các đứt gẫy sâu có liên quan trong vùng và qua các "Cửa sổ địa chất thuỷ văn”. Miền tiêu thoát nước là các con suối cắt qua tầng, nơi có bề mặt địa hình thấp qua các điểm xuất lộ tự nhiên. Kết quả khoan thăm dò – khai thác đối với 3 lỗ khoan như trong bảng 3-2.

Bảng 3- 2: Kết quả khoan thăm dò –khai thác LK 458, LK 462A, LK462



T T


Số hiệu LK

Chiều sâu LK

(m)

Mực nước tĩnh(m)

Mựcnước động (m)

Mực nước hạ thấp

(m)

Lưulượng

Tỷlưu lượng q (l/sm)


l/s


m3/ngày

1

458

105,0

5,6

16,56

10,96

6,9

561

0,63

2

462

114,0

4,6

14,69

10,09

10,0

860

1,0

3

462A

110,0

5,68

9,7

4,02

10,0

864

2,5


(Nguồn: Cty thi công và cấp nước Quảng Ninh, 2010)

Nhìn chung, khả năng chứa nước giữa các lỗ khoan là không đồng đều. Tổng trữ lượng nước của cả 3 giếng khoan là 2285m3/ngày.đêm.

Lưu lượng khai thác hiện tại và chế độ khai thác của từng giếng được thống kê trong bảng 3-3.

Bảng 3- 3: Tổng hợp lưu lượng khai thác và chế độ khai thác của các giếng



TT


Số hiệu LK


Chiều sâu LK(m)


Lưu lượng khai (m3/ngàyđêm)

Mực nước động bơm thí nghiệm (m)

Mực nước động cho phép khi khai thác

(m)


Chế độ khai thác (giờ/ngày)

1

458

105,0

500

16,56

40,0

20/24

2

462

114,0

700

14,69

40,0

20/24

3

462A

110,0

800

9,7

40,0

20/24

(Nguồn: Cty thi công và cấp nước Quảng Ninh, 2010)

Tổng lưu lượng khai thác sử dụng của cả 3 giếng khoan là 2000m3/ngày.đêm. Toàn bộ lượng nước ngầm khai thác tại các lỗ khoan này đều cung cấp cho nhà máy nước Lán Tháp.

Như vậy, nguồn cấp nước đầu vào cho hệ thống cấp nước tập trung của thành phố Uông Bí gồm 2 nguồn nước, đó là: nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt lấy từ nguồn nước sông Vàng Danh và hồ Yên Lập. Nguồn nước ngầm được cung cấp từ 3 giếng khoan: giếng khoan 462, giếng khoan 462A, giếng khoang 458.

Bảng 3- 4: Phân bố lưu lượng cấp của từng nguồn cấp đầu vào hệ thống


TT

Tên nguồn

Trữ lượng nước

Lưu lượng cấp

(m3/ngày.đêm)

Địa điểm cấp

1

Sông Vàng

Danh

1,2m3/s

14700

Nhà máy nước

Vàng Danh

2

Hồ Yên Lập

128km3

2500

Nhà máy nước

Đồng Mây

3

Các giếng

khoan

2285 m3/ngày/đêm

2000

Nhà máy nước

Vàng Danh

Tổng

19200



Biều đồ 3 1 Tỷ lệ phân bố lưu lượng cấp của từng nguồn cấp đầu vào 1

Biều đồ 3- 1: Tỷ lệ phân bố lưu lượng cấp của từng nguồn cấp đầu vào


3.1.2. Đánh giá chất lượng nguồn nước đầu vào

a, Nguồn nước mặt

Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước hồ Yên Lập

Đối với nguồn nước mặt hồ Yên Lập thì chất lượng nước có thể thay đổi và dựa trên những thay đổi của khí hậu, cũng như những quy chế quản lý và vận hành cống thuỷ lợi trong hệ thống tưới của hồ. Chất lượng nước cũng phụ thuộc vào các hoạt động của dân cư sinh sống trong lưu vực hồ Yên Lập và kênh N2. Kết quả khảo sát chất lượng nước hồ Yên Lập vào tháng 8 năm 2013 và tháng 12 năm 2013 thể hiện trong bảng 3-5.

Bảng 3- 5: Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước hồ Yên Lập



TT

Thông số


Đơn vị

QCVN

08:2008/BTNMT

Kết quả

Đợt 1- T8/2013

Đợt 2 - T12/2013

A1

A2

NM4

NM5

NM4

NM5

1

Nhiệt độ

0C

-

-

26,6

27,5

21,8

22,0

2

pH

-

6-8,5

6-8,5

7,5

7,2

6,8

6,7

3

DO

mg/l

≥6

≥5

6,6

5,9

6,0

6,0

4

Độ đục

mg/l

-

-

10,6

12

9,4

10,5

5

TSS

mg/l

20

30

15

17

11

12

6

BOD

mg/l

4

6

6,8

10,1

6,9

11,6

7

COD

mg/l

10

15

10,4

15,1

9,8

12,3

8

NH +

4

mg/l

0,1

0,2

0,588

0,63

0,464

0,485

9

PO 3-

4

mg/l

0,1

0,2

0,293

0,305

0,309

0,329

10

Coliform

MPN/100ml

2500

5000

16

30

20

30


Ghi chú:

- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- Cột A1: Nước mặt sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác

- Cột A2: Nước mặt sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp.

Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước mặt sông Vàng Danh

Nước sông Vàng Danh cũng thay đổi đặc tính chất lượng theo mùa: vào mùa mưa lũ, chất lượng nước bẩn hơn so với mùa khô. Kết quả khảo sát chất lượng nước sông Vàng Danh vào tháng 8 năm 2013 và tháng 12 năm 2013 thể hiện trong bảng 3-6.

Bảng 3- 6: Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước sông Vàng Danh



TT


Thông số


Đơnvị

QCVN

08:2008/BTNMT

Kếtquả

Đợt1-T8/2013

Đợt2-T12/2013


A1


A2


NM1


NM2


NM3


NM1


NM2

NM

3

1

Nhiệtđộ

0C

-

-

27,3

26,8

27,0

20,9

20,4

21,6

2

pH

-

6-8,5

6-8,5

6,4

6,3

6,4

6,2

6,2

6,6

3

DO

mg/l

≥6

≥5

6,0

6,9

6,5

5,9

6,1

5,9

4

Độđục

mg/l

-

-

9

10

37

5

4

14,2

5

TSS

mg/l

20

30

7

12

66

4

5

42

6

BOD

mg/l

4

6

4,7

4,4

15,8

4,1

4,1

12,7

7

COD

mg/l

10

15

5,3

7,6

27,8

4,7

6,2

21,4


8


NH +

4


mg/l


0,1


0,2

0,05

6

0,09

8

1,02

2

0,04

9

0,08

4

1,24

7


9


PO 3-

4


mg/l


0,1


0,2

0,02

5

0,01

7

0,40

2

0,02

9

0,04

1

0,51

4

10

Coliform

MPN/100ml

2500

5000

3

6

2700

2

2

130


Ghi chú:

- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- Cột A1: Nước mặt sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác

- Cột A2: Nước mặt sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp

Đánh giá chất lượng nước mặt hồ Yên Lập và sông Vàng Danh

Từ kết quả phân tích các thông số chất lượng nguồn nước hồ Yên Lập và sông Vàng Danh ở trên, tiến hành lập các biểu đồ so sánh, đánh giá từng thông số chất lượng và tiến hành tính toán chỉ số WQI theo Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật tính toán chỉ số chất lượng nước ban hành kèm quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01/7/2011

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí