Nội Dung 1. Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Kỹ Thuật Góp Phần Tăng Năng Suất, Hiệu Quả Sản Xuất Cà Chua Tại Đbsh.


Chương II

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Tập đoàn gồm 80 tổ hợp lai dạng bán hữu hạn và 62 tổ hợp lai dạng hữu hạn có nguồn gốc nhập nội từ Thái Lan và Ấn Độ bởi công ty TNHH Syngenta Việt Nam được sử dụng làm nguồn vật liệu để khảo sát, tuyển chọn các giống cà chua triển vọng. Giống đối chứng dạng bán hữu hạn là giống Grandeva và DV269, giống đối chứng dạng hữu hạn là HT42 và VL2004 (Phụ lục 2).

Mười giống triển vọng tuyển chọn từ thí nghiệm khảo sát tập đoàn gồm 5 giống dạng bán hữu hạn (TAT072672, Savior, TAI786, TAT08-1072, TAT08- 1336) và 5 giống dạng hữu hạn (TAT071001, TAT071004, TAT062659, TAT08-

1266 và TAT08-1336) được sử dụng trong các thí nghiệm đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng để xác định giống triển vọng phù hợp cho ĐBSH.

Ba giống triển vọng Savior, TAT072672 (Hồng ngọc), TAT062659 đại diện cho 2 nhóm giống được sử dụng trong các thí nghiệm hoàn thiện qui trình kỹ thuật trồng cà chua triển vọng thương phẩm tại ĐBSH.

Ba giống gốc ghép là Cà tím EG203, Cà chua Hawaii 7996 và Cà gai (Solanum incannum L.) được sử dụng làm gốc ghép trong thí nghiệm đánh giá hiệu lực của gốc ghép trên giống cà chua Savior trong điều kiện trái vụ ở ĐBSH. Giống cà tím EG203 và giống cà chua Hawaii7996 được nhập nội từ AVRDC, Giống Cà gai có nguồn gốc bán hoang dại được thu thập tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Việt Nam.

Các loại phân bón: Đạm Urê 46,6% N, phân Supe lân Lâm Thao 16,5% P2O5, KCL 60% K2O, Phân NPK đầu trâu 13-13-13+TE.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Nội dung 1. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật góp phần tăng năng suất, hiệu quả sản xuất cà chua tại ĐBSH.

Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng - 8

2.2.1.1. Biến động của điều kiện thời tiết, khí hậu tại ĐBSH giai đoạn 2008-2012 và sự biến động thời vụ trồng cà chua ở giai đoạn này.

2.2.1.2. Thực trạng sản xuất cà chua tại một số tỉnh thuộc ĐBSH. Xác định yếu tố hạn chế và đưa ra giải pháp kỹ thuật góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh tế sản xuất cà chua tại ĐBSH.

2.2.2. Nội dung 2. Nghiên cứu xác định bộ giống cà chua phù hợp cho vùng ĐBSH

2.2.2.1. Thí nghiệm 1. Khảo sát tập đoàn giống cà chua


2.2.2.2. Thí nghiệm 2. Đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng của bộ giống triển vọng

2.2.2.3. Khảo nghiệm sản xuất các giống cà chua có triển vọng

2.2.3. Nội dung 3. Hoàn thiện kỹ thuật canh tác cho các giống triển vọng

2.2.3.1. Thí nghiệm 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, năng suất và khả năng chống chịu bệnh hại của giống Savior

2.2.3.2. Thí nghiệm 4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và tình hình nhiễm sâu bệnh hại của giống TAT072672 trong vụ Xuân Hè và Thu Đông.

2.2.3.3. Thí nghiệm 5. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và tình hình nhiễm sâu bệnh hại của giống TAT072672 trong vụ Xuân Hè và Thu Đông.

2.2.3.4. Thí nghiệm 6. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và tình hình nhiễm sâu bệnh hại của giống TAT062659 trong vụ Đông.

2.2.3.5. Thí nghiệm 7. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và tình hình nhiễm sâu bệnh hại của giống TAT062659 trong vụ Đông.

2.2.3.6. Hoàn thiện qui trình kỹ thuật canh tác cho các giống triển vọng tại ĐBSH.

2.2.3.7. Xây dựng mô hình trình diễn các giống triển vọng.

2.2.4. Nội dung 4. Hoàn thiện qui trình ghép cà chua và đánh giá hiệu quả của sản xuất cà chua Savior ghép ở ĐBSH

2.2.4.1. Thí nghiệm 8. Xác định gốc ghép, tiêu chuẩn gốc ghép và tuổi cây ghép phù hợp cho giống cà chua Savior.

2.2.4.2. Thí nghiệm 9. Đánh giá mức độ kháng bệnh héo xanh vi khuẩn của cà chua Savior và gốc ghép Hawaii7996 và ảnh hưởng của các isolate vi khuẩn đến các mẫu giống cà chua .

2.2.4.3. Thí nghiệm 10: Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng thích ứng và năng suất của cà chua Savior ghép trên các loại gốc ghép khác nhau trong vụ Thu Đông và Xuân Hè tại ĐBSH.

2.2.4.3. Xây dựng và đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình cà chua Savior ghép ở một số địa phương trong vụ Thu Đông ở ĐBSH.

2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.3.1. Địa điểm


Điều tra tình hình sản xuất cà chua được thực hiện tại các hộ nông dân, đại lý bán hàng, người gieo cây giống... tại 3 điểm thuộc ĐBSH là Hoài Đức - Hà Nội; Yên Mỹ - Hưng Yên và Tiên Lãng - Hải Phòng.

Điều tra cơ cấu giống và diện tích trồng thông qua số liệu thứ cấp thu thập từ sở Nông nghiệp và PTNT của các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định.

Toàn bộ các thí nghiệm về khảo sát tập đoàn; so sánh, đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng của các giống triển vọng; các thí nghiệm về thời vụ, mật độ trồng, chế độ phân bón cho giống cà chua Savior, giống TAT072672 và giống TAT062659 được thực hiện tại HTX Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Khảo nghiệm sản xuất các giống triển vọng được thực hiện tại Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Nam Định.

Các thí nghiệm về nghiên cứu Qui trình ghép được thực hiện tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của gốc ghép được tiến hành tại Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc và Hoài Đức, Hà Nội.

Thí nghiệm đánh giá mức độ kháng bệnh héo xanh vi khuẩn cho các giống được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Rau Quả.

Mô hình trồng cà chua ghép được thực hiện tại: Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; Hoài Đức, Hà Nội; Nam Sách, Hải Dương và Tiên Lãng, Hải Phòng.

2.3.2. Thời gian

Thí nghiệm khảo sát tập đoàn được thực hiện trong vụ Đông Xuân năm 2008- 2009.

Thí nghiệm đánh giá so sánh các giống triển vọng và khảo nghiệm sản xuất được thực hiện năm 2009-2011.

Thí nghiệm về thời vụ, mật độ và chế độ phân bón, xây dựng mô hình trình diễn trên cơ sở mật độ và chế độ phân bón xác định được thực hiện năm 2010- 2011.

Thí nghiệm khảo nghiệm giống gốc ghép, hoàn thiện qui trình ghép và đánh giá hiệu quả của cà chua Savior ghép, xây dựng mô hình trình diễn cà chua Savior ghép được thực hiện năm 2011-2013.

Thí nghiệm đánh giá khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn cho gốc ghép và cà chua Savior thực hiện năm 2014.

Điều tra hình hình sản xuất cà chua tại ĐBSH được thực hiện trong 2 năm 2010-2011.


2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra tình hình sản xuất cà chua tại ĐBSH.

Thu thập thông tin thứ cấp về khí tượng nông nghiệp, đất đai và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các điểm nghiên cứu từ các phòng, ban ngành liên quan như Sở, phòng Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, Trung tâm khuyến nông, các phòng Thống kê, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn...

Phỏng vấn trực tiếp người dân theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) và điều tra nông thôn cùng tham gia (PRA). Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn bằng phiếu điều tra với nội dung định sẵn (Phụ lục 2).

Phỏng vấn người thạo tin (KIP): Mỗi địa phương chọn 30 hộ nông dân, 5-10 nhà vườn và 3 đại lý bán hạt giống rau để phỏng vấn độc lập.

Phỏng vấn nhóm (Group Interview): Mỗi địa phương chọn làm việc với 2 nhóm nông dân tại 02 địa phương khác nhau có diện tích trồng cà chua lớn, mỗi địa phương chọn 50-60 người, chia thành các nhóm nhỏ để thảo luận về tình hình dịch hại, những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong sản xuất cà chua...

Phân tích hệ thống, phân tích SWOT để đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của sản xuất.

2.4.2. Phương pháp bố trí các thí nghiệm đồng ruộng

Thí nghiệm 1. Nghiên cứu khảo sát tập đoàn giống cà chua mới gồm 80 giống dạng bán hữu hạn và 62 giống dạng hữu hạn được nhập nội từ Thái Lan và Ấn Độ để xác định bộ giống triển vọng.

Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2008-2009 với 80 giống dạng bán hữu hạn và 62 giống dạng hữu hạn, bao gồm cả 4 giống tốt đã được xác định từ kết quả luận văn thạc sĩ năm 2008 (giống Savior, giống TAI786, giống TAT071101 và giống TAT071104)[33]. Giống đối chứng dạng bán hữu hạn là giống Grandeva và DV269, giống đối chứng dạng hữu hạn là HT42 và VL2004 (Phụ lục 4).

Bố trí thí nghiệm theo phương pháp tuần tự, không nhắc lại, 2 giống đối chứng được nhắc lại sau 10 giống, mỗi mẫu giống trồng 12,0m2 (30 cây/ô). Ngày gieo: 15/11/2008, Ngày trồng: 7/12/2008. Phân bón cho thí nghiệm (tính trên 1ha) là: 25 tấn phân chuồng, 1385 kg vôi bột, NPK tương đương 150 N+180 P2O5+200K2O.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch theo Qui phạm khảo nghiệm VCU của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 10 TCN-2004 [3].


Thí nghiệm 2: Đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng của các giống triển vọng trong ba vụ trồng khác nhau: Vụ Thu Đông, Vụ Đông và vụ Xuân Hè ở ĐBSH để xác định giống phù hợp.

10 giống triển vọng tham gia thí nghiệm gồm: 5 giống thuộc dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn TAT072672, TAI786, Savior, TAT081072, TAT081119 và 5 giống thuộc dạng hình sinh trưởng hữu hạn TAT062659, TAT071001, TAT071004, TAT081266 và TAT081336. Giống đối chứng dạng bán hữu hạn là Grandeva (Công ty Seminis), giống đối chứng dạng hữu hạn là HT42 (Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội). Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, diện tích ô 20m2. Mật độ trồng cho nhóm giống bán hữu hạn là 28,5

nghìn cây/ha, nhóm hữu hạn là 35,7 nghìn cây/ha. Phân bón cho thí nghiệm (tính trên 1ha) là: 25 tấn Phân chuồng, 1385 kg vôi bột, NPK tương đương 150 kg N+180 kg P2O5+200kg K2O.

Thời điểm gieo trồng: Vụ Thu Đông: Gieo 15/7/2009 trồng 10/8/2009; Vụ

Đông: Gieo 10/9/2009, trồng 5/10/2009; Vụ Xuân Hè: Gieo 23/12/2009, trồng 18/1/2010.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch theo Qui phạm khảo nghiệm VCU của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 10 TCN-2004 [3].

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, năng suất và khả năng chống chịu bệnh hại của giống Savior

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, mỗi ô 12,0 m2. Đã tiến hành với 12 công thức thời vụ (TV) khác nhau, thời điểm tiến hành trồng từ 20/7/2009 đến 20/2/2010. Vụ Hè Thu gồm 2 thời vụ: Trồng ngày 20/7 và 30/7; Vụ Thu Đông gồm 3 thời vụ: Trồng ngày 10/8; 20/8 và 30/8; Vụ Đông gồm 3 thời vụ: Trồng ngày 5/10; 15/10 và 25/10; Vụ Xuân Hè gồm 4 thời vụ: Trồng ngày 15/1; 25/1; 5/2 và 20/2.

Trồng thí nghiệm với khoảng cách giữa hàng và giữa cây là 70cm x 50 cm. Phân bón cho thí nghiệm (tính trên 1ha) là: Phân chuồng 25 tấn, vôi bột 1385kg, phân NPK tương đương 150kg N+180kg P2O5+ 200 kgK2O.

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát

triển, năng suất và tình hình nhiễm sâu bệnh hại của giống TAT072672 trong vụ Xuân Hè và Thu Đông.

Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, mỗi ô 12,0 m2 với 5 công thức mật độ trên 1ha là : 40,8 nghìn, 35,7 nghìn, 31,7 nghìn, 28,6 nghìn, 25,9 nghìn cây tương ứng với khoảng cách trồng (cây x cây) là 35cm, 40cm, 45cm, 50cm và 55cm, hàng cách hàng 70cm.


Vụ Xuân Hè, gieo ngày 30/1/2010, trồng ngày 26/2/2010. Vụ Thu Đông, gieo ngày 4/8/2010, trồng ngày 27/8/2010. Phân bón sử dụng trong thí nghiệm (tính trên 1ha) là: 25 tấn phân chuồng + 1385 kg vôi bột + 150kgN + 200kg P2O5

+ 200kg K2O.

Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và nhiễm sâu bệnh hại của giống TAT072672 trong vụ Xuân Hè và Thu Đông.

Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, mỗi ô 12,0 m2. Mỗi thí nghiệm gồm 6 công thức tương ứng với tỷ lệ N:P:K như sau: CT1: 120:150:150; CT2: 120:180:180; CT3: 150:180:200; CT4: 150:200:200; CT5:

180:180:180; CT6: 180:200:200. Trong đó CT3 là đối chứng, Phân bón nền (tính trên 1ha) gồm: 25 tấn phân chuồng + 1385 kg vôi bột.

Vụ Xuân Hè, gieo ngày 30/1/2010, trồng ngày 26/2/2010. Vụ Thu Đông, gieo ngày 4/8/2010, trồng ngày 27/8/2010. Mật độ trồng áp dụng trong thí nghiệm là 28,6 nghìn cây/ha.

Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và nhiễm sâu bệnh hại của giống TAT062659 trong vụ Đông.

Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, mỗi ô 12,0 m2. Giống triển vọng TAT062659 được trồng với 5 công thức mật độ cho 1ha là : 40,8 nghìn, 35,7 nghìn, 31,8 nghìn, 28,6 nghìn, 25,9 nghìn cây tương ứng với khoảng cách trồng (cây x cây) là 35cm, 40cm, 45cm, 50cm và 55cm, hàng cách hàng 70cm, công thức đối chứng là 35,7 nghìn cây/ha.

Giống được gieo vào ngày 25/8/2010, trồng ngày 18/9/2010. Phân bón sử dụng trong thí nghiệm (tính trên 1ha) là: 25 tấn phân chuồng + 1385 kg vôi bột

+150kgN + 180kg P2O5 + 200kg K2O.

Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và nhiễm sâu bệnh hại của giống TAT062659 trong vụ Đông.

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, mỗi ô 12,0m2. Giống TAT062659 được trồng với 8 công thức liều lượng phân bón tương ứng với tỷ lệ N:P:K như sau:. CT1: 120:150:150; CT2: 120:180:180; CT3: 150:180:200; CT4: 150:200:200; CT5: 180:180:180; CT6: 180:200:200. Phân bón

nền (tính trên 1ha) là 25 tấn phân chuồng + 1385 kg vôi bột. Công thức đối chứng là CT3.

Giống được gieo vào ngày 25/8/2010, trồng ngày 18/9/2010. Khoảng cách trồng áp dụng trong thí nghiệm là 70x40cm.

Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc các thí nghiệm ( thí nghiệm 1- thí nghiệm 7)


Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá tuân theo qui phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống cà chua (VCU) của Bộ Nông nghiệp và PTNT số 10 TCN-2004 [4]. Gieo ươm cây con theo qui trình kỹ thuật gieo ươm cây giống cà chua trong Yêu cầu kỹ thuật của Bộ NN&PTNT số 10 TCN638-2005 [4] cụ thể như sau:

Hạt giống được gieo trên vườn ươm trong nhà lưới, đảm bảo tránh được mưa to, gió lớn. Vườn ươm được sử lý các loại sâu bệnh gây hại. Khi cây đạt tiêu chuẩn trồng (4-5 lá thật, thân cứng, không sâu bệnh) thì trồng ra ngoài đồng ruộng.

+ Khoảng cách trồng: Cây cách cây 50 cm, hàng cách hàng 70cm (không bao gồm thí nghiệm về mật độ)

Lượng phân bón cho 1sào bắc bộ - 360 m2 (không bao gồm thí nghiệm về phân

bón) và cách bón:

+ Phân chuồng 900 kg + 50 kg vôi bột + 160 kg P2O5, bón lót toàn bộ trước khi trồng.

+ Thúc 1: (sau trồng 12 – 15 ngày): 20 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O

+ Thúc 2: (sau trồng 30 – 35 ngày): 50 kg N + 40 kg K2O

+ Thúc 3: (sau trồng 50 – 55 ngày): 30 kg N + 60 kg K2O

+ Lần 4: Sau thu quả đợt 1, bón 30 kg N + 50 kg K2O

+ Lần 5: Sau thu quả đợt 3, bón 20 kg N + 20 kg K2O

+ Tưới nước: Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt

+ Làm giàn, tỉa nhánh: Sau khi cây vươn cao, cắm giàn để giúp cây đứng vững, nhánh phụ được tỉa thường xuyên để tạo điều kiện tập trung dinh dưỡng cho cây. Tỉa bỏ lá bệnh, lá già để tạo độ thông thoáng cho cây và hạn chế sâu bệnh. Phun thuốc phòng trừ nấm, bệnh theo định kỳ.

Thí nghiệm 8 : Nghiên cứu xác định loại gốc ghép và tuổi cây ghép phù hợp cho giống cà chua Savior nhằm hoàn thiện qui trình ghép cây cà chua Savior thương phẩm.

Nội dung đánh giá: Đánh giá động thái tăng trưởng về số lá và đường kính thân của các loại gốc ghép và giống cà chua Savior trong vụ Hè 2011. Đánh giá sự phù hợp giữa gốc ghép và ngọn ghép thông qua các chỉ tiêu sinh trưởng; Xác định tỷ lệ sống của cây ghép

Phương pháp tiến hành:

Đã tiến hành 3 công thức ghép cà chua Savior trên 3 loại gốc ghép: cà tím EG203 và cà chua Hawaii7996 (nhập từ AVRDC), Cà gai (thu thập tại Vĩnh Phúc).


Mỗi công thức ghép thực hiện với 5 khay (84 cây/khay) gốc ghép, nhắc lại 3 lần. Tổng số 420 cây ghép/ công thức.

Giá thể gieo cây phục vụ ghép bao gồm: than bùn 74%, Xơ dừa 20%, phân chuồng 5%, phân lân + vôi khoảng 1%. Giá thể được ủ hoai mục trong vòng 60 ngày làm 2 đợt: đợt 1 ủ 30 ngày có trộn với thuốc trừ nấm Tricodarma, sau đó nghiền nhỏ, loại bỏ các vật cứng, tạp chất và ủ tiếp đợt 2 sau 30 ngày là có thể gieo được. Sử dụng loại khay xốp 84 lỗ/khay.

Sử dụng phương pháp ghép theo Qui trình ghép cà chua trên gốc cà tím của Viện Nghiên cứu Rau Quả [49]. Vật liệu dùng để giữ gốc ghép và ngọn ghép là ống cao su có đường kính 2-3 mm. Hạt cà tím, cà gai được gieo nhiều đợt trước hạt cà chua từ 15-25 ngày, hạt cà chua Hawaii được gieo trước hạt cà chua Savior 1-2 ngày, khi cây cà chua và cây cà tím có từ 3-4 lá thật thì tiến hành ghép.

Cây cà chua sau ghép được đặt trong nhà mát, có sự chăm sóc thường xuyên và luôn giữ độ ẩm ở mức 80-100%. Khi cây hồi xanh thì cho cây thích nghi dần với ánh sáng tự nhiên đến khi cây hoàn toàn mạnh khỏe thì đem trồng ra ruộng.

Thí nghiệm 9: Đánh giá mức độ kháng bệnh héo xanh vi khuẩn của giống cà chua Savior và giống gốc ghép Hawaii7996 bằng phương pháp lây bệnh nhân tạo. Phương pháp tiến hành như sau:

Sử dụng nguồn vi khuẩn được phân lập từ cây bệnh điển hình (h1), tạo khuẩn lạc đặc trưng để lây nhiễm (h2). Sau khi gieo 30 ngày (4-5 lá thật) cây trong khay được nhổ lên trồng vào khay mới. Trồng xong, mỗi cây được tưới 10ml dung dịch vi khuẩn có nồng độ 108cfu/ml (OD=0,3). Cây đã lây nhiễm bệnh luôn được đảm bảo đất đủ ẩm, nhiệt độ 270C – 320C. Đánh giá mức độ nhiễm bệnh theo thang điểm từ 0-5 [155].

Thí nghiệm 10: Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng thích ứng và năng suất của cà chua Savior ghép trên các loại gốc ghép khác nhau ở vụ Hè Thu và Xuân Hè tại ĐBSH.

Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Hè Thu và vụ Xuân Hè năm 2011- 2012, tại 02 điểm nghiên cứu Vĩnh Phúc và Hà Nội.

Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại, mỗi ô 20m2 (50 cây/ô) gồm 3 công thức cây ghép và cà chua không ghép làm đối chứng:

Công thức 1: Cà chua Savior ghép lên cà tím EG203;

Công thức 2: Cà chua Savior ghép lên gốc cà chua Hawaii 7996 ; Công thức 3: Cà chua Savior ghép lên gốc cà gai;

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 11/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí