Đánh Giá Khả Năng Thực Hiện Các Giải Pháp Được Đề Xuất Trong Thời Gian Tới


5.2.4 Đánh giá khả năng thực hiện các giải pháp được đề xuất trong thời gian tới

Trong các giải pháp được đề xuất, các chuyên gia đánh giá giải pháp “Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác liên kết vùng, tìm kiếm và mở rộng thị trường” là có tính khả thi cao nhất đối với ngành du lịch Khánh Hòa. Tiếp sau là các giải pháp về công tác tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa, phát triển các lễ hội truyền thống và giải pháp về phát triển nguông nhân lực phục vụ ngành du lịch. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch tuy có mức độ quan trọng cao nhất nhưng về tính khả thi chỉ đạt mức trung bình so với các giải pháp khác.

Giải pháp “Xây dựng các cơ chế chính sách đối với bảo vệ tài nguyên môi trường tại địa phương” được các chuyên gia đánh giá là có tính khả thi thấp nhất trong các giải pháp được đề xuất.

Bảng 5.4: Khả năng thực hiện các giải pháp được đề xuất trong thời gian tới


Giải pháp nhằm phát triển du lịch Khánh Hòa trong

thời gian tới

Mức độ

quan trọng

Thứ tự

quan trọng

Giải pháp 4.Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du

lịch, hợp tác liên kết vùng, tìm kiếm và mở rộng thị trường

7.220

1

Giải pháp 6.Tăng cường tôn tạo di tích lịch sử, văn

hóa, phát triển các lễ hội truyền thống

7.200

2

Giải pháp 5.Phát triển nguồn nhân lực

7.100

3

Giải pháp 9. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

6.960

4

Giải pháp 3.Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng

6.900

5

Giải pháp 1.Cơ sở hạ tầng du lịch

6.740

6

Giải pháp 2.Tạo nguồn khách ổn định và bền vững

6.740

7

Giải pháp 7.Tăng cường, nâng cao tính trách nhiệm và

khả năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch

6.760

8

Giải pháp 8. Xây dựng các cơ chế chính sách đối với

bảo vệ tài nguyên môi trường tại địa phương

6.440

9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa - 23

Nguồn: Kết quả điều tra chuyên gia năm 2019


5.3 Một số đề xuất kiến nghị

5.3.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung Ương

(1) Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế từ các thị trường trọng điểm là Tây Âu, Bắc Mỹ, Bắc Á đến Khánh Hòa bằng cách nới lỏng chính sách visa, tạo điều kiện để kéo dài thời gian lưu trú cho du khách. Đồng thời đơn giản hóa quy trình, thủ tục thị thực, thị thực điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế.

(2) Xây dựng chiến lược phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa như một cửa ngò cho liên kết du lịch với Tây nguyên và các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận bởi Khánh Hòa là nơi duy nhất có cảng hàng không quốc tế, giao thông thuận lợi giữa các tỉnh lân cận.

(3) Hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến quảng bá điểm đến Khánh Hòa, tổ chức sự kiện quảng bá thường niên mang tầm quốc gia, quốc tế.

5.3.2 Đối với Chính quyền địa phương

Tăng cường sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các Sở ban ngành trong quá trình xây dựng và thực hiện các chiến lược liên quan đến phát triển du lịch như:

(1) Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển du lịch.

(2) Tổ chức, nghiên cứu, đánh giá và thực hiện đào tạo trong lĩnh vực du lịch, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, kỹ năng nghề phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

(3) Khuyến khích các địa phương trong tỉnh liên kết phát triển sản phẩm, kết nối tuyến du lịch, xây dựng hình ảnh, thương hiệu mới cho du lịch Khánh Hòa.

(4) Phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các Sở ban ngành để thực hiện các chiến lược và thực thi chính sách phát triển du lịch một cách đồng bộ và có hiệu quả.


TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Trong chương này, tác giả đã trình bày về quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Khánh Hòa và tổng hợp công cụ SWOT nhằm làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Khánh Hòa hướng tới bền vững. Đồng thời dựa trên kết quả phân tích thực trạng phát triển du lịch thời gian qua và định hướng chiến lược phát triển du lịch Khánh Hòa thời gian tới, luận án đã xây dựng được 09 giải pháp theo quan điểm bền vững đó là, (1) Cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch, (2) Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, (3) Tạo nguồn khách ổn định và bền vững, (4) Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng, (5) Tăng cường, nâng cao tính trách nhiệm và khả năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch, (6) Phát triển nguồn nhân lực, (7) Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác liên kết vùng, tìm kiếm và mở rộng thị trường, (8) Xây dựng các cơ chế chính sách đối với bảo vệ tài nguyên môi trường tại địa phương, (9) Tăng cường tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa, phát triển các lễ hội truyền thống. Tác giả cũng đã kết hợp sử dụng phương pháp chuyên gia đánh giá sơ bộ mức độ quan trọng và tính khả thi của các giải pháp nhằm hướng đến phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa ở hiện tại và tương lai. Cuối cùng trong chương này tác giả đã đưa ra một số đề xuất kiến nghị đối với cơ quan Trung Ương và chính quyền địa phương với mục tiêu phát triển du lịch Khánh Hòa theo hướng bền vững, góp phần đưa du lịch Khánh Hòa trở thành điểm đến không chỉ của cả nước mà của cả khu vực và thế giới.


KẾT LUẬN

Phát triển bền vững du lịch là một lĩnh vực khoa học đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu và cho đến nay vẫn còn sức thu hút quá lớn đối với nhiều thế hệ và nhiều lĩnh vực quan tâm chia sẻ.

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là vận dụng lý luận và thực tiễn phát triển bền vững du lịch trên thế giới để đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Khánh Hòa, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên gia, phương pháp định lượng, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích và tổng hợp để trình bày các kết quả một cách có hệ thống về hoạt động du lịch tại Khánh Hòa.

Kết quả phân tích thực trạng phát triển du lịch cho thấy du lịch Khánh Hòa đạt được những mặt mạnh về góc độ kinh tế như (1) Tốc độ tăng trưởng lượt khách trong và ngoài nước cũng như doanh thu tăng đều liên tục qua các năm cho thấy mức độ phát triển lâu dài và ổn định, (2) Mức độ đóng góp của ngành du lịch vào ngân sách địa phương, tạo việc làm và nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng địa phương, (3) Thu hút được nhiều nhà đầu từ vào phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch với chất lượng và tầm ảnh hưởng quốc tế. Về góc độ xã hội, (1) Đã thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch và tạo cơ hội cho du lịch được phát triển hướng đến tính bền vững; (2) Đã chú trọng hơn đến công tác bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, phát huy giá trị văn hóa của địa phương nhằm hỗ trợ du lịch phát triển bền vững. Dưới góc độ môi trường, môi trường du lịch Khánh Hòa vẫn được đánh giá đang trong ngưỡng quy định, tuy nhiên trước những tác động đã và đang có nguy cơ tổn hại đến môi trường sinh thái, các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch cũng như du khách và cộng động địa phương phải luôn có ý thức trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ môi trường vì một mục tiêu phát triển bền vững du lịch.

Đồng thời thông qua quá trình phân tích đánh giá cũng chỉ ra được những hạn chế như, (1) Cơ cấu nguồn khách chưa đa dạng, (2) Thời gian lưu trú và chi tiêu của du


khách thấp, (3) Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, (4) Số lượng lao động thiếu, chất lượng lao động còn thấp, (5) Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch còn hạn chế,

(6) Môi trường du lịch chưa thực sự đảm bảo.

Cuối cùng tác giả Luận án đã đề xuất được chín giải pháp như: (1) Cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch, (2) Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch (3) Tạo nguồn khách ổn định và bền vững, (4) Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng, (5) Tăng cường, nâng cao tính trách nhiệm và khả năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch, (6) Phát triển nguồn nhân lực, (7) Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác liên kếtvùng, tìm kiếm và mở rộng thị trường, (8) Xây dựng các cơ chế chính sách đối với bảo vệ tài nguyên môi trường tại địa phương, (9) Tăng cường tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa, phát triển các lễ hội truyền thống nhằm góp phần phát triển du lịch Khánh Hòa theo hướng bền vững và đưa du lịch Khánh Hòa trở thành điểm đến không chỉ của cả nước mà của cả khu vực và thế giới.

Mặc dù với nhiều nỗ lực cố gắng nhưng do kiến thức nghiên cứu du lịch còn hạn chế, nên Luận án của tác giả không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả hy vọng rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp để nghiên cứu của tác giả được hoàn thiện hơn.



TIẾNG VIỆT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Đình Thanh (2000). Xã hội học Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI. Tạp chí xã hội học, 1(69), 3-8.

Châu Quốc Tuấn & Nguyễn Thị Minh Hiền (2014). Đánh giá phát triển du lịch biển đảo bền vững Vịnh Bái Tử Long. Tạp chí Khoa học và phát triển, 12(6),

895-905.

Dương Hoàng Hương (2017). Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ. Luận án tiến sỹ. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Đào Trung Kiên và cộng sự (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng dịch vụ Fastconnect của Mobifone – Nghiên cứu trường hợp các tỉnh miền núi phía Bắc. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 210(2), 120-130.

Đinh Kiệm (2013). Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Hà Thái (2017). Một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững trên thế giới. Truy xuất từ http://itdr.org.vn/mot-so-kinh-nghiem-phat-trien-du-lich-ben-vung- tren-the-gioi/

Hà Thái (2019). Một số vấn đề trong phát triển du lịch bền vững đảo Phú Quốc, Kiên Giang. Truy xuất từ http://itdr.org.vn/mot-so-van-de-trong-phat-trien- du-lich-ben-vung-dao-phu-quoc-kien-giang/

Huỳnh Đăng (2018). Phát triển du lịch Vịnh Hạ Long theo hướng bền vững. Truy xuất từ http://baoquangninh.com.vn/du-lich/201808/phat-trien-du-lich-vinh- ha-long-theo-huong-ben-vung-2397552/

Lê Chí Công & Huỳnh Cát Dương (2013). Ứng dụng mô hình IPA đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch biển Nha Trang. Tạp chí thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội, 2013(88), 32-39.

Lê Chí Công (2013). Luận bàn về quan điểm phát triển du lịch bền vững và không bền vững. Kỷ yếu hội thảo khoa học phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang-Khánh Hòa.


Lê Chí Công (2015). Xây dựng chỉ tiêu đánh giá du lịch bền vững: Nghiên cứu điển hình tại thành phố Nha Trang. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 2015(217), 56-64.

Lưu Đức Hải & Nguyễn Ngọc Sinh (2001). Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Bình Giang (2016). Kinh tế chính trị thế giới: Báo cáo thường niên 2016.

Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

NCIF (2016). Triển vọng kinh tế thế giới 2017 và một số tác động tới kinh tế Việt Nam. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia.

Nguyễn Đình Hoè (2001). Du lịch bền vững. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007b). Nghiên cứu khoa học marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Đức Tuy (2014). Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên. Luận án Tiến sĩ. Học viện Khoa học xã hội.

Nguyễn Mạnh Cường (2015). Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế quốc dân.

Nguyễn Thị Linh Giang (2019). Phát triển du lịch bền vững tại thành phố Đà Nẵng. Truy xuất từ https://www.quanlynhanuoc.vn/2019/10/10/phat-trien-du-lich- ben-vung-tai-thanh-pho-da-nang/

Nguyễn Văn Đính & Trần Thị Minh Hòa (2006). Giáo trình Kinh tế du lịch. Nhà xuất bản Lao động – xã hội.

Nguyễn Văn Đức (2013). Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững. Luận án Tiến sỹ. Đại học Kinh tế quốc dân.

Nguyễn Văn Hợp (2014). Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các Vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế Quốc dân.


Phạm Xuân Nam (1997). Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.

Quang Hưng (2015). Sức chứa du lịch – yếu tố quan trọng phát triển du lịch. Truy xuất từ http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/printer/16573

Quốc Hội Việt Nam (2014). Luật Bảo vệ môi trường, số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014.

Quốc Hội Việt Nam (2017). Luật Du lịch, số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017.

Sở Du lịch Khánh Hòa (2015, 2016, 2017, 2018, 2019), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh du lịch.

Thuỳ Linh (2017). Trung Quốc và Nga là hai thị trường du lịch phát triển nhanh nhất của Việt Nam. Truy xuất từ http://thanhnien.vn/kinh-doanh/trung-quoc- va-nga-la-hai-thi-truong-du-lich-phat-trien-nhanh-nhat-cua-viet-nam- 827059.html

Trần Thị Nhung & Vò Dao Chi (2013). Phát triển bền vững - lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm ở Nam bộ và Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội, 1(173).

Trần Tiến Dũng (2006). Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha Kẻ Bàng. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế quốc dân.

Trương Quang Học (2008). Phát triển bền vững – chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ XXI. Trung Tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

Từ điển Bách khoa (1996). Từ điển bách khoa Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.

Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (1994). Quy hoạch du lịch quốc gia và vùng - Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Dự án phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội.

Vũ Văn Đông (2014). Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa-Vũng Tàu. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế quốc dân.

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 07/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí