Đề Xuất Các Giải Pháp Đảm Bảo Chất Lượng Nước Cấp Tập Trung Của Thành Phố Uông Bí

tầng cấp nước và quá trình phân phối cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp đầu ra của hệ thống.

Nguồn nước sông Vàng Danh tại đập Lán Tháp là nguồn cấp nước đầu vào cho hệ thống xử lý của nhà máy nước Vàng Danh đang bị ô nhiễm và suy giảm về chất lượng, nguồn nước này hiện đang không đảm bảo cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, nhà máy nước Vàng Danh được xây dựng đã khá lâu, các công trình hạ tầng cấp nước đã cũ như đường ống nước được xây dựng từ thời Pháp nên lượng bùn tích tụ lâu ngày, các yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nước cấp đầu ra của nhà máy làm giảm hiệu quả xử lý nước, do đó nước đầu ra có chất lượng kém.

Nhà máy nước Đồng Mây có nguồn cấp đầu vào là nước hồ Yên Lập, hiện nay nước hồ Yên Lập cũng đang bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác than ở phía đầu nguồn nhưng chất lượng chung của nước hồ vẫn đạt yêu cầu cấp cho nguồn nước sinh hoạt nhưng cần biện pháp xử lý phù hợp. Nhà máy nước Đồng Mây hiện nay đã được nâng cấp và xây dựng mới với hệ thống hạ tầng cấp nước hiện đại, đồng bộ đã góp phần đảm bảo chất lượng nước cấp đầu ra đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho nhu cầu của thị xã Uông Bí.

3.2. Đề xuất các giải pháp đảm bảo chất lượng nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí

Từ hiện trạng chất lượng nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí đã được đánh giá ở phần 3.1 ở trên cho thấy cần phải có các hệ thống giải pháp kỹ thuật cũng như giải pháp quản lý phù hợp, mang tính khả thi cùng phối hợp đồng bộ, linh hoạt mới có thể đảm bảo chất lượng nước cấp tập trung của thành phố. Các giải pháp đề xuất cụ thể như sau:

3.2.1. Các giải pháp kỹ thuật

a, Lựa chọn nguồn đầu vào phù hợp

Hiện nay nước sông Vàng Danh đang suy giảm về chất lượng và có dấu hiệu bị ô nhiễm, không đạt yêu cầu làm nguồn cấp cho hệ thống nước cấp tập trung của thành phố nên cần có ngay giải pháp thay thế nguồn nước này. Theo định hướng phát triển

kinh tế- xã hội của thành phố Uông Bí và Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020 và định hướng đến 2030: suối Mười Hai Khe sẽ là nguồn nước thay thế nguồn nước sông Vàng Danh đang bị ô nhiễm. Suối Mười Hai Khe cách trung tâm thị xã Uông Bí khoảng 7 km với diện tích lưu vực 22,0 km2, chiều dài sông 8,0 km, độ rộng lưu vực 2,75km dự kiến dùng cho cấp nước với công suất

15.000m3/ngày.đêm.

Nước hồ Yên Lập đang có xu hướng giảm chất lượng, tuy nhiên vẫn đảm bảo chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt nên vẫn sử dụng nguồn nước hồ Yên Lập làm nguồn cấp đầu vào cho nhà máy nước Đồng Mây.

Trong giai đoạn tới, nước ngầm được sử dụng như nguồn nước cấp bổ sung cho nhu cầu nước sinh hoạt của thành phố và chỉ cung cấp cho khu vực phường Vàng Danh, xã Thương Yên Công.

b, Bảo vệ nguồn nước

Đối với nguồn nước mặt sông Vàng Danh: Đây là nguồn nước chịu tác động lớn bởi hoạt động khai thác khoáng sản phía trên thượng nguồn và hoạt động dân sinh hai bên bờ sông, do vậy để bảo vệ nguồn nước này cần tiến hành các biện pháp cụ thể sau:

- Kiểm soát chặt chẽ nguồn nước thải từ hoạt động khai thác than của Công ty cổ phần than Vàng Danh, Công ty than Nam Mẫu, Công ty than Đồng Vông, Công ty than Vietmindo : các nguồn nước thải bắt buộc phải được thu gom, xử lý triệt để, trước khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải phải đạt yêu chất lượng đối với nước thải xả vào nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nghĩa là nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải không được nằm ngoài các giá trị tối đa cho phép tại cột A của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam về nước thải công nghiệp – QCVN 40:2011/BTNMT.

- Các phương án khai thác than của các đơn vị khai thác phía thượng nguồn không được tiến hành bừa bãi và cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa quá trình sói lở đất gây bồi lắng và đục nguồn nước.

- Chất thải rắn đặc biệt là rác thải sinh hoạt phải thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định để không phát tán vào nguồn nước: toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt của các hộ dân sông hai bên lưu vực sông cần được Công ty môi trường đô thị thành phố Uông Bí thu gom, vận chuyển định kì 2 ngày/lần đến bãi chôn lấp, xử lý tập trung của thành phố.

- Xây dựng các mô hình sản xuất sạch hơn đối với cơ sở sản xuất nằm trong lưu vực của nguồn nước như mô hình sàng tuyển than sử dụng nước tuần hoàn, mô hình tái sử dụng bùn thải than làm chất đốt.

Đối với nguồn nước hồ Yên Lập: hiện nay, nguồn nước này đang bước đầu chịu tác động của hoạt động khai thác than của Công ty than Uông Bí và Tổng công ty Đông Bắc, chất lượng nguồn nước vẫn đảm bảo yêu cầu cấp nước sinh hoạt nhưng đang có dấu hiệu suy giảm chất lượng, vì thế cần ngừng hoạt động khai thác than phía thượng nguồn hồ Yên Lập. Đồng thời, cần phải có phương án cụ thể để bảo vệ diện tích rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ phía thượng nguồn hồ Yên Lập.

Bên cạnh những giải pháp cụ thể như trên để bảo vệ nguồn nước cung cấp cho mục đích cấp nước sinh hoạt cũng cần các giải pháp định hướng lâu dài để nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn nước như sau:

- Tiến hành công tác điều tra cơ bản, lập cơ sở dữ liệu về số lượng, trữ lượng tài nguyên nước để xây dựng phương án khai thác tài nguyên nước hợp lý và phương án bảo vệ môi trường nguồn nước nhằm hạn chế tối đa việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và suy giảm chất lượng nguồn nước.

- Tiến hành các dự án điều tra cơ bản về hệ thống chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm và nước cấp sinh hoạt của toàn thành phố nhằm thiết lập hệ thống cơ sở khoa học đầy đủ, tin cậy về nguồn nước, từ đó xây dựng các chiến lược, chương trình hành động bảo vệ và nâng cao chất lượng nước cấp sinh hoạt cho thành phố.

c, Cải tạo, nâng cấp và xây dựng hạ tầng cấp nước

Hiện nay, nhà máy nước Vàng Danh (Làn Tháp) vẫn đang được sử dụng để xử lý nước cấp sinh hoạt cho một phần dân cư của thành phố Uông Bí, nhưng với kết quả

đánh giá hiện trạng của nhà máy ở trên (mục 3.1) cho thấy: hạ tầng cơ sở của nhà máy đã cũ, hiệu quả vận hành xử lý thấp và chất lượng nước đầu ra có nhiều chỉ tiêu không đạt yêu cầu của nước cấp sinh hoạt. Vì thế, trong giai đoạn trước mắt cần phải bảo trì, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng cấp nước của nhà máy để duy trì hoạt động của nhà máy nhằm đảm bảo chất lượng và ổn định khối lượng nước sinh hoạt cung cấp cho dân cư. Trong tương lai không sử dụng nhà máy nước Lán Tháp để cấp nước, sử dụng làm trạm bơm tăng áp cấp nước cho khu dân cư phường Vàng Danh và xã Thượng Yên Công từ nguồn nước ngầm.

Đầu tư xây dựng và nâng công suất nhà máy nước Đồng Mây từ 14700 m3/ngày.đêm lên 54000 m3/ngày.đêm.

Đầu tư cải tạo và mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước theo mạng vòng đảm bảo hiệu quả cấp nước liên tục và đầy đủ

Xây dựng đập dâng suối Mười Hai Khe tạo ra hồ chứa nước đa mục tiêu, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Uông Bí trong tương lai.

d, Giải pháp công nghệ

Lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp với đặc tính chất lượng nguồn nước đầu vào và quy mô khối lượng nước cần xử lý cũng như điều kiện thực tế về nguồn vốn.

Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ xử lý để nâng cao hiệu quả xử lý tại các nhà máy xử lý nước và đảm bảo chất lượng nước cấp đầu ra.

Đây là một trong những giải pháp quan trọng và then chốt nhằm đảm bảo chất lượng nước cấp đầu ra của hệ thống cấp nước tập trung thành phố Uông Bí. Hiện nay, công nghệ của nhà máy nước Làn Tháp đã được đầu tư rất lâu nên đã lạc hậu và hiệu quả xử lý thấp nên cần phải được nâng cấp và thay thế nhằm đảm bảo nhu cầu cấp nước chất lượng. Với nhà máy nước Đồng Mây, công nghệ xử lý đang sử dụng có hiệu quả cao và phù hợp, song trong tương lai chất lượng nước đầu vào cũng như quy mô vận hành thay đổi thì việc nâng cấp, cải tiến công nghệ xử lý là một yêu cầu cấp thiết và bắt buộc để đảm bảo chất lượng nước cấp tập trung của thành phố. m

e, Kiểm soát chất lượng

Tăng cường các biện pháp giám sát và bảo vệ nguồn nước. Nhà nước có nhiều quy định, quy phạm pháp lý về việc bảo vệ nguồn nước nhưng trong nhiều trường hợp, hiệu quả thực thi không cao do thiếu thệ thống giám sát, quan trắc. Để có thể đánh giá diễn biến chất lượng nguồn nước và có biện pháp xử lý thích hợp, cần thiết phải có hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng nguồn nước, đặc biệt là các nguồn nước dễ bị ô nhiễm (các nguồn nước gần các đô thị, khu công nghiệp lớn, gần khu khai thác mỏ v.v). Lập cơ sở dữ liệu đánh giá các biến động về chất lượng, lưu lượng nguồn nước để từ đó có phương án bảo vệ môi trường nước khi cần thiết. Xây dựng mạng điểm giám sát chất lượng nước đầu vào và đầu ra của toàn bộ hệ thống cấp nước thành phố Uông Bí, trong đó cần xây dựng cụ thể các vị trí giám sát, tần suất giám sát và các chỉ tiêu giám sát chất lượng nước.

Thực hiện chế độ kiểm tra, giá sát và và xét nghiệm chất lượng nước nội bộ trong quá trình xử lý nước để phát hiện ra các sự cố, lỗi kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp, từ đó đưa ra các biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn các yếu tố, các nguy cơ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước.

Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn cho nhà máy nước Đồng Mây. Kế hoạch cấp nước an toàn khi được triển khai sẽ mang lại nhiều lợi ích, đó là: kiểm soát sự nhiễm bẩn của nguồn nước; xử lý triệt để các chất ô nhiễm nguồn nước đồng thời ngăn ngừa sự tái ô nhiễm trong suốt quá trình lưu giữ, phân phối và quản lý nước; đảm bảo mục tiêu chất lượng nước cấp ở tất cả các giai đoạn và toàn bộ quá trình cấp nước.

3.2.2. Các giải pháp quản lý

a, Giải pháp quy hoạch

Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Uông Bí theo từng thời kỳ nhằm nghiên cứu, đề xuất phương án và nhiệm vụ phát triển, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội thành phố.

Xây dựng quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch cấp nước theo từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố Uông Bí nhằm đề ra các

phương án quản lý và sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý.

Xây dựng quy hoạch cấp nước cho thành phố Uông Bí theo từng giai đoạn phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, sự gia tăng dân số và nhu cầu sử dụng nước của toàn thành phố.

Xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Uông Bí dựa trên hướng dẫn chung về kế hoạch cấp nước an toàn của tỉnh Quảng Ninh.

b, Tổ chức quản lý

Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực cấp nước. Nhà nước đầu tư và quản lý các nguồn cấp nước, quy định các chính sách, cơ chế sử dụng nguồn tài nguyên nước và mức phí tài nguyên: Ban hành văn bản pháp quy đối với ngành cung cấp nước sạch, thay thế Quyết định 375 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành năm 1998 để làm căn cứ quản lý hạ tầng cấp nước từ đó nâng cao chất lượng nước cho toàn hệ thống.

Xây dựng hệ thống quản lý nước cấp đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp phường xã: Cơ cấu và kiện toàn tổ chức doanh nghiệp cấp nước trên địa bàn toàn tỉnh. Tập trung công tác quản lý vận hành toàn bộ hệ thống cho một đầu mối thống nhất, trong đó Công ty thi công và cấpnước Quảng Ninh quản lý toàn bộ hệ thống cấp nước đô thị, khu công nghiệp.

Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước tại các nhà máy và chất lượng nguồn nước đầu vào.

Phát triển nguồn nhân lực: Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ KHKT và công nhân lành nghề đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của lĩnh vực cấp nước trong tỉnh. Cần có cơ chế thu hút cán bộ có trình độ cao, có năng lực về công tác thông qua việc thực hiện các chính sách đài thọ, đãi ngộ và hỗ trợ vật chất.

3.3. Đánh giá các giải pháp đề xuất và lựa chọn giải pháp

3.3.1. Đánh giá các giải pháp đề xuất

Dựa trên những giải pháp đã đề xuất và sử dụng mô hình SWOT để phân tích, đánh giá các Điểm mạnh (Strengths) – Điểm yếu (Weaknesses) – Cơ hội (Opportunities) –

Thách thức (Threats) của từng giải pháp để có thể đánh giá một cách hệ thống và hiệu quả của từng giải pháp đề xuất khi đi vào thực hiện. Kết quả phân tích, đánh giá các giải pháp đề xuất theo mô hình SWOT được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3- 15: Đánh giá các giải pháp đề xuất theo mô hình SWOT



TT

Tên giải pháp

Đánh giá

I: Giải pháp kỹ thuật

GPKT1:

Điểm mạnh: SI.1

Điểm yếu: WI.1


Lựa chọn nguồn cấp

đầu vào của hệ thống

- Nguồn cấp đầu vào đa dạng: nước mặt sông Vàng Danh, nước mặt suối Mười Hai Khe, nước mặt hồ Yên Lập, nước ngầm các giếng khoan.

- Các nguồn: suối Vàng Danh, hồ Yên Lập, nước ngầm đã được đánh giá chất lượng cụ thể

- Đảm bảo chất lượng đầu vào của hệ thống

- Giảm chi phí xử lý nước và giá thành sản

phẩm nước cấp đầu ra.


- Việc đánh giá chất lượng nước nguồn mới thay thế là nước suối Mười Khai Khe cần cụ thể.

Cơ hội: OI.1

Thách thức: TI.1

- Quy hoạch cấp nước của tỉnh Quảng Ninh

- Quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh

Quảng Ninh

- Vấn đề bảo vệ nguồn nước thay thế

- Sự đáp ứng của nguồn nước thay thế đối với nhu cầu của hệ thống trong tương lai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí và đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng - 10

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí