Đánh Giá Thực Trạng Thi Hành Pháp Luật Về Dân Chủ Cơ Sở Tạiquận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội


của công dân,...; tuyên truyền nhân rộng các mô hình tiên tiến ở địa phương, cơ sở trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tất cả những nội dung trên được các phường thông báo công khai qua phương thức niêm yết tại trụ sở UBND phường hoặc giao trách nhiệm cho các tổ trưởng tổ dân phố thông báo đến từng hộ gia đình tại. Chủ yếu phương thức thứ hai vẫn được sử dụng nhiều và có hiệu quả hơn. Điều này là do người dân nếu không có việc cần thiết thì sẽ không đến trụ sở UBND phường, do đó họ sẽ không thể tiếp cận được với các nội dung được niêm yết. Mặt khác, tổ trưởng tổ dân phố là những người sao sát, nắm rò địa bàn, đặc điểm dân cư của từng tổ dân phố và các hộ gia đình sinh sống trong tổ. Chính vì thế, việc giao cho tổ trưởng tổ dân phố thông báo, quán triệt các nội dung đến cho người dân là hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phương thức này cũng bộc lộ điểm hạn chế là sự thiếu về nhân lực và mất thời gian.

* Những nội dung để nhân dân bàn và tham gia ý kiến

Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật (Điều 10 Pháp lệnh 34/2007). Đây đều là những nội dung có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân, kết quả của những quyết định của nhân dân có thể được thấy, được đưa vào sử dụng trong tương lai gần. Chính vì thế, những nội dung này được triển khai một cách nghiêm túc và đầy đủ ở 18/18 phường tạiQuận Hoàn Kiếm.

Đảng ủy, chính quyền các phường đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nội dung để Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, UBND các phường đã phối hợp với MTTQ tổ chức họp Nhân dân ở tổ dân phố để bàn và


quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp để xây dựng, cải tạo đường, ngò, điểm sinh hoạt văn hoá ở địa bàn dân cư; xây dựng quỹ khuyến học, quỹ nhân đạo, từ thiện tạo được sự đồng thuận của Nhân dân trong việc triển khai thực hiện. Tuyên truyền, vận động Nhân dân bàn và quyết định những giải pháp để thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng và thực hiện nếp sống văn hoá, từng bước nâng cao chất lượng các mô hình “Khu dân cư tự quản về môi trường”, “Đoạn đường tự quản xanh-sạch-đẹp”, “Tuyến phố văn minh đô thị”; bàn các biện pháp thực hiện những quy định về quản lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, giữ gìn TTATXH, phòng, chống các tệ nạn xã hội... Các nội dung trên được triển khai thực hiện thông qua họp tổ dân phố, thảo luận và lấy biểu quyết bằng giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, đa số các tổ dân phố có trên 80% hộ gia đình tán thành và thực hiện có hiệu quả trong nhiều năm qua. Đối với những trường hợp chưa tán thành, UBND phường phối hợp MTTQ và các đoàn thể tuyên truyền, vận động, thuyết phục tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện. Các ý kiến thể hiện tinh thần dân chủ và xây dựng; cấp ủy và chính quyền các phường đã nghiêm túc tiếp thu và phối hợp các ngành chức năng của Quận tập trung giải quyết các ý kiến, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Những hoạt động này đã góp phần giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh đường phố, bài trừ mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội tại địa phương.

Nội dung quy ước của tổ dân phố được UBND các phường dự thảo, tổ dân phố họp các hộ gia đình đưa ra thảo luận và biểu quyết; UBND phường tổng hợp chỉnh sửa trên cơ sở các quy định của pháp luật và trình UBND Quận ra quyết định công nhận. Việc chỉnh sửa, bổ sung các quy ước được UBND phường chỉ đạo các tổ dân phố thường xuyên rà soát cho phù hợp với quy định pháp luật và thực tế tại cơ sở.Hình thức chủ yếu được áp dụng là tổ chức cuộc họp theo địa bàn tổ dân phố. Đây là hình thức đơn giản và nhanh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

gọn hơn so với hình thức phát phiếu lấy ý kiến. Tính đến nay, 100% (511/511) tổ dân phố trên toàn Quận đều đã xây dựng và thực hiện 03 quy ước: Quy ước Xây dựng nếp sống văn minh; Quy ước Giữ gìn vệ sinh, môi trường sạch đẹp, Quy ước Xây dựng tổ dân phố an toàn thông qua Hội nghị Đại biểu Nhân dân. Sau khi các quy ước được phê duyệt, các phường đã in ấn phát đến từng hộ dân để đưa vào thực hiện ở Tổ dân phố theo quy định.

UBND Quận Hoàn Kiếm đã ban hành Kế hoạch số 189/KH-UBND về triển khai thực hiện việc kiện toàn tổ dân phố tạiQuận theo Quyết định số 5241/QĐ-UBND, ngày 19/9/2019, của UBND Thành phố về việc ban hành Đề án tiếp tục kiện toàn thôn, tổ dân phố tại thành phố Hà Nội. Kế hoạch nhằm tiếp tục kiện toàn tổ dân phố theo hướng tinh gọn để có hệ thống tổ dân phố hoạt động ổn định, đồng bộ, thống nhất, có quy mô số dân hợp lý, phù hợp với sinh hoạt cộng đồng tại địa phương. Đồng thời, giảm số lượng tổ dân phố có quy mô nhỏ dưới 50% so với quy mô tổ dân phố quy định tại Thông tư số 14/2018/BNV, ngày 03/12/2018, của Bộ Nội vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng dân cư theo địa bàn tổ dân phố; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể thuộc phường. Kết quả việc kiện toàn tổ dân phố là cơ sở quan trọng để tổ chức chi bộ Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội đồng bộ theo địa bàn tổ dân phố. Để triển khai kế hoạch, Quận Hoàn Kiếm đã tổ chức các hội nghị quán triệt, tuyên truyền về chủ trương sắp xếp lại quy mô tổ dân phố theo Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ; Quyết định số 5241/QĐ- UBND, ngày 19/9/2019, của UBND Thành phố về việc ban hành Đề án tiếp tục kiện toàn thôn, tổ dân phố tại thành phố Hà Nội và Quyết định số 16/2019/QĐ-UBND ngày 19/9/2019 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố tại thành phố Hà Nội. Kịp

Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở - Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 10


thời nắm bắt tình hình dư luận, tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố để kịp thời động viên, tháo gỡ. Đồng thời, thực hiện triển khai Quyết định số 5241/QĐ-UBND ngày 19/9/2019 của UBND Thành phố, cụ thể: Sáp nhập các tổ dân phố hiện có quy mô dưới 225 hộ gia đình với các tổ dân phố liền kề, đảm bảo sau khi sáp nhập, tổ dân phố mới có quy mô lớn hơn 250 hộ gia đình[21]. Đảng ủy, chính quyền các phường đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nội dung để Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, UBND các phường đã phối hợp với MTTQ tổ chức họp Nhân dân ở tổ dân phố để bàn và cho ý kiến về việc sắp xếp lại các tổ dân phố (từ 651 tổ dân phố còn 132 tổ), họp bầu tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, bầu các thành viên Ban Thanh tra Nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Việc bầu tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, Ban Thanh tra Nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo đúng hướng dẫn, trình UBND phường ra quyết định công nhận.Kết quả sáp nhập tổ dân phố năm 2020: Giảm từ 651 tổ dân phố xuống 132 tổ dân phố (79,7%); Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng tổ dân phố: Giảm từ 1.312 người xuống còn 264 người (giảm

1.048 người = 79,34%). Đến nay, công tác sắp xếp, kiện toàn, bố trí đội ngũ người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố nhận được sự ủng hộ của nhân dân và sự đồng thuận của các cán bộ không chuyên trách trên địa bàn Quận.

* Những nội dung nhân dân giám sát


Những nội dung nhân dân giám sát là toàn bộ những nội dung mà nhân dân được biết, được bàn, được tham gia ý kiến và được quyết định. Tất cả những nội dung này đều được triển khai toàn diện tạiQuận Hoàn Kiếm nên những nội dung nhân dân giám sát cũng được thực hiện đầy đủ. Nhân dân thực hiện quyền giám sát thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát cộng đồng và tự bản thân người dân.


Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng phát huy vai trò trong công tác giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của phường. UBND 18 phường cung cấp đầy đủ, kịp thời các nội dung, thông tin, tài liệu cần thiết cho Ban thanh tra Nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của phường, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, phương án cải tạo đường, ngò, đèn chiếu sáng tại các ngò trên địa bàn… giúp cho công tác giám sát đạt hiệu quả.

Ban Thanh tra nhân dân các phường đã chủ động nắm tình hình, tập trung giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công, đối tượng xã hội, công tác đảm bảo TTĐT, VSMT, GPMB, TTXD, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu - chi các quỹ do Nhân dân đóng góp... qua đó phát hiện những vi phạm của các tổ chức, cá nhân, kiến nghị UBND phường và các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết, xử lý các vi phạm. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng các phường không ngại khó khăn, thực hiện nhiệm vụ giám sát với tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình và tâm huyết, kịp thời phát hiện, kiến nghị khắc phục những sai sót theo thiết kế về chất lượng, kỹ mỹ thuật, tiến độ thi công các công trình, tiêu biểu như các công trình cải tạo, duy tu, duy trì hạ tầng kỹ thuật đô thị, chỉnh trang đô thị, cải tạo tuyến hè thoát nước trong phố cổ, hạ ngầm đường dây đi nổi trong khu phố cũ, thanh thải, sắp xếp đường dây đi nổi các tuyến phố trong khu phố cổ... Với những nội dung Nhân dân giám sát phản ánh, chính quyền các phường đã tiếp thu kịp thời xem xét giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của phường và báo cáo UBND Quận chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết.

Việc thực hiện giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư theo Nghị quyết liên tịch số 05/2006/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 21/4/2006 của Chính phủ và Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Quy


định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Chấp hành Trung ương được đảng viên và các tầng lớp Nhân dân đồng tình hưởng ứng. Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ phường giám sát, phát hiện, kiến nghị theo đúng quy trình và đã được các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Tiêu biểu như: Vụ việc 1 uỷ viên UBND, thiếu minh bạch trong việc chi trả tiền chính sách đã được Đảng uỷ và UBND phường Cửa Nam kiểm tra, xem xét xử lý kỷ luật cảnh cáo về Đảng, chuyển công tác khác. Kết quả trên đã có tác dụng tích cực, góp phần thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; giáo dục, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Bên cạnh đó, mỗi công dân đều có quyền phản ánh, khiếu nại, tố cáo về những vấn đề mà mình thấy là sai trái, vi phạm pháp luật hoặc chưa được thực hiện một cách đúng đắn với các chủ thể, các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Điều này được thể hiện khá rò qua hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do các cơ quan hành chính thực hiện. Công tác tiếp dân giải quyết những kiến nghị của Nhân dân được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc và đã trở thành nền nếp tại UBND các phường. Đến nay, 100% phường tạiQuận được cài đặt phần mềm quản lý hồ sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cung ứng dịch vụ công mức độ 3. Thông qua theo dòi kết quả tiếp nhận và xử lý hồ sơ của UBND các phường trên cổng thông tin điện tử, tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng và sớm về thực hiện chính quyền điện tử. HĐND các cấp đã có nhiều đổi mới trong hoạt động, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, sát tình hình. Tại các kỳ họp HĐND, nhiều vấn đề bức xúc được đưa ra chất vấn công khai, dân chủ.

Trong những năm qua, hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND Quận, phường tại Quận Hoàn Kiếm tiếp tục có nhiều đổi mới, tuân thủ đúng Luật định và ngày càng hiệu quả. Các nội dung được lựa chọn để giám sát chuyên đề và giải trình đều là những vấn đề cử tri quan tâm và


còn nhiều vướng mắc, bất cập, hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân trong Quận. Hoạt động chất vấn tại các kỳ họp tiếp tục được đổi mới. Nội dung chất vấn được lựa chọn đều là những vấn đề được cử tri và dư luận đặc biệt quan tâm, có liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh như: việc xử lý các công trình vi phạm về trật tự xây dựng tạiQuận theo chỉ đạo của Thành phố và Quận ủy; việc khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tạiQuận; vệ sinh an toàn thực phẩm tạiQuận; thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tạiQuận.

Thông qua hoạt động giám sát, HĐND Quận đã đưa ra 24 kiến nghị (03 kiến nghị với UBND Thành phố; 11 kiến nghị với UBND Quận và 10 kiến nghị với UBND các phường, các Ban Quản lý di tích).

Tính đến hết năm 2020, UBND Quận Hoàn Kiếm đã giải quyết xong 127/226 kiến nghị thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 56,2%, còn 99 kiến nghị đang tiếp tục giải quyết. Thực hiện kiến nghị giám sát của Thường trực HĐND Quận, UBND Quận đã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tập trung giải quyết, đến thời điểm hiện nay, đã giải quyết xong 31/99 kiến nghị, đang chỉ đạo giải quyết 68 kiến nghị.

Cũng trong năm 2019, các Ban của HĐND Quận đã tổ chức 06 Đoàn giám sát chuyên đề và 02 Đoàn khảo sát. Cụ thể: Ban Pháp chế đã tổ chức 04 Đoàn giám sát với nội dung: Giám sát về kết quả hoạt động năm 2019 và giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp Quận năm 2019 tại Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Chi cục Thi hành án dân sự Quận; Tổ chức Đoàn giám sát về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và kiến nghị của cử tri tại UBND 05 phường; Tiến hành giám sát về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Công an Quận và UBND 04 phường. Ban Kinh tế xã hội đã tổ chức 02 Đoàn giám sát, 02 Đoàn khảo sát.[15]


2.2.3. Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tạiQuận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

2.2.3.1. Ưu điểm

Thứ nhất, về trình độ hiểu biết và mức độ thực hiện nội dung pháp luật quy định về thực hiện dân chủ cơ sở của nhân dân, có thể nhận thấy, việc thi hành pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở đã đáp ứng những nguyện vọng, yêu cầu bức xúc của nhân dân ở các phường và được được đại đa số nhân dân tạiQuận Hoàn Kiếm hưởng ứng.

Thứ hai, về tác động đối với đời sống địa phương, việc thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở, trong đó đặc biệt là Pháp lệnh 34/2007 đã trở thành động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển, đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội của Quận Hoàn Kiếm. Đơn cử, ngành Giáo dục - Đào tạo Quận lần thứ 10 liên tiếp là lá cờ đầu ngành giáo dục Thủ đô. Ngành Y tế duy trì 100% phường đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở. Chủ động phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, dịch sởi tại. Vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế với tỷ lệ đạt 87,7%, bằng 99,4% kế hoạch năm. Giải quyết việc làm tại chỗ cho 822 lao động. Trong vòng 9 tháng đầu năm 2020 Quận Hoàn Kiếm đã giảm 47/47 hộ nghèo, đạt 470% kế hoạch Thành phố giao (bằng 100% kế hoạch Quận giao) và hỗ trợ sửa chữa nhà cho 02 hộ nghèo, đạt 100% kế hoạch năm. Đến nay, tạiQuận không còn hộ thuộc diện nghèo.

Thứ ba, các cấp chính quyền đã tăng cường chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch theo quy định của hệ thống pháp luật; tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…

Thứ tư, Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ đã phát huy cao vai trò chỉ đạo hoạt động của cán bộ, công chức làm việc, sinh sống tạiQuận Hoàn

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí