Phương Pháp Điều Tra Và Khảo Sát Thực Địa , Lấy Mẫu

Diện tích, dân số thực tế thường trú thành phố Uông Bí phân theo đơn vị hành chính năm 2013 như sau:

Bảng 1- 1: Thống kê diện tích và dân số thành phố Uông Bí



Stt

Tên đơn vị hành chính

Diện tích Tự nhiên (ha)

Dân số thực tế thường

trú (người)

Số thôn, khu

Khu vực nội thành:

17.623,5

106.763

63

1

Phường Nam Khê

748,50

9.598

5

2

Phường Trưng

Vương

352,67

8.494

7

3

Phường Quang

Trung

1.404,88

20.410

12

4

Phường Bắc Sơn

2.744,93

6.846

9

5

Phường Vàng Danh

5.415,91

14.580

12

6

Phường Thanh Sơn

945,71

13.631

11

7

Phường Yên Thanh

1.441,05

8.060

7

8

Phường Phương

Nam

2.172,49

12.670

14

9

Phường Phương

Đông

2.397,81

12.474

12

Khu vực ngoại thành:

8.007,27

7.539

37

10

Xã Điền Công

1.246,00

1899

3

11

Xã Thượng Yên

Công

6.767,27

5.640

8

Tổng số toàn thành phố:

25.630,77

114.302

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí và đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng - 4

(Nguồn:Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí, 2013)

Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng tỷ lệ dân số nội thị ngày một tăng, tỷ lệ dân số ngoại thị giảm dần.

Mức tăng dân số năm 2013 là 1,9% (trong đó tăng tự nhiên là 1,13%, tăng cơ học là 0,77%). Mật độ dân số khu vực xây dựng đô thị: 6.931 người/km2.

b, Tình hình phát triển kinh tế xã hội [13]

Thành phố Uông Bí có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy rất thuận tiện cho việc giao lưu, tiêu thụ hàng hóa. Uông Bí nằm trong vùng tam giác động lực phát triển miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, do đó rất thuận tiện cho việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt trên địa bàn thị xã có khu di tích lịch sử văn hóa và danh thắng cấp Quốc gia Yên Tử (Kinh đô Phật giáo - Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam), Đình Đền Công; các khu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh như: Hang son, Ba Vàng, Chùa Phổ Am và các khu du lịch sinh thái như: Hồ Yên Trung, Lựng Xanh... Đây là những tiềm năng nổi trội, điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và du lịch, dịch vụ của Thành phố cũng như của tỉnh Quảng Ninh; Uông Bí có nguồn tài nguyên khoáng sản than rất lớn (khu vực có trữ lượng than lớn nhất Quảng Ninh) đang được khai thác; đây là ngành công nghiệp quan trọng thúc đẩy các ngành công nghiệp điện, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển các khu công nghiệp tập trung tại Vàng Danh, khu vực phía Nam Quốc lộ 18A, ven Quốc lộ 10 và khu đê Vành Kiệu... Thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía Đông Bắc của Tổ quốc.

Thành phố Uông Bí là một thành phố trực thuộc tỉnh, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của tỉnh. Đồng thời là trung tâm công nghiệp, dịch vụ du lịch và đào tạo phía Tây Quảng Ninh.

Uông Bí còn có thế mạnh là đầu mối khu du lịch Yên Tử đồng thời có thể phát triển nhiều về dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp.

Xu hướng phát triển công nghiệp tương lai của thị xã Uông Bí là nhiệt điện, sản xuất than, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, nhựa thông. Ngoài ra khu Dốc Đỏ còn là khu công nghiệp khoảng 500ha. Khu công nghiệp Dốc Đỏ phát triển sẽ làm cho thị xã Uông Bí thay đổi đột biến.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu

Do hạn chế về điều kiện kinh tế, cũng như thời gian nghiên cứu có hạn và khả năng tiếp cận các nguồn số liệu, nên đề tài chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu hiện trạng nước cấp tập trung tại các trạm nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí và lựa chọn các giải pháp tối ưu để đảm bảo chất lượng nguồn nước cấp tập trung của thành phố.

2.2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu của đề tài 9 tháng, từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2013

2.2.3. Phạm vi nghiên cứu

Ba trạm cấp nước của thành phố Uông Bí, gồm có trạm cấp nước Lán Tháp- Vàng Danh và trạm cấp nước Đồng Mây và 3 giếng ngầm khu vực Vàng Danh của Xí nghiệp nước Uông Bí.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp luận

Đánh giá hiện trạng nước cấp tập trung thành phố Uông Bí là quá trình đánh giá một cách tổng thể hiện trạng cấp nước trên các phương diện: khoa học kỹ thuật, kinh tế- xã hội và môi trường.

Về phương diện khoa học kỹ thuật: hiện trạng nước cấp được đánh giá thông qua chất lượng nguồn nước đầu vào và đầu ra của hệ thống nước cấp tập trung (bao gồm: thành phần, tính chất của nguồn nước và các chỉ tiêu chất lượng nguồn nước); công nghệ xử lý nước và phân phối.

Về phương diện kinh tế- xã hội: hiện trạng nước cấp được đánh giá thông qua việc xác định nguồn nước đầu vào, tình hình khai thác, sử dụng, quản lý nước cấp và mức độ tác động từ các hoạt động kinh tế, xã hội đến nguồn nước cấp.

Về phương diện môi trường: hiện trạng nước cấp được đánh giá thông qua các dòng thải phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống cấp nước tập trung của thành phố Uông Bí.

Quá trình đánh giá hiện trạng nước cấp tập trung của thành phố Uông Bí dựa trên những khái niệm, những định nghĩa khoa học, những quy định rõ ràng về nguồn nước cấp.

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng nước cấp thành phố Uông Bí, đề tài sẽ đề xuất và lựa chọn các giải pháp phù hợp nhất nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nước cấp cho thành phố thông qua quá trình đánh giá một cách cụ thể tính khả thi của từng giải pháp.

2.3.2: Phương pháp tổng quan tài liệu

Các tài liệu tổng quan về vấn đề nguồn nước, chất lượng nước và công nghệ xử lý nước cấp được thu thập từ các sách, tài liệu nghiên cứu chuyên nghành để chọn lọc ra các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Các thông tin liên quan đến tổng quan khu vực nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo của các sở, ban, nghành, các đơn vị liên quan để tổng hợp và hệ thống thành dữ liệu cho đề tài nghiên cứu.

Các thông tin về hoạt động của các trạm cấp nước của thành phố Uông Bí được thu thập từ các báo cáo hoạt động hàng tháng, hàng quý của Xí nghiệp nước Uông Bí.

2.3.3: Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa , lấy mẫu

Tiến hành khảo sát, thu thập thông tin về công nghệ xử lý nước cấp, mạng lưới cung cấp và phân phối nước, hệ thống quản lý nước cấp của thành phố Uông Bí hàng năm.

Khảo sát, điều tra đặc điểm nguồn cấp nước đầu vào của hệ thống nước cấp của thành phố Uông Bí để đánh giá hiện trạng nguồn cấp đầu vào của hệ thống.

Điều tra, khảo sát nhằm xác định mạng điểm và tần suất lấy mẫu đầu vào, đầu ra của hệ thống cấp nước thành phố Uông Bí:

Mạng điểm lấy mẫu phân tích được xây dựng dựa trên mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiện trạng chất lượng nước nên các điểm lấy mẫu nước cấp đầu vào sẽ được tiến hành lấy tại đầu nguồn cấp và tại vị trí cấp đầu vào hệ thống, mẫu nước cấp đầu ra được lấy ngay tại đầu ra của hệ thống xử lý nước tập trung của

thành phố. Tần suất lấy mẫu được xác định theo mùa mưa và mùa khô, vì thế tiến hành lấy mẫu vào 2 đợt: đợt tháng 8/2013 đại diện cho mùa mưa, đợt tháng 12/2013 đại diện cho mùa khô. Mạng điểm lấy mẫu cụ thể như sau:

- Mạng điểm lấy mẫu nguồn nước cấp đầu vào của hệ thống bao gồm mạng

điểm lấy mẫu nguồn nước mặt và mạng điểm lấy mẫu nước ngầm như sau: Bảng 2-1: Danh mục các điểm lấy mẫu nguồn cấp đầu vào

TT

Địa điểm lấy mẫu

Tọa độ

Kí hiệu

mẫu

Nơi cấp

1

Nước mặt suối Uông Thượng Tây,

thượng nguồn sông Vàng Danh

X: 403380

Y: 2338211

NM1

Trạm Vàng Danh

2

Nước mặt suối Uông Thượng Đông,

thượng nguồn sông Vàng Danh

X: 405003

Y: 2338381

NM2

Trạm Vàng Danh

3

Nước mặt sông Vàng Danh - tại

khu vực đập Lán Tháp

X: 416451

Y: 2335121

NM3

Trạm Vàng Danh

4

Nước mặt hồ Yên Lập, trước cửa

xả vào mương dẫn N1

X: 413575

Y: 2322239

NM4

Trạm Đồng Mây

5

Nước mặt hồ Yên Lập, tại công trình

thu của nhà máy nước Đồng Mây

X: 394875

Y: 2359288

NM5

Trạm Đồng Mây

6

Nước ngầm tại lỗ khoan số 458

X: 402488

Y: 2334605

NN1

Trạm Vàng Danh

7

Nước ngầm tại lỗ khoan 462

X: 402147

Y: 2334589

NN2

Trạm Vàng Danh

8

Nước ngầm tại lỗ khoan 462A

X: 402398

Y: 2334605

NN3

Trạm Vàng Danh


- Mạng điểm lấy mẫu nguồn nước đầu ra bao gồm nước cấp đầu ra của các nhà máy xử lý nước như sau:

Bảng 2- 2: Danh mục các điểm lấy mẫu nguồn cấp đầu ra


TT

Địa điểm lấy mẫu

Tọa độ

Kí hiệu

mẫu

Nơi cấp

1

Nước cấp sinh hoạt – Nhà máy

xử lý nước Vàng Danh

X: 416489

Y: 2334786

NCSH1

Trạm Vàng

Danh

2

Nước cấp sinh hoạt - Nhà máy xử

lý nước Đồng Mây

X: 398959

Y: 2326306

NCSH2

Trạm Đồng

Mây


Quá trình quan trắc lấy mẫu được thực hiên theo đúng các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam và quy định đảm bảo chất lượng quan trắc hiện trường theo Thông tư 21/2012/BTNMT ngày 19/12/2012 quy định việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường. Cụ thể như sau:

- Nước sông Vàng Danh được lấy theo quy định của TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005)- Chất lượng nước – Lấy mẫu. Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu sông suối

- Nước hồ Yên Lập được lấy theo quy định của TCVN 5994:1995 (ISO 5667- 4:1987)- Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn lấy mẫu ao hồ tự nhiên và nhân tạo.

- Nước ngầm các lỗ khoan được lấy theo quy định của TCVN 6000-1995- Chất lượng nước – Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.

- Nước cấp đầu ra của hệ thống được lấy theo quy định của TCVN 6663- 5:2009 (ISO 5667-5:2006) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Phần 5: Hướng dẫn lấy mẫu nước uống từ các trạm xử lý và hệ thống phân phối bằng đường ống.

2.3.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Các thông số chất lượng nguồn nước được thực hiện bằng các thiết bị phân tích hiện đại, có độ chính xác cao như ICP/MS, quang phổ hấp thụ phân tử theo các phương pháp phân tích tiêu chuẩn của quốc gia, quốc tế và được thực hiện đúng

theo Thông tư 21/2012/BTNMT ngày 19/12/2012 quy định việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường cụ thể như sau:

Bảng 2- 3: Danh mục các phương pháp phân tích mẫu


TT

Thông số

Phương pháp

Ghi chú

1

Mầu sắc

TCVN 6185:2008


2

Mùi vị

Cảm quan


3

Nhiệt độ

SMEWW 2550B:2005


4

pH

TCVN 6492:2011


5

DO

TCVN 7325:2005


6

Độ đục

SMEWW 2130B:2005


7

Độ cứng

TCVN 6224: 1996


8

TSS

SMEWW 2540D:2005


9

TS


10

BOD5

TCVN 6001:2008


11

COD

SMEWW 5220B:2005


12

+

NH4

TCVN 6179-1:1996


13

PO43-

TCVN 6202:2008


14

-

NO3

TCVN 6180:1996


15

Coliform

TCVN 6187-2:1996


16

E.Coli

TCVN 6187-2:1996


17

As

SMEWW 3125:2005


18

Hg

TCVN 7877:2008


19

Pb


SMEWW 3125:2005


20

Cd


21

Fe


22

Clo dư

TCVN 6225-3:1996



23

Chỉ số

pemanganat (Độ ô xi hóa)


TCVN 6186:1996



Các mẫu phân tích được tiến hành tại phòng thí nghiệm môi trường của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường Quảng Ninh, đã được chứng nhận ISO/IEC 17025.

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được của đề tài được xử lý bằng phần mềm tính toán số liệu exel và sắp xếp theo các bảng số liệu, các biểu đồ biểu diễn số liệu một cách hệ thống và khoa học.

2.3.6. Phương pháp đánh giá phân tích, so sánh

- Chất lượng nước mặt sông Vàng Danh và hồ Yên Lập được đánh giá thông qua chỉ số chất lượng nước WQI. Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index – WQI) là một trong các loại chỉ số môi trường, được tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng nguồn nước đó. Chỉ số chất lượng nước được biểu diễn qua thang điểm từ 0 đến 100. Chỉ số chất lượng nước WQI là một công cụ nhằm đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát nhất. Chỉ số chất lượng nước WQI được tính toán theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01/07/2011 về việc “Ban hành số tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước” từ các kết quả quan trắc và phân tích các thông số chất lượng môi trường nước mặt trong đề tài nghiên cứu.

- Chất lượng nước ngầm các lỗ khoan được phân tích, đánh giá thông qua việc so sánh các giá trị quan trắc và phân tích được của từng chỉ tiêu chất lượng nước ngầm với giá trị giới hạn tối đa cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT.

- Chất lượng nước cấp đầu ra được phân tích, đánh giá thông qua việc so sánh các giá trị quan trắc và phân tích được của từng chỉ tiêu chất lượng nước cấp đầu ra với giá trị giới hạn tối đa cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT

- Đánh giá các giải pháp đề xuất theo mô hình SWOT: Điểm mạnh (Strengths) –

Điểm yếu (Weaknesses) – Cơ hội (Opportunities) – Thách thức (Threats).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022