Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh Lâm Đồng - 11

- Trường hợp đề xuất từ chối cấp tín dụng: trình Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng đã được lãnh đạo ký cho Lãnh đạo của NHCTD xem xét quyết định và soạn thảo thông báo cho khách hàng về việc từ chối cấp tín dụng.

- Trường hợp đề xuất cấp tín dụng: Scan báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng đã được lãnh đạo phòng ký và chuyển ngay vào chương trình iCdoc (trường hợp cần thiết có thể fax/sao ngay cho phòng quản lý rủi ro trước để thẩm định).

- Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng của NHCT (nếu khách hàng yêu cầu).

- Soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm và các văn bản liên quan; các phụ lục văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng dựa trên các nội dung phê duyệt của cấp có thẩm quyền; Phối hợp với bên bảo đảm thực hiện công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm và các thủ tục khác có liên quan.Chuyển bản sao hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã ký cho phòng quản lý rủi ro (trong trường hợp có thẩm định).

- Nhập dữ liệu và các thông tin liên quan đến khoản vay và tài sản bảo đảm, tạo tài khoản vay của khách hàng trên hệ thống INCAS của NHCT.

- Kiểm tra và giám sát vốn vay theo quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.

- Phối hợp với phòng quản lý rủi ro để phân loại nợ vay của khách hàng vào nhóm nợ thích hợp theo quy định.

- Thông báo bằng văn bản cho khách hàng về các khoản vay sắp đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ theo hợp đồng tín dụng, phối hợp với cán bộ quản lý nợ có vấn đề của phòng quản lý rủi ro, đề xuất và thực hiện các biện pháp xử lý nợ, xử lý vi phạm hợp đồng tín dụng theo quyết định và chỉ đạo của lãnh đạo.

- Đầu mối với phòng quản lý rủi ro và các bộ phận liên quan để giải chấp TSBĐ và xử lý các vấn đề phát sinh.

- Luân chuyển, kiểm soát lưu giữ chứng từ đúng quy định hiện hành, đảm bảo các yêu cầu sau:

- Scan và chuyển kịp thời vào chương trình iCdoc: toàn bộ hồ sơ khách hàng cung cấp; tờ trình biện pháp bảo đảm; biên bản định giá TSBĐ; báo cáo thẩm định và

đề xuất cấp tín dụng; HĐCTD; HĐBĐ và hồ sơ TSBĐ; Giấy nhận nợ; Cam kết bão lãnh; các biên bản kiểm tra, báo cáo phân tích và các tài liệu khác phát sinh trong quá trình cấp, quản lý tín dụng.

- Chuyển bản gốc HĐTD (trừ hợp đồng cấp bão lãnh), Giấy nhận nợ cho phòng kế toán giao dịch.

- Phối hợp với bộ phận kho quỹ nhập kho bản gốc HĐBĐ, hồ sơ TSBĐ và bảng liệt kê hồ sơ TSBĐ kiêm phiếu xuất/nhập kho TSBĐ.

- Lưu trữ bản gốc hồ sơ và các giấy tờ liên quan.

b. Lãnh đạo phòng.

- Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình thẩm định cho vay, ghi rõ ý kiến đề xuất của mình lên tờ trình thẩm định cho vay và chuyển toàn bộ hồ sơ, tờ trình thẩm định cho vay cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro tín dụng (trường hợp có thẩm định rủi ro tín dụng).

- Kiểm tra, rà soát, ký tờ trình thẩm định bổ sung (nếu có) và toàn bộ hồ sơ, kèm theo báo cáo thẩm định rủi ro tín dụng cho cấp có thẩm quyền cho vay.

- Kiểm tra nội dung dự thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm để đảm bảo: phù hợp với nội dung phê duyệt của cấp có thẩm quyền quyết định cho vay; phù hợp với Văn bản quy định của NHCT và các quy định cho vay hiện hành của pháp luật; không bất lợi cho NHCT. Chuyển dự thảo kèm tờ trình thẩm định cho vay đã có ý kiến của cấp có thẩm quyền quyết định cho phòng quản lý rủi ro.

- Rà soát nội dung dự thảo HĐTD, HĐBĐ và các văn bản liên quan bảo đảm: phù hợp với nội dung phê duyệt của cấp cố thẩm quyền quyết định cấp tín dụng; phù hợp với quy định hiện hành; không bất lợi cho NHCT; ký tắt từng trang, trình người có thẩm quyền ký hợp đồng.

- Kiểm soát các thông tin, dữ liệu về tài khoản vay do cán bộ phê duyệt khoản vay cập nhật trên hệ thống INCAS của NHCT; Nhập và phê duyệt trên hệ thống INCAS theo quy định.

- Đôn đốc chỉ đạo cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình, kịp thời phát hiện những rủi ro tín dụng tiềm ẩn, đề xuất và thực hiện các biện pháp xử lý nợ phù hợp.

1.1.1.2. Phòng quản lý rủi ro

a. Cán bộ:

- Nhận toàn bộ hồ sơ cấp tín dụng từ phòng khách hàng thông qua chương trình iCdoc.

- Thẩm định, đề xuất cấp và quản lý GHTD của nhóm khách hàng liên quan cấp

2.

- Thu thập thông tin bổ sung, trường hợp cần thiết có thể đề nghị phòng khách

hàng thu xếp để tiếp xúc khách hàng, khảo sát thực tế sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng theo quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng hiện hành.

- Thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng: Thẩm định khách hàng, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính, phương án/ dự án/ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng; nhóm khách hàng liên quan; Phân tích thị trường, ngành hàng; Phân tích rủi ro; Thẩm định rủi ro tín dụng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng. Lập báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng, trình kèm toàn bộ hồ sơ cho lãnh đạo phòng. Trường hợp cần thiết có thể phối hợp với phòng khách hàng để tiếp xúc với khách hàng; Tái thẩm định những nội dung đã được phòng khách hàng thẩm định và giải thích những nhận định, đánh giá khác biệt.

- Tham gia tổ định giá /định giá lại TSBĐ theo quy định.

- Phân tích tình hình hoạt động SXKD, tài chính và đảm bảo nợ vay theo định kỳ 1năm 1 lần.

- Nghiên cứu dự thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm để phát hiện rủi ro tín dụng, dự thảo văn bản tham gia ý kiến về hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm.

- Theo dõi, giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ cho vay. Giám sát, kiểm tra việc nhập dữ liệu vào hệ thống INCAS.

- Tạo, duy trì sửa đổi A/A, Factility; duy trì sửa đổi thông tin tài khoản (trên cơ sở phiếu xác nhận điều chỉnh thông tin về sai sót được phát hiện trong quá trình kiểm

tra, giám sát việc nhập thông tin của phòng khách hàng) theo quy định hiện hành, trừ những công việc thuộc thẩm quyền của Lãnh đạo phòng và Lãnh đạo chi nhánh.

- Đầu mối/phối hợp với các bộ phận có liên quan trong việc phân loại nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ, xử lý nợ có vấn đề theo quy định phân loại nợ, quản lý và xử lý nợ có vấn đề hiện hành, xử lý các vấn đề phát sinh.

- Giám sát việc tuân thủ các điều kiện cấp tín dụng của Phòng khách hàng đối với các trường hợp cấp tín dụng có điều kiện kèm theo.

- Luân chuyển, kiểm soát và lưu trữ chứng từ theo quy định.

b. Lãnh đạo phòng

- Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ và nội dung báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng, ký gửi phòng khách hàng, phòng giao dịch.

- Kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ và nội dung Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng, ghi rõ ý kiến đồng ý/ không đồng ý và ký.

- Phê duyệt A/A, Factility, liên kết/ngắt liên kết TSBĐ, duy trì, sửa đổi thông tin/đề xuất duy trì sửa đổi thông tin trên hệ thống INCAS trong phạm vi thẩm quyền của mình.

- Kiểm soát và ký văn bản tham gia ý kiến về dự thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm gửi phòng khách hàng, phòng giao dịch.

- Đôn đốc chỉ đạo cán bộ theo dõi, giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và giám sát kiểm tra việc nhập dữ liệu liên quan đến các công việc trên vào hệ thống INCAS.

- Kiểm soát, ký Thông báo lỗi; phiếu xác nhận điều chỉnh thông tin và chỉ đạo cán bộ scan vào chương trình iCdoc/ hoặc sao gửi phòng khách hàng; thực hiện luân chuyển hồ sơ tín dụng trên chương trình iCdoc.

1.1.1.3. Cấp có thẩm quyền quyết định cho vay:

- Yêu cầu phòng quản lý rủi ro thực hiện việc thẩm định rủi ro tín dụng nếu xét thấy cần thiết.

- Phê duyệt hạng khách hàng.

- Quyết định cho vay trên cơ sở nội dung tờ trình thẩm định cho vay, báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng và phê duyệt trực tiếp lên tờ trình thẩm định cho vay.

Trường hợp hội đồng tín dụng cơ sở quyết định cho vay thì nội dung phê duyệt được thể hiện trong Biên bản họp hội đồng tín dụng.

- Quyết định các biện pháp xử lý nợ và chỉ đạo thực hiện theo thẩm quyền quy định của NHCT.

- Liên kết/ngắt liên kết TSBĐ, và phê duyệt dữ liệu trên hệ thống INCAS thuộc phần hành của mình theo quy định của NHCT.

PHỤ LỤC 11: THỜI GIAN THẨM ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH CHO VAY VÀ GIẢI QUYẾT CÁC PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH CHO VAY.‌

Chỉ tiêu

Cấp giới hạn cấp vốn đồng thời xem xét cho vay

Cấp giới hạn cấp vốn trước khi xem xét cho

vay

Cho vay ngắn hạn.

Cho vay

trug và dài hạn.

Cho vay ngắn hạn.

Cho vay

trug và dài hạn.

Không thẩm định rủi ro

4

15

3

12

Phải thẩm định rủi ro

6

18

5

15

Hội đồng tín dụng cơ sở

quyết định

10

20

8

17

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

PHỤ LỤC 12: QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH GIẢI NGÂN.‌

(Căn cứ vào Điều 23, Chương II, quyết định số 35.12 – Quyết định cho vay đối với tổ chức kinh tế của NHCT)


GIẢI NGÂN.

1. Nguyên tắc và thủ tục giải ngân tiền vay.

- Mỗi HĐTD, khách hàng có thể rút tiền vay một hoặc nhiều lần phù hợp tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn thực tế; Mỗi lần rút tiền vay, khách hàng phải lập giấy nhận nợ, trừ trường hợp giấy nhận nợ đã được ghi vào HĐTD.

- Trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai, NHCV chỉ được giải ngân sau khi khách hàng bỏ trước phần vốn chủ sỡ hữu để thực hiện dự án/phương án hoặc giải ngân đồng thời theo tỷ lệ cơ cấu vốn để thực hiện dự án/phương án.

- Trước khi ký vào giấy nhận nợ giải ngân cho khách hàng, NHCV có trách nhiệm kiểm tra điều kiện và nội dung giải ngân theo quy định hiện hành của NHCT về việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.

2. Căn cứ giải ngân.

- Khách hàng phải có giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay phù hợp với nội dung ghi trong HĐTD và giấy nhận nợ.

- Đồng tiền nhận nợ phải phù hợp với loại tiền đã được xác định trong HĐTD hoặc văn bản sửa đổi bổ sung HĐTD. Trường hợp khách hàng sử dụng đồng tiền khác với đồng tiền nhận nợ thì phải được NHCV chấp thuận và chuyển đổi theo tỷ giá quy định của NHCT tại thời điểm giải ngân.

- Chỉ giải ngân tiền vay nếu phù hợp với nội dung ghi trên giấy nhận nợ và/hoặc bảng kê sử chứng từ sử dụng tiền vay. Tiền vay được chuyển khoản trực tiếp cho bên thụ hưởng (trừ trường hợp do Tổng giám đốc quy định). Việc giải ngân bằng tiền mặt do Tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ.

PHỤ LỤC 13: QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ GỐC VÀ/ HOẶC LÃI VAY.‌

(Căn cứ vào Điều 26, Chương II, quyết định số 35.12 – Quyết định cho vay đối với tổ chức kinh tế của NHCT)


CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ GỐC VÀ/ HOẶC LÃI VAY

1. Điều kiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ: NHCV chỉ xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1.1. Khách hàng có văn bản đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

1.2. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn/ thời hạn nợ gốc và/ hoặc lãi vốn vay đã thỏa thuận trong HĐTD do nguyên nhân khách quan, trừ trường hợp có bảo đảm bằng tài sản có tính thanh khoản cao.

1.3. Kết quả thẩm định cho thấy dư nợ vay đang được tồn tại dưới hình thái tài sản, công nợ, đảm bảo đủ theo Quy định về thực hiện bảo đảm tiền vay hiện hành của NHCT và khách hàng có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo hoặc trong một khoảng thời gian nhất định.

2. Thẩm quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

2.1. Chi nhánh được quyền quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết cho vay của chi nhánh và bảo đảm các nguyên tắc xác định thời hạn cho vay theo quy định của NHCT.

2.1.1. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ tối đa 4 lần (đối với nợ gốc) và 6 lần (đối với nợ lãi) theo một HĐTD.

2.1.2. Thời hạn gia hạn nợ gốc và/ hoặc lãi vốn vay.

- Đối với vốn vay ngắn hạn: tối đa là một chu kỳ luân chuyển nhưng không quá thời hạn cho vay ban đầu.

- Đối với cho vay trung và dài hạn: tối đa ½ thời hạn cho vay ban đầu nhưng không quá 18

tháng.

2.2. Trong thẩm quyền của mình Giám đốc Chi nhánh phân cấp thẩm quyền cơ cấu lại thời hạn

trả nợ cho Phó giám đốc, Trưởng (phó) phòng giao dịch, nhưng phải bảo đảm cấp nào có thẩm quyền cho vay thì cấp đó có thẩm quyền quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khoản vay đó.

2.3. Trường hợp vượt thẩm quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Chi nhánh trình Trụ sở chính xem xét, quyết định

3. Thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

3.1. Khách hàng phải gửi giấy đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ đến NHCT chậm nhất 2 ngày làm việc trước khi đến hạn trả nợ gốc và/ hoặc lãi. Giấy đề nghị phải nêu rõ nguyên nhân khách quan

phải điều chỉnh kỳ hạn trả nợ/ gia hạn nợ, trừ các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản có tính thanh khoản cao.

3.2. Cán bộ và lãnh đạo Phòng Kinh doanh dịch vụ/ Phòng khách hàng/ Phòng giao dịch thực hiện các công việc sau:

- Tiến hành kiểm tra và lập Biên bản kiểm tra tình hình SXKD, tài chính của khách hàng và sử dụng vốn vay của khoản vay khách hàng đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

- Lập tờ trình phân tích rõ: Nguyên nhân không trả nợ đúng hạn, tình trạng SXKD, khả năng thu hồi nợ vay, TSBĐ tiền vay, nguồn trả nợ, đề xuất nội dung cơ cấu lại thời hạn trả nợ, số tiền, thời hạn, lãi suất, phí… Trình người có thẩm quyền quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ và chuyển cho phòng quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư, phòng (tổ) quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro.

- Soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung HĐTD, HĐBĐ theo nội dung quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ của người có thẩm quyền quyết định.

3.3. Phòng quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư, phòng (tổ) quản lý rủi ro thực hiện thẩm định rủi ro tín dụng đối với các trường hợp khoản vay trước đó đã được thẩm định rủi ro tín dụng độc lập, cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3, hoặc người có quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ có yêu cầu, trừ các trường hợp Phòng khách hàng từ chối cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Lập báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng, trình người có thẩm quyền quyết định.

3.4. Người có thẩm quyền quyết định trên cơ sở nội dung tờ trình đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ và báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng (nếu có) và phê duyệt trực tiếp lên tờ trình đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

PHỤ LỤC 14: THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG VÀ PHÊ DUYỆT DỮ LIỆU TRÊN HỆ THỐNG INCAS‌

( Dựa theo quyết định số 1366, Quyết định về việc ban hành quy định tạm thời cấp tín dụng đối với khách hàng theo mô hình mới QĐ.35.27 của NHCT).

CẤP CÓ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG VÀ PHÊ DUYỆT DỮ LIỆU TRÊN HỆ THỐNG INCAS.

1. Cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng.

1.1. Hội đồng quản trị; Hội đồng tín dụng Trụ sở chính; Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc phụ trách phòng quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư, Phó tổng giám đốc được ủy quyền; Giám đốc Trung tâm thẻ; Phó giám đốc Trung tâm thẻ phụ trách bộ phận quản lý rủi ro; Giám đốc, Phó giám đốc Chi nhánh phụ trách quản lý rủi ro có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng theo quy định về phân cấp thẩm quyền hiện hành của NHCT.

1.2. Phó giám đốc Chi nhánh/Phó giám đốc Trung tâm thẻ phụ trách phòng khách hàng hoặc phòng giao dịch; Trưởng phòng giao dịch, Phó phòng giao dịch (được ủy quyền) được quyết định cấp tín dụng đối với các trương hợp cấp tín dụng có bảo đảm bằng tiền gửi tại NHCT, trong phạm vi mức uỷ quyền phán quyết được Giám đốc Chi nhánh giao nhưng không được vượt quá mức quy định hiện hành của NHNN và NHCT.

2. Cấp có thẩm quyền phê duyệt dữ liệu trên hệ thống INCAS thực hiện theo quy định hiện hành của Tổng giám đốc. Tổng giám đốc quy định thẩm quyền phê duyệt dữ liệu trên hệ thống INCAS phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

2.1. Tổng giám đốc/Phó tổng giám đốc, Giám đốc/Phó giám đốc Chi nhánh, Giám đốc/Phó giám đốc Trung tâm thẻ chịu trách nhiệm phê duyệt A/A, Factility trên hệ thống INCAS theo tiết 6.2.2; 6.2.3 khoản này.

Việc phê duyệt A/A, Factility phải đảm bảo nguyên tắc thực hiện không vượt

cấp:


- Trường hợp Tổng giám đốc/Phó tổng giám đốc, Giám đốc/Phó giám đốc Chi

nhánh, Giám đốc/Phó giám đốc Trung tâm thẻ phê duyệt thì cấp Trưởng/phó phòng phải nhập/kiểm soát dữ liệu trên hệ thống (trừ phê duyệt chuyển trạng thái hoặc ngắt/liên kết/duy trì TSBĐ và các trường hợp đặc thù do Tổng giám đốc quy định).

- Trường hợp Trưởng phòng quản lý rủi ro phê duyệt thì cán bộ thẩm định phải nhập dữ liệu vào hệ thống INCAS.

2.2. Tổng giám đốc được ủy quyền cho Trưởng phòng quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư phê duyệt A/A, Factility trên hệ thống INCAS đối với các trường hợp cấp tín dụng dụng có bảo đảm bằng tiền gửi tại NHCT thuộc thẩm quyền của Chi nhánh (đã được Chi nhánh phê duyệt hồ sơ giấy) nhưng Chi nhánh không phê duyệt được trên hệ thống INCAS.

2.3. Giám đốc được ủy quyền cho Trưởng phòng quản lý rủi ro tín dụng, Giám đốc Trung tâm thẻ được ủy quyền cho Trưởng bộ phận quản lý rủi ro Trung tâm thẻ phê duyệt A/A, Factility trên hệ thống INCAS trong phạm vi thẩm quyền của mình, trừ các trường hợp sau đây:

- Phê duyệt Factility đối với khoản tín dụng có bảo đảm một phần, hoặc không có TSBĐ.

- Phê duyệt sửa đổi các thông tin sau trên hệ thống INCAS: khoản vay được cho vay lãi suất dưới sàn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phân loại nợ.

2.4. Giám đốc/Phó giám đốc Chi nhánh, Giám đốc/Phó giám đốc Trung tâm thẻ ngắt/liên kết/duy trì TSBĐ đối với các trường hợp:

- Khoản tín dụng có bảo đảm một phần hoặc không có TSBĐ.

- Khác hàng đề nghị đổi, rút bớt TSBĐ.

- Ngắt liên kết TSBĐ đối với khách hàng đang còn dư nợ.

PHỤ LỤC 15 QUY ĐỊNH VỀ GIÁ TRỊ ĐỊNH GIÁ VÀ MỨC CẤP TÍN DỤNG TỐI ĐA SO 1

PHỤ LỤC 15: QUY ĐỊNH VỀ GIÁ TRỊ ĐỊNH GIÁ VÀ MỨC CẤP TÍN DỤNG TỐI ĐA SO VỚI GIÁ TRỊ ĐỊNH GIÁ VÀ CHỈ ĐẠO CỦA BĐTV THÁNG 10 – 2013.‌

Ngày đăng: 20/04/2022