Đánh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã tùng vài, quản bạ, Hà Giang - 5


4.1.1.4. Lãi suất cho vay

Với đối tượng hoạt động chủ yếu là các hộ nghèo, nên lãi suất cho vay của NHCSXH là khá thấp so với các ngân hàng khác, nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn để sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập. Mức lãi suất cho vay chiếm 66.67% tương ứng với lãi suất hàng tháng phải trả 0.55% chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong cả 4 mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra, ở mức này hầu như là hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn, 18.33% là mức lãi suất áp dụng thứ 2 tương ứng mỗi tháng họ phải trả là 0.66%, 11,67% là mức lãi suất chiếm tỷ lệ ít nhưng là mức lãi suất cao nhất mỗi tháng các hội viên vay vốn phải trả 0.75% đây mức lãi suất áp dụng với các đối tượng không phải hộ nghèo, là các đối tượng sản xuất kinh doanh vùng khó khăn nên mức lãi suất họ phải trả cao hơn so với hộ nghèo. Mức thấp nhất chỉ chiếm 3.333% trong tổng số hộ điều tra lãi suất hàng tháng nhóm này phải trả là 0.27%/tháng. Với mức lãi suất này đã giảm bớt gánh nặng cho người nghèo.

(Nguồn: Số liệu điều tra thực thế năm 2018)

Hình 4.5: Biểu đồ Phân bố lãi suất cho vay năm 2018


4.1.1.5 Tình hình hoạt động sử dụng vốn vay trên địa bàn xã

* Về trình độ văn hóa:

Hình 4.6 Biểu đồ Phân bố trình độ văn hóa của người vay vốn năm 2018 ta có thể thấy trình độ văn hóa số hội viên có trình độ từ 0 đến lớp 5 (tiểu học) chiếm 50% tỷ lệ này chiếm khá cao trong đó 20% là nhóm hội viên học hết lớp 5 nhóm này hầu như là hộ nghèo và hộ cận nghèo. Số hội viên có trình độ từ cấp 2 chiếm 36.67% trong số này số hội viên học hết lớp 9 chiếm 16.67%. Khách hàng có trình độ học hết cấp 3 chỉ chiếm 13.334% rất nhỏ trong đó có 6.667% khách hàng học hết lớp 12. Như vậy chúng ta có thể thấy trình độ học vấn của các hội viên rất hạn chế, số hội viên học hết trình độ cấp 3 rất ít (13.334%). Nguyên nhân chủ yếu là do trước đây cuộc sống nghèo đói, vật chất thiếu thốn, chỉ tập trung cho nhu cầu ăn mặc là trên hết nên họ không được đi học nhiều. Do trình độ văn hóa thấp nên việc tính toán sắp xếp kế hoạch làm ăn chỉ dựa vào kinh nghiệm, ý chí vươn lên dẫn đến tình trạng tái nghèo. Vì vậy, các cấp chính quyền địa phương cần có chính sách nhằm nâng cao trình độ văn hóa, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tạo đà thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)

Hình 4.6: Biểu đồ phân bố trình độ văn hóa của người vay vốn năm 2018


* Về độ tuổi

Về độ tuổi số hội viên có độ tuổi trong khoảng từ 25 đến 30 tuổi chiếm 21.67% trong đó 10% là số hội viên 30 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều trong khoảng độ tuổi này, đây là độ tuổi lao động trẻ có khả năng tạo ra thu nhập tốt nên khả năng trả nợ cao do đó việc vay vốn cũng thuận tiện hơn, độ tuổi 31 đến 40 tuổi tham gia vay vốn chiếm 63.336% cụ thể số khách hàng có độ tuổi 35 tuổi chiếm 20% số hội viên ở mức tuổi này chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các nhóm tuổi. Đây là độ tuổi trung niên lao động lâu năm, nhiều kinh nghiệm và chiếm tỷ lệ cao, số còn lại là nhóm độ tuổi từ 41 đến 45 tuổi chiếm 23.337%.

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2018)

Hình 4.7: Biểu đồ phân bố độ tuổi người vay vốn năm 2018

* Mục đích sự dụng vốn

Trong nông nghiệp với những đặc tính cố hữu là chu kỳ sản xuất dài, có tính mùa vụ, độ rủi ro cao do chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh nên vai trò của vốn là rất quan trọng, đặc biệt là đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách sống ở vùng nông thôn. Vốn chính là điều kiện giúp cho các hộ nghèo thoát khỏi sự nghèo đói, tham gia vào sản xuất, tạo thu nhập và nâng


cao chất lượng cuộc sống góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn và hoàn thành tốt công tác XĐGN.

Các hộ vay vốn với mục đích tập trung vào 3 lĩnh vực. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các hội viên trên địa bàn sử dụng vốn chủ yếu cho mục đích tiêu dùng phục vụ sản xuất trong nông nghiệp như mua giống cây trồng, trồng các loại cây hoa màu khác như: Ngô, đậu tương, lạc,…chiếm 45%. Tiếp đến số hộsử dụng vào mục đích đầu tư cũng khá nhiều chủ yếu đầu tư vào xây dựng sửa chữa nhà cửa và xóa nhà tạm, đầu tư mua tư liệu phục vụ việc sản xuất và một phần đầu tư vào xây dựng chuồng trại để chăn nuôi chiếm 38.33% và 16.67% họ dùng vào cả 2 là đầu tư và tiêu dùng, điều này cho thấy bộ phận khá đông người vay vốn xác định được mục đích sử dụng vốn đúng đắn. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ khách hàng sử dụng vốn vay cho mục đích mua sắm cá nhân hoặc mục đích khác, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ về khả năng trả nợ của người đi vay. Do đó cần tư vấn và nghiên cứu kỹ mục đích cũng như động cơ của người vay vốn cũng như khả năng trả lãi và trả nợ của người có nhu cầu vay vốn hoặc định hướng sử dụng cho người vay vốn trước khi quyết định cho vay.


45.000

38.333

16.667

Đầu tư

Đầu tư và tiêu dùng Tiêu dùng


(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2018)

Hình 4.8: Biểu đồ cơ cấu mục đích sử dụng vốn năm 2018


4.1.2. Đánh giá của các hội viên về chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng qua các yếu tố

Chúng ta vẫn biết rằng có nhiều lí do hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo và các đối tượng chính sách với các tổ chức tín dụng khác như các ngân hàng thương mại. Những lý do đó được liệt kê như lãi suất cao, chi phí giao dịch lớn, điều kiện để được vay khó khăn… . Thấy dược những điều này, NHCSXH đã ra đời mà tiền thân của nó là ngân hàng người nghèo, nhằm khắc phục những yếu tố đã hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo và các đối tượng chính sách từ các ngân hàng thương mại khác. Sau nhiều năm hoạt động NHCSXH đã góp phần giúp hàng triệu hộ gia đình thoát nghèo, đem lại niềm hạnh phúc ấm no.

4.1.2.1 Lãi suất cho vay của ngân hàng

Tham gia vay vốn tại NHCSXH ngoài việc định kỳ phải trả gốc và hàng tháng phải trả lãi thì khách hàng không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào. Theo kết quả điều tra ta thấy được rằng 85%/tổng số hộ điều tra họ đều đồng ý với mức lãi suất cho vay này vừa phải phù hợp với khả năng chi trả, còn 15% khách hàng còn lại họ nhận thấy mức lãi suất này còn cao so với khả năng chi trả của họ.


15

85

Vừa phải Cao


(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2018)

Hình 4.9: Biểu đồ khảo sát mức độ phù hợp của lãi suất vay năm 2018 (%/tổng số hộ điều tra)


4.1.2.2 Đánh giá mức cho vay của ngân hàng thông qua chương trình ủy thác

Mức cho vay bao nhiêu tùy thuộc vào nhu cầu vay vốn của các hộ, thông qua việc thẩm định của ngân hàng xem xét với mục đích như thế thì số tiền yêu cầu là thừa hay thiếu hay đủ, có đảm bảo được khả năng trả nợ không, hay mục đích vay vốn đã hợp lí chưa, từ đó mà quyết định số tiền cho vay, tuy nhiên được vay tối đa 50 triệu trở lại.

Bảng 4.1. Phân bố mức cho vay ủy thác năm 2018



Mức cho vay


Tổng số hộ


%

Trong đó

HPN

HND

HCCB

ĐTN

Số

hộ

%

Số

hộ

%

Số

hộ

%

Số

hộ

%

Rất thấp

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Thấp

5

8.33

2

3.33

1

1.67

1

1.67

1

1.67

Bình

thường

40

66.67

12

20

10

16.67

11

18.33

7

11.67

Cao

15

25

3

5

2

3.33

6

10

4

6.67

Tổng

60

100

17

28,33

13

21.67

16

30

14

20.01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 51 trang tài liệu này.

Đánh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã tùng vài, quản bạ, Hà Giang - 5

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2018)

Qua điều tra, có 40 hộ trong số 60 hộ (chiếm 66.67%) cho rằng mức vay như vậy là bình thường, phù hợp với năng lực sản xuất của hộ. Tuy nhiên ở mức rất thấp thì không có hộ nào đánh giá, và ở mức thấp có 5 hộ vì qua khảo sát biết rằng chưa đủ năng lực để có thể đảm bảo trả được nợ ngân hàng chỉ cho vay vừa phải, thấp hơn so với yêu cầu vay vốn của hộ. Có 15 hộ cho là họ được vay với số tiền như vậy là cao vì họ không thể có một nguồn nào khác ngoài vay ngân hàng.

Ta thấy rằng mức cho vay của ngân hàng là vô cùng quan trọng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, vì họ không thể vay ở nơi nào khác có mức lãi suất thấp hơn, vì vậy NHCSXH cần tạo mọi điều kiện hơn nữa để có thể đáp ứng được mức vay vốn mà hộ nghèo cần, đồng thời có những biện


pháp hướng dẫn bà con sử dụng vốn vay đuang mục đích để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, thỏa đúng mong ước của người đi vay và người cho vay.

4.1.2.3 Đánh giá về thời hạn cho vay

Thường thì người nghèo muốn vay trong thời gian dài để có thể kéo dài thời gian trả nợ. Nhưng thời hạn này nên vừa đủ với khả năng của hộ nghèo và tùy vào mục đích vay để làm gì, trong bao lâu thì có thể thu hoạch. Nếu thời gian vay càng dài thì số tiền trả lãi cũng tăng theo, đồng thời cơ hội nguồn vốn đến với các hộ nghèo khác lại giảm. Ngân hàng cũng luôn tạo điều kiện để người nghèo có thể vay vốn trong thời gian mà họ cho là tốt nhất và xem xét thấu đáo, tuy nhiên thời hạn vay mà ngân hàng đưa ra còn dựa vào số tiền vay, mục đích sản suất để tính toán thời gian hợp lí mà khách hàng có thể trả nợ.

Với tình hình vay hiện nay thì đa số các hộ nghèo được vay trong vòng 60 tháng phục vụ mục đích chủ yếu là phát triển chăn nuôi, xây dựng nhà ở, với thời gian này thì họ có thể yên tâm sản xuất, và tiến hành được nhiều chu kỳ kinh doanh, đảm bảo được khả năng trả nợ đúng thời hạn. Kết quả khảo sát cho thấy có 88.33%/ tổng số hộ điều tra số hộ đồng ý rằng với thời hạn vay là ở mức độ vừa phải và ở mức này chiếm tỷ lệ cao nhất, còn 11.67% số còn lại họ cho biết với mức thời hạn cho vay này là cao và dài so với nhu cầu của họ.



11.667

88.333

Vừa phải Cao


(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2018)

Hình 4.10: Biểu đồ khảo sát mức độ phù hợp của thời hạn vay năm 2018 (%/ tổng số hộ điều tra)


4.1.2.4 Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn

Qua khảo sát thực tế 100% cho rằng họ không gặp khó khăn gì khi vay vốn, các hộ tham gia vay vốn họ rất hài lòng về việc NHCSXH tiến hành giao dịch tại xã đã tiết kiệm được thời gian, thủ tục và chi phí đi lại, giờ đây các hộ vay vốn không phải trực tiếp đến tận ngân hàng trả nợ và trả lãi hàng tháng mà trả nợ chỉ cần đến UBND xã để định kỳ 6 tháng trả gốc 1 lần, còn lãi hàng tháng có tổ trưởng đến nhà thu. Như vậy là quá thuận lợi với các hộ nghèo, vì họ sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc đi lại. Vì vậy đa số các hộ được phỏng vấn đều cho rằng điểm giao dịch của ngân hàng là thuận lợi cho bà con.

4.1.2.5 Đánh giá quá trình sử dụng vốn vay

Theo kết quả khảo sát các hộ điều tra, nhờ có được nguồn vốn mà thu nhập của họ tăng lên, có thêm cơ sở vật chất mới phục vụ cho sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất, sử dụng vốn vay đúng mục đích vay giúp họ dễ dàng sử dụng vốn để đầu tư vào phát triển sản suất, chăn nuôi, từ đó tiếp thêm cho họ niềm tin vào cuộc sống, nỗ lực vươn lên từng bước xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua kết quả đánh giá 100% các hội viên tham gia vay vốn cho rằng họ không gặp khó khăn gì khi sử dụng vốn.

4.1.2.6 Đánh giá khả năng trả nợ

Qua khảo sát thực tế 61.67% cho rằng họ không gặp khó khăn gì khi trả nợ vốn vay. Phần còn lại thừa nhận họ gặp khó khăn khi trả nợ, chủ yếu là chưa thể trả nợ do nhiều lý do.

Thứ nhất, qua điều tra ta thấy rằng một phần chủ hộ là trên 40 tuổi, lại xuất thân từ nông thôn nên vấn đề về trình độ văn hóa còn thấp, đa số họ học vừa đủ để biết chữ, những đối tượng này họ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thu nhập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, không có thu nhập chính và một phần nữa các hội viên thuộc hộ nghèo không thể trả nợ đúng hạn rơi vào những gia


đình đông con, lao động ít và hộ già cả neo đơn không đủ sức lao động, hạn chế này là một nguyên nhân dẫn đến việc trả nợ đúng hạn ngân hàng là hơi khó;

Thứ hai, hội viên vay vốn chủ yếu là hộ nghèo và cận nghèo và những hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn việc vay vốn chỉ giúp họ 1 khoản như là đầu tư mua bò, hay là xây dựng nhà ở, xóa nhà tạm;

Thứ ba, sử dụng vốn vào đầu tư phát triển kinh tế nhưng gặp rủi ro, điều kiện khí hậu ở địa phương rất phức tạp, thiên tai, bão lũ gây trở ngại đến việc sản xuất kinh doanh nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, sâu bệnh, dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm giảm thu nhập của người dân, thậm chí mất trắng nguồn vốn vay đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

4.1.2.7 Đề xuất của các hộ vay vốn

Có đến 23.33% kiến nghị rằng lãi suất vay nên được hạ thấp hơn nữa để giảm gánh nặng trả lãi vốn vay. Phần còn lại cho rằng mức lãi suất áp dụng là hợp lý. Phần đông những ý kiến đề xuất giảm lãi suất rơi vào những hộ rất khó khăn. Qua quá trình khảo sát từng hộ dân, một phần nhiều là những gia đình đông con, những gia đình già cả neo đơn thuộc hộ nghèo sống ở những thôn có địa hình hiểm trở, đất nông nghiệp canh tác được ít (núi đá nhiều) và không thể sản xuất hay trồng một loại nông sản nào khác ngoài trồng ngô và hơn nữa chỉ trồng chuyên một vụ nên việc trả lãi ngân hàng hàng tháng trở nên khó khăn hơn vì thế phần đông những ý kiến họ đều mong muốn lãi suất cho vay thấp hơn hoặc là lãi suất 0%.


4.1.3. Đánh giá phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chương trình này với từng tổ chức xã hội trên địa bàn xã


Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

Cơ hội (O)

Thách thức (T)


Hội Phụ nữ

S1: Số lượng tham gia vay vốn;

S2: Điểm kết nối vốn tín dụng;

S3: Chất lượng dư nợ tốt;

S4: Cầu nối nâng cao vị thế phụ nữ; S5: Tổ TK&VV là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn của người dân.

W1: Thông tin tuyên truyền còn hạn chế do địa hình thôn bản;

W2: Hạn chế quyền quyết định chính.

O1: Điểm kết nối hỗ trợ phụ nữ phát triển về mọi mặt;

O2: Điểm hộ trợ nâng cao quyền phụ nữ;

O3: Kinh tế nông thôn được mở rộng tạo điều kiện hội nhập cho phụ nữ.

T1: Trở ngại về địa hình; T2: Trình độ văn hóa, và quyền quyết định;

T3: Dịch vụ cung ứng kém đa dạng.


Hội Nông dân

S1:Điểm kết nối vốn tín dụng;

S2: Phối hợp với cấp trên thực hiện tốt hoạt động tín dụng;

S3: Chất lượng hoạt động ủy thác tốt.

W1: Công tác thông tin chưa được phát huy tốt;

W2: Năng lực quản lý tín dụng.

O1: Tăng cường tiếp nhận vốn nâng cao chất lượng năng lực quản lý tín dụng thời gian tới;

O2: Tập chung sự quan tâm của cấp trên về hoạt động tín dụng; O3: Cách mạng công nghệ đang phát triển tạo nên nhiều cơ

hội.

T1: Trình độ văn hóa là một trở ngại;

T2: Ý thức sử dụng vốn và hoàn trả vốn ; T3: Các dịch vụ cung ứng còn kém đa dạng.



Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

Cơ hội (O)

Thách thức (T)


Hội Cựu chiến binh


S1: Cầu nối tiếp cận vốn tín dụng; S2: Công tác tuyên truyền chính sách luôn phát huy tốt; S3: Công tác kiểm tra, giám sát nguồn vốn vay luôn đạt hiệu quả, hoạt động nhận ủy thác được thực hiệt tốt.


W1: Chất lượng TK&VV

không cao; W2: Chưa bám sát thực tế tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới;

W3: Công tác chỉ đạo, công tác thu lãi và thu tiền gửi tiết kiệm còn

nhiều hạn chế.


O1: Phối hợp với cấp trên trong tìm giải pháp; O2: Thông tin công khai chính sách cho các đối tượng thụ hưởng; O3: Kinh tế nông thôn có điều kiện phát triển khi cánh của hội nhập mở rộng.


T1: Áp lực về trình độ, giảm khả năng tiếp nhận kỹ thuật mới;

T2: Ý thức sử dụng vốn và hoàn trả vốn; T3: Các dịch vụ cung ứng còn kém đa dạng.

Đoàn Thanh niên

S1: Vai trò xung kích trong các phong trào tình nguyện, tiếp nhận ủy thác cho vay; S2: Cầu nối nguồn vốn tín dụng chính sách đến người nghèo;

S3: Hoạt động tuyên truyền chính sách luôn được thực hiện tốt.

W1: Trong công tác thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, lãi tồn đọng chưa chú trọng;

W2: Năng lực quản lí nguồn vốn tín dụng của các tổ TK&VV chưa cao.

O1: Mở rộng công tác tập huấn cán bộ Đoàn tại cơ sở, kết nối thanh niên vay vốn ủy thác;

O2: Phối hợp chặt chẽ với NHCSXH, phát huy chất lượng tín dụng;

O3: Cách mạng công nghệ 4G chuyển đổi mạnh

mẽ.

T1: Áp lực về trình độ, giảm khả năng tiếp nhận kỹ thuật mới;

T2: Ý thức sử dụng vốn và hoàn trả vốn; T3: Dịch vụ cung ứng kém đa dạng.


4.2. Đề xuất một số giải pháp để Chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã phục vụ khách hàng tốt hơn

4.2.1. Đối với Hội Phụ nữ

Căn cứ vào phân tích SWOT ở trên, tôi đề xuất một số giải pháp cho Hội Phụ nữ như sau:

- Xác định hoạt động uỷ thác cho vay là một công cụ, phương tiện quan trọng để thực hiện mục tiêu XĐGN mà không phải là một hoạt động kinh tế đơn thuần.

- Đổi mới cách tuyên truyền chính sách ưu đãi bằng nhiều hình thức như tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật bằng tiếng dân tộc phù hợp với địa bàn từng thôn, bản để người nghe hiểu và dễ tiếp cận, hướng dẫn chị em phụ nữ mạnh dạn áp dụng đầu tư đổi mới vào chăn nuôi, nuôi bò, gà thả vườn, mở đại lý thức ăn gia súc và phân bón… , làm chủ quy trình sản xuất, kinh doanh.

- Đa dạng hóa các hình thức cho vay: Bằng cách không chỉ cho vay bằng tiền mặt mà có thể kết hợp với các công ty sản xuất phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, công ty sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm,... tại địa bàn để cho hộ vay vốn bằng các nguyên liệu sản xuất nông nghiệp.

- Kết nối với phụ nữ thúc đẩy người vay mạnh dạn đầu tư vốn, có kế hoạch sản xuất kinh doanh, chăn nuôi cụ thể, tuỳ vào khả năng của người vay mà vay ít hay nhiều.

- Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với địa bàn thôn đến người vay, hỗ trợ người vay áp dụng vào sản xuất, mạnh dạn đầu tư khi vay được tiền về.

- Hướng dẫn người vay cần sử dụng vốn đúng mục đích. Nên tập trung đầu tư vốn vào ngành chăn nuôi, trồng trọt là những ngành đòi hỏi lượng vốn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2022