Chỉ Tiêu Đánh Giá Hoạt Động Chương Trình Cho Vay Ủy Thác


Phìn và Thôn Sì Lò Phìn đường đã được mở rộng và khai thông đảm bảo ô tô đi lại thông suốt. Các thôn còn lại có vị trí tương đối gần với các tuyến đường liên xã do đó giao thông đi lại ở các thôn này tương đối thuận lợi. Ngoài ra, xã còn tiếp nhận các dự án đường giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; nhà nước hỗ trợ xi măng, nhân dân đóng góp công lao động và vật tư cát sỏi.

Về công trình thủy lợi, năm 2016 xây dựng thành công và đưa vào sử dụng hệ thống thủy lợi dẫn từ đầu nguồn thôn Bản Thăng về trung tâm xã và các thôn Pao Mã Phìn, Tả Lán, Lùng Khố, Tùng Vài Phìn và thôn Suối Vui. Hoàn thành các kênh mương nội đồng và đưa vào sử dụng ở các thôn Pao Mã Phìn, Tả Lán và Tùng Vài Phìn.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp

Dựa vào nguồn số liệu có sẵn, đã được công bố để phục vụ cho nghiên cứu đánh giá chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội địa bàn xã.

- Thông tin sơ cấp

Thu thập thông tin bằng các phương pháp chủ yếu là điều tra và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra thông qua hệ thống các câu hỏi đóng và mở.

3.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 51 trang tài liệu này.

Các số liệu được nhập vào máy tính với ứng dụng Excel và hệ thống hóa các chỉ tiêu nghiên cứu, số liệu được điều tra sẽ được mã hóa trong quá trình xử lý để tổng hợp thành các chỉ tiêu nghiên cứu.

Các phương pháp phân tích chủ yếu gồm:

Đánh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã tùng vài, quản bạ, Hà Giang - 4

- Thống kê mô tả, sử dụng các số tuyệt, tương đối, bình quân, dãy số thời gian để tính toán, so sánh sự biến động của hiện tượng nghiên cứu với nhau và theo thời gian.


- Phương pháp định tính, thông qua các cuộc phỏng vấn sâu để xác định vấn đề của hiện tượng nghiên cứu, các nguyên nhân và thăm dò tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề, phân tích SWOT dựa trên sự phân tích thực trạng chương trình cho vay ủy thác, các thế mạnh cần phát huy, các yếu điểm cần khắc phục từ đó phân tích cơ hội và thách thức để đạt được mục tiêu hay yêu cầu đặt ra.

3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.3.1. Chỉ tiêu phản ánh về mẫu điều tra

+ Họ tên, giới tính của hộ điều tra;

+ Độ tuổi;

+ Trình độ văn hóa;

+ Trình độ chuyên môn.

3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động chương trình cho vay ủy thác

+ Đối tượng tham gia vay vốn;

+ Hoạt động tổ chức cho vay ủy thác;

+ Dư nợ cho vay;

+ Lãi suất cho vay;

+ Hoạt động sử dụng vốn vay;

+ Mục đích sử dụng vốn.

3.3.3. Chỉ tiêu đánh giá của các hội viên về chương trình vay vốn ủy thác

+ Lãi suất cho vay của ngân hàng;

+ Mức cho vay;

+ Thời hạn cho vay;

+ Khả năng tiếp cận nguồn vốn;

+ Quá trình sử dụng vốn;

+ Khả năng trả nợ.


PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. Đánh giá thực trạng Chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Sơ lược về Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quản Bạ

* Quá trình hình thành và phát triển

Đầu thập niên 1990 thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Việc xóa bỏ giai cấp trong hoạt động tín dụng đã dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng tăng lên. Để giải quyết cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, kinh doanh cải thiện đời sống. Chính phủ đã thành lập quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo (năm 1993) và Ngân hàng phục vụ người nghèo (năm1995). Đến cuối năm 2002, trước sự lớn mạnh không ngừng về nguồn vốn và dư nợ của Ngân hàng phục vụ người nghèo và nhằm từng bước tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại cạnh tranh bình đẳng với thị trường và chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam nói chung cũng như ngành Ngân hàng nói riêng. Chính phủ đã ban hành Nghị Định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đồng thời ra quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân Hàng Phục Vụ Người Nghèo. Cho đến ngày 11/03/2003 NHCSXH Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. Việc xây dựng NHCSXH là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc


làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135). Mạng lưới hoạt động của NHCSXH Việt Nam phát triển rộng khắp cả nước gồm: Hội sở chính tại Hà Nội, 01 Sở giao dịch, 01 Trung tâm đào tạo, 01 Trung tâm công nghệ thông tin, 01 Đại diện văn phòng Khu vực miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và 64 chi nhánh Tỉnh, Thành phố, 606 phòng giao dịch Quận, Huyện, 8.749 điểm giao dịch lưu động tại Xã, phường với hơn 200.000 tổ tiết kiệm và vay vốn. Các tổ chức Chính trị - Xã hội nhận ủy thác gồm Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Hội Nông Dân Việt Nam, Hội Cựu Chiến Binh và Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và một số tổ chức khác. Quy mô tín dụng chính sách xã hội không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn.(Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quản Bạ, 2018)

NHCSXH huyện Quản Bạ được thành lập theo quyết định số 628/QĐ- HĐQT ngày 10/05/2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam. Đến ngày 05/01/2003 NHCSXH huyện Quản Bạ chính thức đi vào hoạt động cho đến nay. NHCSXH huyện Quản Bạ là đơn vị trực thuộc chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Giang, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của NHCSXH trên địa bàn. NHCSXH huyện Quản Bạ là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ về tổ chức hoạt động của NHCSXH Việt Nam.

* Địa bàn hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội hyện Quản Bạ

Quản bạ là một huyện miền núi biên giới nằm phía bắc tỉnh Hà Giang, với địa bàn rộng, cách thành phố Hà Giang 46km về phía bắc. Huyện Quản Bạ có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện tốt các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, NHCSXH huyện Quản Bạ trong 15 năm qua, các điểm giao dịch tại các xã, thị trấn. Luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể cơ sở thực hiện tốt việc


giúp đỡ hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất, chăn nuôi hiệu quả. Hiện nay trên toàn huyện có 13 điểm giao dịch. Hoạt động tại các điểm giao dịch được thực hiện nghiêm túc theo đúng nội dung văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHCSXH. Tại các điểm giao dịch xã, thị trấn NHCSXH thực hiện cho vay, thu nợ, thu lãi, nhận tiền gửi và triển khai các chính sách tín dụng mới, giao ban với các hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ TK&VV và họp với lãnh đạo xã giải quyết các trường hợp đặc biệt để tìm giải pháp phát huy tốt nhất hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách.(Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quản Bạ, 2018)

Đối tượng phục vụ của NHCSXH huyện Quản Bạ cho vay theo NĐ78/NĐ-CP bao gồm các chương trình tín dụng ưu đãi sau:

1. Cho vay hộ nghèo;

2. Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn;

3. Cho vay giải quyết việc làm;

4. Cho vay các đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài;

5. Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

6. Cho vay dự án phát triển ngành Lâm nghiệp;

7. Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn;

8. Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (167)

4.1.1. Thực trạng hoạt động cho vay ủy thác trên địa bàn xã Tùng Vài

Nắm bắt được tình hình về điều kiện tự nhiên, tình phát triển kinh tế xã hội của xã Tùng Vài, NHCSXH huyện Quản Bạ đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương của xã phổ biến, tuyên truyền kịp thời về vốn dành cho XĐGN một cách tích cực cho nhân dân được biết, đồng thời triển khai các gói CTTD sao cho phù hợp với điều kiện và khả năng của người dân và điều kiện phát triển của địa phương, đảm bảo hoạt động cho vay hiệu quả, hạn


chế rủi ro thấp nhất có thể.NHCSXH thực hiện cho vay ủy thác thông qua 4 tổ chức hội bao gồm: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên từ các hội này thành lập các tổ TK&VV. Quy chế cho vay ở các hội là các hộ nghèo phải tham gia vào tổ TK&VV rồi thực hiện bình xét dân chủ công khai theo sự biểu quyết giữa các thành viên sau đó gửi danh sách lên Ban XĐGN để xác nhận. Hàng tuần tổ chức họp thành viên và tổ trưởng nhằm đôn đốc việc gửi tiền tiết kiệm, trả nợ, và kiểm tra sử dụng vốn vay của các thành viên. Hàng tháng đến kỳ giao dịch nhân viên PGD Ngân hàng đến dự họp tại xã để xác nhận tiền gửi của các thành viên, thu nợ hoặc cho thành viên vay thông qua các tổ TK&VV.

* Quy trình cho vay vốn ủy thác của NHCSXH thông qua 4 tổ chức chính trị xã hội

a) Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) gửi cho Tổ TK&VV.

b) Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị-xã hội và Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức họp, đối chiếu tên người đề nghị vay vốn với Danh sách các hộ gia đình thuộc đối tượng vay vốn đã được UBND cấp huyện phê duyệt, sau đó lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) kèm Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) gửi UBND cấp xã xác nhận.

c) Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã trên Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD), Tổ TK&VV gửi NHCSXH Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) kèm Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) để làm thủ tục vay vốn.

d) NHCSXH nhận được hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn của hồ sơ vay vốn, đối chiếu tên người đề nghị vay vốn với Danh sách các


hộ nghèo thuộc diện được vay vốn xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt đã được UBND cấp huyện phê duyệt, nếu đảm bảo các yếu tố theo quy định thì trình Giám đốc phê duyệt cho vay, đồng thời lập Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp xã và làm thủ tục giải ngân theo quy định.

Trường hợp chưa đầy đủ các yếu tố theo quy định thì cán bộ NHCSXH hướng dẫn Tổ TK&VV làm lại hồ sơ và thủ tục theo quy định.

đ) UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị-xã hội cấp xã (đơn vị nhận ủy thác cho vay) và Tổ TK&VV để thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để nhận tiền vay.

(Nguồn:Văn bản số 2437/NHCS-TDNNN, Ngày 13/7/2012 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc Hướng dẫn thực hiện cho vay hộ nghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt)


Người vay gia nhập tổ TK&VV

Viết giấy đề nghị gửi tổ trưởng Tổ TK&VV


Tổ TK&VV Lập danh sách trình UBND xã



Ban XĐGN xã xác nhận hộ đủ điều kiện vay vốn

UBND xã phê duyệt danh sách


CBTD của NHCSXH tổng hợp, xem xét trình duyệt cho vay

Tổ TK&VV gửi danh sách tới NHCSXH phê duyệt cho vay


Gửi thông báo phê duyệt về UBND xã

Gửi kết quả phê duyệt về tổ TK&VV



Thông báo đến tổ viên danh sách,lịch giải ngân, địa điểm giải ngân

NHCSXH và Tổ TK&VV

tổ chức giải ngân


Tổ TK&VV họp bình xét những hộ đủ điều kiện vay

Hình 4.1: Sơ đồ quy trình cho vay vốn ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội

(Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên quy trình cho vay của NHCSXH)


4.1.1.1 Đối tượng tham gia vay vốn

Xóa đói giảm nghèo là một sự nghiệp hết sức quan trọng, một mình người nghèo không thể tự vươn lên thoát nghèo mà họ rất cần đến sự quan tâm của toàn xã hội, của các tổ chức.Trong đó NHCSXH là ngân hàng được giao nhiệm vụ cung cấp các nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo của Chính phủ.Trong nhiều năm qua NHCSXH đã góp sức đem lại niềm vui cho hàng triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Hình 4.2 Qua biểu đồ ta thấy, trong số các chương trình cho vay của ngân hàng, chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH chiếm tỷ trọng nhiều nhất, năm 2018 chiếm 71,67%, tiếp đó hộ cận nghèo chỉ chiếm 16,67%, chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn và nước sạch VSMTNT chiếm tỷ trọng nhỏ nhất lần lượt là 6,67% và 5%/ tổng số hộ điều tra. Như vậy trong tất cả các chương trình cho vay, chương trình cho vay hộ nghèo là chương trình cho vay mang tính chủ lực của NHCSXH chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.Đây là chương trình nhận được sự ủng hộ của toàn thể hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn, góp phần thể hiện sự đúng đắn trong chủ trương của Đảng và Nhà nước.

16.667

71.667

6.667 5.000


Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Nước sạch và VSMTNT Hộ SXKD vùng KK


(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2018)

Hình 4.2: Biểu đồ Cơ cấu các đối tượng tham gia vay vốn năm 2018(%/tổng số hộ điều tra)


4.1.1.2 Hoạt động tổ chức ủy thác cho vay

Như chúng ta đã biết, Tùng vài là một xã có nền kinh tến sản xuất Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, với chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn hàng năm giá trị sản lượng nông nghiệp không ngừng tăng lên. Tuy nhiên nền kinh tế cũng xuất hiện những yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng trưởng đó là việc đầu tư vào trang thiết bị còn hạn chế thiếu vốn, mặt khác lũ lụt, dịch bệnh gia súc, dịch cún gia cầm xảy ra gây thiệt hại lớn cho việc chăn nuôi và sản xuất của người dân trên địa bàn xã.

Thực hiện chính sách kinh tế của Nhà nước đối với người dân trên địa bàn được tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp như đất canh tác, hỗ trợ vốn sản xuất, khoa học kỹ thuật, công nghệ, giống cây trồng, vật nuôi…việc người nghèo biết cách làm ăn, sử dụng vốn vay có hiệu quả là trách nhiệm của các cấp, các ngành. Và hơn ai hết, NHCSXH huyện Quản Bạ với vai trò hỗ trợ vốn cho vay ủy thác thông qua các tổ chức hội cho hộ nghèo đã phần nào tạo động lực mở đường sản xuất chăn nuôi cho các hộ vay trên địa bàn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, có điều kiện vượt lên nghèo khó.

Qua Hình 4.3 Biểu đồ Cơ cấu tỷ trọng hoạt động tổ chức cho vay ủy thác năm 2018 ta có thể thấy doanh số cho vay hộ nghèo ủy thác từng phần qua các tổ chức hội, đoàn thể chiếm 100% doanh số cho vay của Ngân hàng. Trong đó, cho vay ủy thác qua Hội Phụ nữ (HPN) ở Ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất. Bởi nhiều chị em sinh hoạt trong tổ chức Hội Phụ nữ bằng kinh nghiệm tích lũy được đã mạnh dạn vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, với mục đích vay chủ yếu là chăn nuôi đại gia súc. Năm 2018 doanh số cho vay thông qua HPN chiếm 26.67% chiếm tỷ trọng cao trong tất cả 4 hội đoàn thể. Nhiều chị em vay vốn của Ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế như nuôi lợn, chăn nuôi trâu bò sinh sản,… trở thành nhân tố mới trong phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi do địa phương phát động. Tổ


TK&VV do HPN quản lý còn là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn của người dân đặc biệt là các chị em phụ nữ. Chính vì vậy, số lượng tổ TK&VV do HPN quản lý liên tục tăng, hoạt động ngày càng có chất lượng.

Tiếp đến thì doanh số cho vay hộ nghèo ủy thác qua Hội Nông dân (HND) và Đoàn Thanh niên (ĐTN) chiếm tỷ lệ là bằng nhau chiếm 25%, cũng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Điều này có thể hiểu là do cuộc sống của người nghèo vùng nông thôn hầu như gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp, và thực tế thì không ai hiểu nông dân bằng chính tổ chức của họ trong từng thôn, làng, xã.

Bên cạnh đó Hội Cựu chiến binh (HCCB) cũng đã có những hướng đi đúng đắn và đạt được những kết quả nhất định trong việc đưa đồng vốn đến tận tay người nghèo chiếm 23.33% . Tuy nhiên, các hội này vẫn chưa thật sự chú trọng việc tổ chức các chương trình hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và vấn đề bình xét hộ vay còn chậm nên đã làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn có hiệu quả.



25.000

23.333

25.000

26.667

Hội CCB Hội PN Hội ND Đoàn TN


(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2018)

Hình 4.3: Biểu đồ Cơ cấu tỷ trọng hoạt động tổ chức cho vay ủy thác năm 2018 (%/tổng số hộ điều tra)


4.1.1.3 Dư nợ cho vay ủy thác

Dư nợ là một chỉ tiêu tổng hợp của hoạt động cho vay. Qua biểu đồ 4.4 ta thấy dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội năm 2018 phân bố dư nợ vay từ 10.000.000 – 30.000.000 triệu đồng chiếm 29.97% trong đó số khách hàng dư nợ ở mức 10.000.000 triệu đồng chiếm 15%. Số dư nợ còn lại chiếm 70.04% dư nợ từ 35.000.000 – 50.000.000 triệu đồng trong đó có 41.67% dư nợ 50.000.000 triệu trong tổng dư nợchiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này chứng tỏ rằng các hộ đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất, nhằm nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi. Đồng thời nhu cầu về vốn vay ngày càng cao thì tổ chức tín dụng cũng tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho hộ nghèo nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2018)

Hình 4.4: Biểu đồ phân bố dư nợ vay năm 2018

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2022