Mức Độ Nhận Biết Của Khách Hàng Về Thương Hiệu Codegym Tại Thành Phố Huế


CodeGym Huế tham gia các hoạt động hỗ trợ cộng đồng như: Cứu trợ các hộ gia đình gặp khó khăn trong mùa lũ tại A Lưới, cứu trợ mùa lũ cho các hộ gia đình bị sạt lở đất tại Quảng Bình, hỗ trợ tặng quà tết các học viên có hoàn cảnh khó khăn tại CodeGym Huế, …

Hình ảnh 5: Chương trình thiên nguyện “Đông ấm hướng hóa”


Nguồn Fanpage CodeGym Hình ảnh 6 Trao quà cho các học sinh vùng khó khăn Nguồn 1


(Nguồn: Fanpage CodeGym)


Hình ảnh 6: Trao quà cho các học sinh vùng khó khăn


Nguồn Fanpage CodeGym 2 2 5 Đồng phục của nhân viên Một trong những yếu tố 2


(Nguồn: Fanpage CodeGym)


2.2.5. Đồng phục của nhân viên


Một trong những yếu tố góp phần làm tăng mức độ nhận biết của thương hiệu CodeGym – Hệ thống đào tạo lập trình hiện đại là áo đồng phục dành cho nhân viên. Với những thông điệp mà CodeGym muốn gửi đến tất cả mọi người, đồng phục dành cho nhân viên tại đây được thiết kế khá đơn giản nhưng lại mang nhiều ý nghĩa.

Tone màu xanh dương làm tone màu chính làm nổi bật lên màu chủ đạo của Công ty. Thiết kế áo cổ bẻ, tay ngắn ngang bắp tay, vừa mang đến một phong cách lịch thiệp, năng động nhưng không kém phần trẻ trung, đảm bảo sự thoải mái cho mỗi nhân viên trong khi làm việc. Đặc biệt là logo viết tắt được in ở phần ngực trái và logo đầy đủ được in ở phần lưng của áo, đây là các vị trí để mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy.

Tất cả những điều này đã tạo nên một nét riêng biệt cho mẫu áo đồng phục của thương hiệu CodeGym.

Hình ảnh 7: Áo đồng phục CodeGym


Nguồn Fanpage CodeGym 2 3 Mức độ nhận biết của khách hàng về thương hiệu 3


(Nguồn: Fanpage CodeGym)


2.3. Mức độ nhận biết của khách hàng về thương hiệu CodeGym tại thành phố Huế

2.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu


Tổng số phiếu điều tra phát ra là 139 phiếu, trong đó có 10 phiếu do khách hàng không biết đến bất kỳ một đơn vị đào tạo lập trình nào và 9 phiếu do khách hàng không biết đến thương hiệu CodeGym để tiếp tục khảo sát.

Bảng 2.3: Đặc điểm nghiên cứu



Tiêu chí

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Tỷ lệ tích

luỹ (%)


Giới tính

Nam

77

64.2

64.2

Nữ

43

35.8

100


Độ tuổi

Dưới 18 tuổi

27

22.5

22.5

Từ 18-22 tuổi

36

30.0

52.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.



Từ 22-28 tuổi

34

28.3

80.8

Từ 28-35 tuổi

13

10.8

91.7

Từ 35 tuổi trở lên

10

8.3

100


Nghề nghiệp


Học sinh, sinh viên


52


43.3


43.3


Lao dộng phổ thông, lao

động tự do


37


30.8


74.2

Buôn bán kinh doanh

8

6.7

80.8

Cán bộ, nhân viên văn

phòng


22


18.3


99.2

Khác

1

0.8

100


Thu nhập


Chưa có thu nhập


31


25.8


25.8

Dưới 7 triệu

30

25.0

50.8

Từ 7-15 triệu

27

22.5

73.3

Từ 15-30 triệu

18

15.0

88.3

Từ 30 triệu trở lên

14

11.7

100

Tổng số

120

100

100

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20)


Từ kết quả xử lý SPSS về mẫu nghiên cứu, ta có thể rút ra một số nhận xét về mẫu nghiên cứu, cụ thể như sau:

Cơ cấu theo giới tính: Dựa vào kết quả ở bảng trên, có thể thấy tỉ lệ (%) nam và nữ có sự chênh lệch không cao. Trong 120 đối tượng được phỏng vấn,


có 77 đối tượng là nam (chiếm 64.2%) và có 43 đối tượng là nữ (chiếm 34,8%). Bởi trong quá trình thực hiện điều tra phỏng vấn thì cả nam giới và nữ giới đều có xu hướng hợp tác phỏng vấn như nhau. Tuy nhiên, đối tượng điều tra nam cao hơn nữ bởi phần lớn tác giả phát phiếu khảo sát ở tại các trung tâm đào tạo, học nghề, …thì tỷ lệ nam giới thường chiếm cao hơn.

Cơ cấu độ tuổi: Độ tuổi của mẫu nghiên cứu được chia thành 5 nhóm: dưới 18 tuổi; từ 18 – 22 tuổi; từ 22 – 28 tuổi; từ 28-35 tuổi; từ 35 tuổi trở lên. Qua kết quả thu thập được ở bảng trên, đối tượng tham gia điều tra hầu hết nằm chủ yếu trong nhóm 22-28 tuổi; 22-18 tuổi và dưới 18 tuổi, chiếm lần lượt 30%; 28,3% và 22.5% trong tổng số 120 đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn. Thấp nhất là nhóm 35 tuổi trở lên, chiếm một con số khá khiêm tốn là 8.3%.

Điều này cho thấy hầu hết các khách hàng quan tâm đến thương hiệu CodeGym (đào tạo lập trình) chủ yếu là những người trẻ (học sinh, sinh viên, những người mới ra trường và chưa có công việc ổn định), đamg tìm kiếm công việc, nghề nghiệp cho bản thân. Sự chênh lệch này cũng có thể dễ dàng giải thích bởi trong thực tế, những người có độ tuổi từ 28 tuổi trở lên đã có công việc ổn định, thu nhập cao.

Cơ cấu nghề nghiệp: Đối tượng thực hiện khảo sát nhiều nhất là học sinh sinh viên, với 120 mẫu thì tác giả phỏng vấn và điều tra được 52 người chiếm 43,3%. Lao động phổ thông, lao động tự do với 37 người chiếm 30.8% tổng số phiếu điều tra. Nhóm cán bộ, nhân viên văn phòng là 22 phiếu chiếm 18,3%; 9 phiếu còn lại nằm trong nhóm buôn bán kinh doanh và khác, nhóm buôn bán kinh doanh chiếm 6.7% còn lại 0.8% thuộc nhóm khác tương đương với 1 phiếu khảo sát. Thông qua kết quả khảo sát có thể thấy học sinh sinh viên là nhóm đối tượng rất quan tâm về CodeGym.

Cơ cấu thu nhập: Từ các cơ cấu trên ta có thể thấy đối tượng tham chủ yếu mà tác giả khảo sát là học sinh sinh viên, đây cũng là nhóm chưa có chưa có thu nhập và thu nhập dưới 7 triệu lần lượt 31 phiếu (chiếm 25.8%) và 30 phiếu


(chiếm 25.0%). Kế tiếp đó là nhóm có thu nhập từ 7-15 triệu có 27 phiếu (chiếm 22.5%), 18 phiếu (chiếm 15.0%) thuộc về nhóm 15-30 triệu, trên 30 triệu có 14

phiếu (11.7%).


2.3.2. Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu CodeGym


“CodeGym – Hệ thống đòa tạo lập trình hiện đại” đây có lẽ là cái tên khá quen thuộc đối với những ai đam mê về lập trình tại các tỉnh miền Bắc, nhưng ở Huế thì còn khá là mới lạ. Chính vì lý do đó, kể từ ngày ra mắt đến nay, CodeGym đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, phủ sóng mức độ nhận biết thương hiệu đối với khách hàng. Bất kì thương hiệu nào cũng muốn thương hiệu của mình đạt mức độ nhận biết tốt và luôn ở vị trí ưu tiên trong tâm trí khách hàng, CodeGym cũng không ngoại lệ, CodeGym đang trong giai đoạn xây dựng mức độ nhận biết ở khách hàng.

Cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.4: Mức độ nhận biết thương hiệu CodeGym



Mức độ nhận biết

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Tỷ lệ tích lũy

(%)

Nhận biết không cần trợ giúp

51

36.7

36.7

Nhận biết có trợ giúp

69

49.6

86.3

Không biết

19

13.7

100

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20)


Trong 150 phiếu khảo sát, trừ đi 11 phiếu điều tra không hợp lệ ngay từ đầu thì 51 người (chiếm 36.7%) biết đến thương hiệu CodeGym mà không cần trợ giúp, 69 người (chiếm 49.6%) biết đến thương hiệu cần có sự trợ giúp và 19 người (chiếm 13.7%) không biết đến thương hiệu. Mức độ nhận biết thương hiệu CodeGym trong tâm trí khách hàng tuy chưa cao nhưng đây cũng là một tín


hiệu đáng mừng, vì đây kết quả đánh giá nhận biết chỉ sau hai năm CodeGym ra

mắt tại thị trường thành phố Huế.


2.3.2.1. Mức độ nhận biết các thương hiệu về lập trình trên địa bàn thành phố Huế

Với tổng số 120 đối tượng khảo sát, nghiên cứu thu được 217 lượt trả lời đối với câu hỏi nhiều sự lựa chọn (trung bình mỗi người trả lời 1.8 lượt). Mỗi tiêu chí được xét riêng lẻ với câu hỏi để thể hiện rò tính phân bổ các câu trả lời của đối tượng.


Kết quả thống kê điều tra được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5: Các thương hiệu về lập trình mà khách hàng biết đến


Đơn vị đào tạo

Số lượt trả lời (lượt)

Tỷ lệ (%)

CodeGym

109

90.8

APTECH

90

75.0

Khác

18

15.0

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20)


Nhìn vào kết quả thống kê ta biết được hiện tại ở Huế có rất ít đơn vị đào tạo lập trình, chỉ có hai đơn vị đào tạo lập trình tiêu biểu đó là CodeGym và Aptech lần lượt đạt tỷ lệ nhận biết 90.8% và 75.0%. Điều này cho thấy đối thủ cạnh tranh duy nhất của CodeGym là Aptech, tỷ lệ nhận biết của CodeGym cao hơn so với Aptech chứng mình Huế là thị trường vô cùng hấp dẫn và cơ hội phát triển rất cao.

2.3.2.2. Mức độ nhận biết thương hiệu qua các nguồn thông tin quảng bá

thương hiệu


Với tổng số 120 đối tượng khảo sát, nghiên cứu thu được 172 lượt trả lời đối với câu hỏi nhiều sự lựa chọn (trung bình mỗi người trả lời 1.43 lượt). Mỗi tiêu chí được xét riêng lẻ với câu hỏi để thể hiện rò tính phân bổ các câu trả lời của đối tượng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022