Định Hướng Phát Triển Du Lịch Tại Tỉnh Bắc Ninh

du lịch... giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về du lịch Bắc Ninh, gắn việc tổ chức lễ hội du lịch với các sự kiện chính trị quan trọng nhằm tạo điểm nhấn, thu hút du khách đến với Bắc Ninh. Cùng với khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch hiện có, tỉnh Bắc Ninh đã tập trung đầu tư nâng cấp, trùng tu, tôn tạo các di tích, danh thắng trên địa bàn; đồng thời quản lý và tổ chức tốt các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hóa, thể thao.

Khảo sát thực tế tại tỉnh cho thấy môi trường du lịch đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ việc tuyên truyền quảng bá, quản lý đô thị, quy hoạch dịch vụ du lịch đến việc đảm bảo vệ sinh môi trường, chống chặt chém, ép giá, nâng cao chất lượng dịch vụ… Cơ bản các lĩnh vực dịch vụ đều có một đơn vị chịu trách nhiệm, không còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Phương châm quản lý là giao việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở kinh doanh gắn với tăng cường thanh tra, kiểm tra của các lực lượng chức năng đã tạo ra môi trường du lịch an toàn, thân thiện, nhất là các lĩnh vực an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Không còn cảnh nhếch nhác bán hàng rong, đeo bám chèo kéo du khách. Để hoạt động du lịch và các dịch vụ ngày càng hiệu quả và chuyên nghiệp, tỉnh Bắc Ninh đã thành lập các đội liên ngành, quản lý các hoạt động dịch vụ - du lịch theo hướng giảm về số lượng, tăng quyền hạn, tính chuyên nghiệp và trách nhiệm quản lý; tại các cơ sở dịch vụ đều có bảng thông báo về quy tắc ứng xử “Văn minh du lịch Bắc Ninh”, giá cả các sản phẩm dịch vụ được niêm yết công khai, cùng với số điện thoại đường dây nóng của các đơn vị liên quan. Bên cạnh việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch khang trang, sạch đẹp, với việc thực hiện hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, hình ảnh du lịch Bắc Ninh đã được cải thiện đáng kể, tạo ấn tượng tốt trong lòng du khách khi đến du lịch tại Bắc Ninh.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Một là, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch cho người dân và nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư địa phương về

vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, mặc dù các cấp chính quyền đã khá tích cực, song hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay.

Hai là, việc cụ thể hóa và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để quản lý, điều hành du lịch từng lúc còn chậm, nội dung chưa sát với thực tiễn và chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia vào kinh doanh. Thủ tục hành chính đối với đăng kí đầu tư kinh doanh nói chung và du lịch nói riêng mặc dù đã được cải thiện song nhìn chung vẫn còn phức tạp, phiền hà.

Ba là, công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển mặc dù đã được chú trọng, quan tâm thực hiện xong vẫn còn chưa theo kịp được yêu cầu của sự phát triển do bối cảnh đã có nhiều thay đổi. Một số quy hoạch có dấu hiệu kém khả thi do chưa nghiên cứu kĩ lưỡng, một số đã được phê duyệt nhưng tốc độ triển khai còn chậm gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.

Bốn là, công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ nguồn nhân lực cho du lịch còn hạn chế. Chưa khắc phục được tình trạng thiếu nguồn lao động có trình độ chuyên môn mang tính chuyên nghiệp. Chất lượng phục vụ chưa đồng đều.

Năm là, công tác đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho du lịch còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Nguồn vốn đầu tư hiện nay chủ yếu trông chờ vào ngân sách nhà nước trong khi nguồn vốn này có hạn, đầu tư còn dàn trải. Trên địa bàn tỉnh còn thiếu các khu vui chơi, thể thao, giải trí chất lượng cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Sáu là, công tác tổ chức bộ máy quản lý các khu, điểm du lịch chưa có sự thống nhất còn chồng chéo.

Bảy là, công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch mặc dù đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện nhưng nhìn chung vẫn còn

Chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh - 11

nhiều bất cập, hiệu quả mang lại không cao, chủ yếu vẫn mang tính hình thức. Công tác xử lý sau kiểm tra, thanh tra từng lúc, từng nơi còn chưa dứt khoát, còn để kéo dài dẫn đến tình trạng khiếu nại trong lĩnh vực du lịch còn xảy ra. Các hoạt động thanh, kiểm tra hoạt động du lịch tại tỉnh Bắc Ninh còn chưa thường xuyên, chủ yếu là kiểm tra định kỳ 1 lần trong năm trước lễ hội xuân. Chưa kiểm tra toàn bộ các loại hình kinh doanh tại các điểm di tích tiêu biểu, các điểm du lịch nằm phía cách xa tỉnh. Vì vậy các đơn vị kinh doanh hay các cán hân c h ư a thấy hết được những sai phạm của mình trong quá trình kinh doanh, gây bất bình cho du khách. Điều này về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đế sự phát triển du lịch của Bắc Ninh.

Tám là, công tác xúc tiến, quảng bá và hợp tác trong du lịch vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Trung tâm xúc tiến du lịch đã được thành lập từ năm 2010 song hoạt động của trung tâm vẫn chưa mang lại hiệu quả cao nhất trong việc khai thác những tiềm năng du lịch của tỉnh.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

a. Nguyên nhân khách quan

- Hoạt động du lịch nước ta nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng nhìn chung vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát còn thấp so với du lịch của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

- Cơ chế chính sách, pháp luật chung liên quan đến phát triển kinh tế còn chưa theo kịp với sự phát triển, chưa đồng bộ, thiếu sự thông thoáng. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các luật còn chậm, chưa kịp thời, gây khó khăn cho công tác QLNN đối với du lịch ở địa phương. Mặt khác, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội cao. QLNN đối với du lịch liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều lĩnh vực khác nhau.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Một số cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh chưa coi trọng, quan tâm đúng mức đến công tác QLNN đối với du lịch trên địa bàn. Nhận thức về vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn hạn chế nên nhiều nơi, nhiều đơn vị trong tỉnh còn có hiện tượng trông chờ, ỷ lại, chưa năng động, sáng tạo, chưa tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển.

- Nội dung, phương thức và phương pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục chính sách, pháp luật du lịch cho cộng đồng dân cư trên địa bàn còn đơn giản chưa đánh vào nhận thức của người dân.

- Nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư và hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, kỹ thuật cho du lịch còn thấp, trong khi đó việc phân bổ vẫn còn thiếu tập trung, dẫn đến tình trạng dầu tư phân tán, nhỏ lẻ, các dự án đầu tư bị chậm tiến độ. Điều này cùng với việc thiếu cương quyết trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho hoạt động đầu tư và những bất cập về thủ tục hành chính đối với kinh doanh nói chung, du lịch nói riêng đã và đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này.

- Bộ máy QLNN về du lịch liên tục có sự thay đổi theo thời gian do sự sát nhập, chia tách các đơn vị nên thiếu tính ổn định, không đảm bảo thống nhất, liên tục trong quản lý nhất là bộ máy quản lý ở cấp huyện. Quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị chưa có sự rõ ràng. Sự phối kết hợp trong quản lý giữa các cơ quan chức năng của tỉnh chưa thật chặt chẽ trong khi đó lại chưa phân định được một cách rõ ràng trách nhiệm và lợi ích của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư trong quản lý du lịch tại các khu, điểm du lịch. Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành du lịch của tỉnh còn hạn chế. Công tác quản lý, quy hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ QLNN đối với du lịch của tỉnh nhất là đội ngũ cán bộ trẻ đã được quan tâm nhưng chưa thường xuyên. Bên cạnh đó các chính sách đãi ngộ vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch chưa bài bản và mang tính hệ thống, mới chỉ tập trung vào nhu cầu tạm thời trước mắt. Mối liên hệ giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp sử dụng lao động trong ngành chưa chặt chẽ.

- Công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch và xây dựng hệ thống thông tin du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch thiếu tính chuyên nghiệp. Sản phẩm quảng bá, giới thiệu còn đơn giản chưa gây được sự chú ý, hình thức kém hấp dẫn, phạm vi hẹp.

- Phạm vi thanh tra, kiểm tra với các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong du lịch chưa được xác định rõ ràng. Phương thức, trình tự bộc lộ nhiều hạn chế, bất cấp. Sự phối hợp giữa kiểm tra liên ngành còn kém hiệu quả gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Tiểu kết chương 2


Trong chương 2, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề sau:

Một là, nêu lên được các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn sẵn có để thấy được tiềm năng phát triển du lịch nói chung cũng như phát triển du lịch bền vững nói riêng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Hai là, Thực tiễn phát triển du lịch và tình hình triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó làm rõ thực trạng thực thi chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh. Bên cạnh đó, luận văn đã chỉ ra được kết quả đạt được và nguyên nhân của kết quả đạt được, đồng thời tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

Từ những phân tích trên, luận văn lấy đó làm cơ sở để đưa ra những giải pháp ở Chương 3.

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH BẮC NINH


3.1.Định hướng phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh

Theo tổ chức du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), ngành du lịch ra đời muộn hơn, nhưng lại phát triển với tốc độ nhanh hơn. Hiện nay, nhiều nước lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, lôi kéo và tạo điều kiện cho nhiều ngành khác phát triển theo, thu nhập từ du lịch và các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch chiếm từ 60-70% tổng sản phẩm quốc nội. Theo báo cáo mới đây của Tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO), bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, lượng khách du lịch thế giới trong năm 2012 vẫn cán mốc 1 tỷ lượt người (tăng 4% so với năm 2011). Tổ chức du lịch thế giới của Liên hợp quốc nhận định: Dù tương lai nền kinh tế nhiều nước vẫn đang vô định, người dân vẫn luôn dành ưu tiên cho du lịch so với các khoản chi khác, chính vì vậy ngành du lịch thế giới vẫn phát triển vững chắc. Ngành du lịch thế giới vẫn tăng trưởng trong những năm tới, năm 2010 thu hút khoảng 1,1 tỷ lượt người đi du lịch và 1,6 tỷ người vào năm 2020[23]. Thực tế cho thấy, sự phát triển của du lịch thế giới hiện nay đang diễn ra theo các xu hướng sau đây:

Một là, du lịch thế giới đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Điều này là do các nguyên nhân chủ yếu sau : (1) Đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Ở các nước phát triển du lịch trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội; (2) Mạng lưới và phương tiện giao thông ngày càng được hoàn thiện, nhất là phương tiện hàng không ngày càng phát triển đã tạo cho khách du lịch có nhiều thời gian nghỉ ngơi, tham quan; (3) Xu hướng hòa bình thế giới ngày càng được củng cố, sự liên kết hợp tác song phương, đa phương giữa các

quốc gia trên thế giới ngày càng được mở rộng; (4) Sự đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến các thủ tục thị thực, hải quan… đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch thực hiện các chuyến du lịch của mình.

Hai là, có sự thay đổi hướng đi của khách du lịch quốc tế. Nếu như trong những năm cuối thế kỷ XX nguồn khách du lịch tập trung vào các nước thuộc Châu Âu và Mỹ thì sang những năm đầu thế kỷ XXI khách du lịch lại tìm đến những nước đang phát triển thuộc Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có các nước thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Điều này mở ra cho các nước thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương triển vọng to lớn cho việc phát triển du lịch. Trong báo cáo Triển vọng du lịch toàn cầu 2020, Tổ chức du lịch thế giới của Liên hợp quốc dự báo ngành du lịch Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 6,5% hàng năm trong 15 năm tới (tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của ngành du lịch thế giới trong thời gian này là 4,1%).

Ba là, cơ cấu chỉ tiêu của khách du lịch quốc tế có sự thay đổi. Những năm trước đây, phần chỉ tiêu của khách du lịch chủ yếu dành cho việc ăn, ở, đi lại,.. thì nay việc chỉ tiêu của khách phần lớn tập trung cho việc mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan, giải trí...

Bốn là, việc lựa chọn các loại hình du lịch của khách du lịch quốc tế cũng thay đổi. Hiện nay, khách du lịch có xu hướng lựa chọn các loại hình như : du lịch bằng máy bay tư nhân, bằng thuyền buồm. Đối với những du khách khá giả, các chuyến bay thương mại đang trở thành quá khứ, bởi họ quan tâm tới tiện nghi riêng hơn là giá cả chuyến bay. Những du khách giàu có thích thuê những chiếc buồm bởi tính sang trọng và khả năng có thể thay đổi lộ trình theo ý muốn của mình; du lịch gia đình với việc đi nghỉ chung của các thế hệ khác nhau trong một gia đình; du lịch không mang theo con cái; du lịch cùng với đoàn tùy tùng ( những chuyến du lịch mang theo bảo mẫu, gia sư, đầu bếp... của các nhân vật nổi tiếng); du lịch lều trại, du lịch sinh thái.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí