Mục Đích Của Đăng Ký Giao Dịch Bảo Đảm Tiền Vay

hoặc tập trung khác nhau. Các nước có hệ thống đăng ký bất động sản tập trung và thống nhất từ trung ương xuống địa phương, như ở Nhật Bản là Sở Pháp vụ, Hàn Quốc là Toà án, ở Việt Nam là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, huyện thuộc Sở và Phòng Tài nguyên và môi trường,… Do mục đích của đăng ký giao dịch bảo đảm là công khai hoá thông tin về tài sản bảo đảm nên việc đăng ký mang tính dịch vụ công. Vì vậy, mọi tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu đều được cung cấp thông tin cũng như các quyền đã thiết lập với tài sản bảo đảm.

Thứ ba, đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện một cách bắt buộc hoặc tự nguyện tuỳ theo quy định của pháp luật. Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia đều quy định những trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc đăng ký theo yêu cầu tự nguyện của một trong các bên tham gia giao dịch bảo đảm.

Đăng ký bắt buộc là loại đăng ký mà pháp luật buộc một trong các bên tham gia giao dịch bảo đảm phải đăng ký giao dịch đó tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước chỉ thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch đó khi nó đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền [25, tr. 7].

Đăng ký tự nguyện là loại đăng ký mà các bên trong quan hệ bảo đảm có thể đăng ký hoặc không đăng ký giao dịch bảo đảm đó tại cơ quan đăng ký có thẩm quyền của Nhà nước. Và việc đăng ký hay không đăng ký này không ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của giao dịch bảo đảm mà các bên đã thiết lập.

Thứ tư, thông tin về giao dịch bảo đảm được đăng ký phải được cung cấp cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu. Cung cấp thông tin là mục tiêu quan trọng của tất cả các hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm trên thế giới. Do vậy, thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm đã đăng ký tại các cơ quan có thẩm quyền đều được lưu giữ và cung cấp công khai cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Trong bối cảnh hoạt động cho vay có bảo

đảm bằng tài sản của các tổ chức tín dụng ngày càng được mở rộng hơn về hình thức và mức đó, việc công khai, minh bạch hoá thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm có ý nghĩa đặc biệt góp phần làm lành mạnh thị trường tài chính – tiền tệ, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong linh vực này cũng như các tác động tiêu cực đối với sự phát triển, ổn định của môi trường đầu tư của các quốc gia. Do vậy, pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng khẳng định quyền được tìm hiểu, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm như nhiều quốc gia khác trên thế giới.Việc này được cụ thể hoá tại Điều 41 của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP.

1.2.2. Mục đích của đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay

Mục đích của giao dịch đảm bảo tiền vay nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Bảo đảm tiền vay có thể bằng tài sản hoặc không bằng tài sản. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay chỉ đặt ra khi bên vay hoặc người thứ ba dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận với bên vay. Mục đích đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm công khai thông tin đối với tài sản đã dùng làm đảm bảo. Bên cạnh đó, đăng ký còn giúp xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi thanh lý tài sản để trả nợ và là hoạt động bắt buộc của pháp luật.

Đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm công khai thông tin đối với tài sản: Việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản cụ thể của bên vay hoặc bên thứ ba sẽ giúp các chủ thể khác khi có giao dịch liên quan đến tài sản đã đăng ký. Nếu bên sở hữu lại dùng tài sản đã được đăng ký giao dịch bảo đảm để thực hiện giao dịch khác, thì giao dịch đó có thể bị vô hiệu và các quyền lợi với tài sản đó của bên đã nhận bảo đảm được pháp luật bảo đảm. Tuy nhiên, bên cho vay không bao giờ muốn tình huống đó xảy ra, bởi việc tranh chấp liên quan đến tài sản sẽ ảnh hưởng đến thời hạn thu hồi khoản nợ.

Đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản để trả nợ: Việc đăng ký giao dịch bảo đảm là nhằm bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo đảm trong việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa những người cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản. Các giao dịch bảo đảm đã đăng ký sẽ có giá trị đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký cho đến khi hết hiệu lực đăng ký được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nếu một tài sản dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ dân sự, mà tất cả các giao dịch bảo đảm đó được đăng ký, thì bên đăng ký giao dịch bảo đảm trước, sẽ được quyền thanh toán trước. Số dư còn lại mới được thanh toán cho các chủ nợ có đăng ký giao dịch bảo đảm sau. Ngược lại, nếu không còn dư, thì sẽ là rủi ro của những chủ nợ có giao dịch bảo đảm đăng ký sau này.

Như vậy, việc đăng ký giao dịch bảo đảm không chỉ bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia hoạt động giao dịch bảo đảm mà còn là nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch bảo đảm.

Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật Việt Nam - 4

Đăng ký giao dịch đảm bảo là hoạt động bắt buộc của pháp luật:

Trong các giao dịch bảo đảm, pháp luật bắt buộc các bên tham gia phải đăng ký giao dịch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các trường hợp phải đăng ký bao gồm: a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

b) Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; c) Thế chấp tàu bay, tàu biển; d) Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ; đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định [16, Điều 12].

BLDS 2005 quy định “Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định” [37, Điều 323]. Quy định như trên vẫn chưa đủ rõ, chưa cụ thể để tạo ra một cách hiểu thống nhất, chính xác. Trên thực tế, đăng ký giao dịch thế chấp tài sản là bất động sản khi xảy ra tranh chấp, các Toà án phán quyết là những điều kiện bắt buộc có hiệu lực của giao dịch thế chấp.

1.2.3. Ý nghĩa của đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay

Ở các nước trên thế giới, việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa các rủi ro pháp lý cho các bên trong quan hệ bảo đảm nghĩa vụ, đặc biệt là nhằm bảo vệ một cách hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo đảm trong giao dịch bảo đảm cũng như quyền lợi của người thứ ba.

Hiện nay ở nước ta, đã và đang xây dựng dự thảo Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm với mục tiêu thiết lập cơ chế minh bạch hoá tình trạng pháp lý của tài sản, góp phần bảo vệ quyền dân sự chính đáng của mọi người dân và tổ chức, đây là một dịch vụ hành chính công do Nhà nước cung cấp cho khách hàng là tổ chức, cá nhân để giúp họ tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình trước các rủi ro pháp lý trong quá trình thiết lập các giao dịch bảo đảm. Dịch vụ này không có tính chất của một hoạt động thương mại nên không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận mà Nhà nước chỉ thu một khoản lệ phí vừa đủ để thực hiện tốt nhất dịch vụ này cho người sử dụng dịch vụ. Dự thảo Luật đăng ký giao dịch bảo đảm hướng tới mục tiêu sao cho dịch vụ này trở nên đơn giản nhất, chi phí ít nhất để khiến cho người dân có thể tiếp cận một cách dễ dàng, thuận lợi đối với dịch vụ đăng ký cũng như tìm kiếm các thông tin về những giao dịch bảo đảm đã được đăng ký.

Mặt khác, đăng ký giao dịch bảo đảm là việc Nhà nước công nhận một tình trạng đã được bảo đảm cho một nghĩa vụ hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự nhất định. Đăng ký giao dịch bảo đảm là hoạt động thừa nhận một tài sản đã được chủ sở hữu đem bảo đảm cho việc thực hiện một hay nhiều nghĩa vụ dân sự của chính họ hoặc của người khác đối với bên có quyền. Hành vi này sẽ là sự kiện pháp lý để làm phát sinh quyền được ưu tiên thanh toán của bên nhận bảo đảm trong giao dịch bảo đảm đã đăng ký, so với bên nhận bảo đảm khác trong các giao dịch bảo đảm chưa được đăng ký.

1.2.4. Chủ thể của đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay

Chủ thể tham gia quan hệ đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm: người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm và cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

1.2.4.1. Người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm

Nghị định số 83/2010/NĐ-CP quy định:

Người yêu cầu đăng ký là Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của bên nhận bảo đảm là doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản hoặc người được một trong các chủ thể này uỷ quyền. Trong trường hợp thay đổi Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm mới cũng có thể là người yêu cầu đăng ký thay đổi đó [20, Điều 5, Khoản 1].

Tuy nhiên, đối với một số giao dịch bảo đảm nhất định như Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, pháp luật quy định cụ thể Bên thế chấp là bên có nghĩa vị “làm thủ tục đăng ký việc thế chấp” (khoản 2 Điều 717 BLDS 2005) và cơ quan đăng ký có thẩm quyền.

Căn cứ với quy định nêu trên, trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại thì người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm: bên bảo đảm, ngân hàng thương mại hoặc người thứ ba được các bên uỷ quyền thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm. Theo đó, bên bảo đảm có thể là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ điều kiện pháp luật về chủ thể vay vốn, có nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng/hợp đồng bảo lãnh đã ký kết với Ngân hàng hoặc người thứ ba cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho Bên bảo đảm theo thoả thuận trong các hợp đồng nêu trên. Còn ngân hàng thương mại – bên nhận bảo đảm là tổ chức tín dụng được thành lập hợp pháp, được thực hiện hoạt động cho vay theo đúng quy định của pháp luật đồng thời là bên có quyền trong quan hệ tín dụng/bảo lãnh mà việc thực hiện

quyền này được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm (như cầm cố, thế chấp tài sản,…) của Bên bảo đảm.

1.2.4.2. Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm

Đăng ký giao dịch bảo đảm nói chung là một giải pháp kiểm soát từ phía Nhà nước đối với các tài sản của các bên tham gia giao dịch. Theo đó công tác đăng ký giao dịch bảo đảm được phân định cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký khác nhau.

Trên cơ sở tham khảo pháp luật các nước cho thấy, hiện nay trên thế giới đã và đang tồn tại một số mô hình tổ chức hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm sau đây [46]:

Mô hình thứ nhất, hệ thống cơ quan đăng ký được tổ chức phân tán không tập trung: Việc đăng ký sở hữu và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với mỗi loại tài sản được thực hiện tại một cơ quan đăng ký. Mô hình này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, còn mục tiêu đảm bảo cho các giao dịch được thực hiện thuận lợi, minh bạch, công khai chưa được chú trọng. Bên cạnh đó, mô hình mất nhiều thời gian, chi phí tốn kém, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Mô hình thứ hai: mô hình đăng ký tập trung đối với cầm cố động sản và đăng ký thế chấp bất động sản ở những cơ quan đăng ký quyền sở hữu bất động sản. Việc đăng ký thế chấp và đăng ký các lợi ích khác liên quan đến bất động sản được thực hiện tại chính cơ quan đăng ký quyền sở hữu bất động sản được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ, còn việc cầm cố và các lợi ích khác liên quan đến động sản thì được đăng ký tại duy nhất một cơ quan trung ương với các chi nhánh đặt tại địa phương.

Mô hình thứ ba: hệ thống đăng ký tập trung, theo đó cả động sản và bất động sản sẽ được đăng ký tại cùng một cơ quan và tách khỏi cơ quan đăng ký quyền sở hữu. Theo mô hình này, việc cầm cố, thế chấp tài sản và các

lợi ích liên quan đến tài sản đều được đăng ký tại một cơ quan và độc lập với cơ quan đăng ký quyền sở hữu. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì khi đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ có viện dẫn nơi đăng ký và số đăng ký quyền sở hữu. Ưu điểm của mô hình này là giúp xác định chính xác thứ tự ưu tiên thanh toán hơn so với hai mô hình trước đó, do toàn bộ tài sản đều được đăng ký tại duy nhất một cơ quan.

Tại Việt Nam, do tính chất của đăng ký giao dịch bảo đảm bằng bất động sản khác biệt về cơ bản so với đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển và các động sản khác nên các cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay đang được tổ chức theo mô hình không tập trung, phân tán, bao gồm: Cục Hàng không Việt Nam, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm thuộc Bộ tư pháp.

1.2.5. Hiệu lực pháp lý của đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay

1.2.5.1. Hiệu lực pháp lý về mặt thời gian

Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chủ thể được ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm. Theo Điều 13 của Nghị định số 08/2000/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm thì việc đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị trong 05 năm kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp các bên có yêu cầu xoá đăng ký trước thời hạn hoặc có yêu cầu đăng ký gia hạn. Thời hạn của mỗi lần đăng ký gia hạn là năm năm. Tuy nhiên Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định số 83/2010/NĐ-CP. Điều 6 của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP quy định về thời hạn có hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo đảm. Theo đó, “việc đăng ký giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này đến thời điểm xoá đăng ký theo đơn của người yêu cầu xoá đăng ký” [20, Điều 6]

Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm được xác định như sau:

(i) Trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ;

(ii) Trong trường hợp tài sản bảo đảm là tàu bay, tàu biển thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm thông tin về giao dịch bảo đảm được ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;

(iii) Trong trường hợp tài sản bảo đảm là các tài sản khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm nội dung của đơn yêu cầu đăng ký được nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm [20, Điều 6, Khoản 1.

Ngoài ra có 3 trường hợp mà thời điểm đăng ký của giao dịch bảo đảm được xác định khác là:

(i) Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm được xác định là thời điểm cơ quan đăng ký nhận hồ sơ đăng ký thay đổi hợp lệ;

(ii) Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm là tàu bay, tàu biển thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm được xác định là thời điểm nội dung đơn yêu cầu đăng ký thay đổi đó được ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;

(iii) Trường hợp đăng ký thay đổi do sai sót về kê khai tài sản bảo đảm hoặc tên của bên bảo đảm, số giấy tờ xác định tư cách pháp lý của bên bảo đảm và thuộc thẩm quyền đăng ký của Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thì thời điểm đăng ký được xác định là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023