Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TỐNG THỊ THU TRANG


ĐĂNG Ký GIAO DịCH BảO ĐảM TIềN VAY THEO PHáP LUậT VIệT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TỐNG THỊ THU TRANG


ĐĂNG Ký GIAO DịCH BảO ĐảM TIềN VAY THEO PHáP LUậT VIệT NAM


Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG ANH TUẤN

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Đặng Quang Phương. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy, tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người cam đoan


Tống Thị Thu Trang

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục bảng, sơ đồ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TIỀN VAY 11

1.1. Một số khái niệm trong đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay 11

1.1.1. Khái niệm giao dịch bảo đảm 11

1.1.2. Khái niệm giao dịch bảo đảm tiền vay 13

1.1.3. Khái niệm tài sản bảo đảm tiền vay 14

1.1.4. Khái niệm đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay 15

1.2. Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay 17

1.2.1. Đặc điểm chung của đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay 17

1.2.2. Mục đích của đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay 19

1.2.3. Ý nghĩa của đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay 21

1.2.4. Chủ thể của đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay 22

1.2.5. Hiệu lực pháp lý của đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay 24

1.2.6. Xác lập và chấm dứt quan hệ pháp luật về đăng ký giao dịch

bảo đảm tiền vay 28

1.2.7. Các giao dịch bảo đảm bắt buộc phải đăng ký 29

1.3. Pháp luật chỉnh hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm tiền

vay ở Việt Nam 32

1.3.1. Giai đoạn 1992 đến 2005 32

1.3.2. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay 33

Kết luận chương 1 37

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TIỀN VAY 38

2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về

đăng ký giao dịch bảo đảm 38

2.1.1. Tổ chức và thẩm quyền của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm 38

2.1.2. Đăng ký, thay đổi, xoá đăng ký giao dịch bảo đảm 45

2.1.3. Hồ sơ và thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm 53

2.1.4. Cung cấp và công bố thông tin về giao dịch bảo đảm 60

2.2. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trong đăng ký giao

dịch bảo đảm tiền vay 64

2.2.1. Do sự thiếu nhất quán, đồng bộ giữa các quy định pháp luật 64

2.2.2. Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm 65

2.2.3. Phân chia việc đăng ký giao dịch bảo đảm không hợp lý 67

Kết luận Chương 2 69

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH ĐẢM BẢO TIỀN VAY 70

3.1. Các định hướng hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch

bảo đảm tiền vay 70

3.1.1. Định hướng đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về các

biện pháp bảo đảm tiền vay 70

3.1.2. Định hướng hoàn thiện đối với việc đăng ký giao dịch bảo đảm 71

3.1.3. Định hướng hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm

tiền vay 74

3.2. Một số kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về đăng ký

giao dịch bảo đảm tiền vay 75

3.2.1. Giải pháp lập pháp 75

3.2.2. Giải pháp hành pháp 80

3.2.3. Giải pháp tư pháp 82

3.2.4. Một số giải pháp khác 83

Kết luận chương 3 86

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ


Số hiệu bảng, sơ đồ


Tên bảng, sơ đồ


Trang

Sơ đồ 2.1:

Về hệ thống các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm

39


Bảng 2.1:

Kết quả thống kê số lượng các giao dịch bảo đảm được đăng ký từ năm 2005 đến năm 2011


40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật Việt Nam - 1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Thực tế cho thấy, hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm đã góp phần công khai, minh bạch các giao dịch bảo đảm và đối kháng với người thứ ba, tạo nguồn dữ liệu thông tin quan trọng làm cơ sở tra cứu, xác minh khi quyết định chấp nhận tài sản đảm bảo và quyết định ký kết giao dịch đảm bảo và cấp tín dụng cho bên vay. Việc xác định thời điểm đăng ký giao dịch đảm bảo còn là căn cứ xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản. Với ý nghĩa này, đăng ký giao dịch đảm bảo có thể được coi như lá chắn đảm bảo an toàn pháp lý chủ thể có quyền yêu cầu trong các giao dịch dân sự (theo nghĩa rộng).

Theo quy định của BLDS 2005 hiện có 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lãnh; Tín chấp. Trong đó, các biện pháp bảo đảm tiền vay gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh, tín chấp.

- Bảo đảm tiền vay bằng cầm cố tài sản

Theo quy định tại điều 326 BLDS 2005 quy định về cầm cố tài sản: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” [37, Điều 326]. Như vậy, khái niệm về cầm cố tài sản đã thay đổi, biện pháp bảo đảm bằng cầm cố tài sản buộc bên cầm cố phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố. Và đây là tiêu chí để phân biệt với thế chấp tài sản, chứ không căn cứ vào loại tài sản là động sản hoặc bất động sản.

Tuy nhiên, nếu theo quy định tại điều 326 của BLDS 2005 không quy định về tài sản dùng để cầm cố là động sản hay là bất động sản, thì được hiểu cầm cố cả hai loại tài sản trên. Khi xem xét các quy định tại các luật chuyên

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí