Đăng Ký Giao Dịch Bảo Đảm Tiền Vay Bằng Qshtt Và Quyền Ưu Tiên

lập các hợp đồng tín dụng, ngân hàng và bên vay có thể thỏa thuận xác lập một đặc quyền lên QSHTT của bên vay.

Như vậy, qua việc tìm hiểu quy định về biện pháp bảo đảm của một số quốc gia, đối chiếu đặc trưng của từng biện pháp bảo đảm cụ thể với đặc điểm của QSHTT, ta thấy rằng các biện pháp bảo lãnh không phù hợp để áp dụng khi muốn dùng QSHTT để bảo đảm cho khoản vay. Đối với biện pháp cầm cố, thế chấp, tùy thuộc quy định pháp luật của từng quốc gia đối với đặc trưng của biện pháp bảo đảm và tài sản bảo đảm mà có cho phép hoặc không cho phép áp dụng biện pháp cầm cố, thế chấp đối với QSHTT. Ngoài ra, các nước theo hệ thống pháp luật Common Law với chế định “đặc quyền” trên tài sản bảo đảm, có thể thỏa thuận xác lập một đặc quyền trên QSHTT tuệ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

1.2.3.2. Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay bằng QSHTT và quyền ưu tiên

Giao dịch bảo đảm tiền vay bằng QSHTT là sự thỏa thuận giữa ngân hàng và người vay về việc xác lập một quyền hoặc lợi ích bảo đảm đối với QSHTT của bên vay cho ngân hàng, do đó, giao dịch chỉ làm phát sinh hiệu lực đối với hai bên chủ thể của giao dịch. Để giao dịch có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba, thông tin về giao dịch bảo đảm cần được công khai hóa.

Công khai hóa giao dịch bảo đảm được thực hiện dưới nhiều hình thức như đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền, hoặc chiếm hữu trực tiếp tài sản bảo đảm. Việc áp dụng hình thức công khai thông tin nào phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia và loại giao dịch bảo đảm cần công khai. Đối với biện pháp thế chấp tài sản và thỏa thuận xác lập “đặc quyền”, bởi khi mà áp dụng các biện pháp bảo đảm này, phía ngân hàng không cầm giữ và quản lý trực tiếp tài sản bảo đảm nên một thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm là cần thiết để công khai hóa thông tin cho bên thứ ba biết. Còn trường hợp cầm cố, việc nắm giữ và kiểm soát tài sản cầm cố đã trực tiếp công khai hóa thông tin và xác lập cho ngân hàng quyền ưu tiên thanh toán đầu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm.

Như vậy việc đăng ký giao dịch bảo đảm bằng QSHTT có ý nghĩa rất lớn đối với các bên trong giao dịch bảo đảm và bên thứ ba, đặc biệt là phía ngân hàng. Với việc đăng ký giao dịch bảo đảm, quyền lợi của các bên được công khai hóa, mọi người (đặc biệt là chủ thể có dự định giao kết hợp đồng liên quan đến QSHTT) có thể tiếp cận và nắm được tình trạng pháp lý của QSHTT, để đưa ra những quyết định phù hợp. Đồng thời, đăng ký giao dịch bảo đảm xác lập thứ tự ưu tiên thanh toán cho bên ngân hàng trong trường hợp một tài sản được dùng để thực hiện nhiều nghĩa vụ.

Trong trường hợp một tài sản được dùng để thực hiện nhiều nghĩa vụ, thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo hình thức công khai hóa giao dịch bảo đảm và thời gian đăng ký. Do đó, chủ nợ có bảo đảm được quyền ưu tiên thanh toán trước các chủ nợ không có bảo đảm; trong trường hợp có nhiều chủ nợ có bảo đảm thì thứ tự ưu tiên phụ thuộc vào thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm, chủ nợ đăng ký giao dịch bảo đảm trước được ưu tiên thanh toán trước chủ nợ đăng ký sau.

Tuy nhiên, tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia mà việc đăng ký giao dịch bảo đảm không phải là điều bắt buộc, trong đó pháp luật Đức, Nhật Bản không bắt buộc đăng ký; còn pháp luật Pháp yêu cầu bắt buộc đăng ký giao dịch bảo đảm. Ngoài ra, tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia mà việc đăng ký giao dịch bảo đảm làm phát sinh một trong hai loại hiệu lực sau đây:

- Đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực, tức là điều kiện để xác lập quyền. (pháp luật Đức)

- Đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện để vật quyền hay giao dịch bảo đảm có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba. (pháp luật Pháp, Nhật Bản,…)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

1.2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời hạn bảo đảm

- Đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ việc sử dụng QSHTT

Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của Ngân hàng thương mại trong pháp luật Việt Nam - 4

Trong giao dịch bảo đảm tiền vay bằng QSHTT, tùy theo pháp luật của từng quốc gia mà ngân hàng và bên bảo đảm có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với tài sản bảo đảm và đối với bên còn lại. Tuy nhiên, với đặc điểm chung của các biện pháp bảo đảm là xác lập cho bên ngân hàng một quyền hoặc một lợi ích bảo đảm đối với

QSHTT, thì bên ngân hàng thường có quyền kiểm soát lưu thông đối với QSHTT của bên bảo đảm, hay nói cách khác là quyền hạn chế quyền định đoạt tài sản của bên bảo đảm. Bên bảo đảm được giữ lại quyền sử dụng đối với tài sản bảo đảm. Theo đó, bên bảo đảm không được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, góp vốn bằng tài sản bảo đảm nếu không được sự đồng ý của phía ngân hàng, nhưng được quyền trực tiếp khai thác QSHTT hoặc cho phép người khác, sử dụng QSHTT. Việc cho phép người khác khai thác, sử dụng QSHTT mang lại một khoản tiền, hay còn gọi là lợi tức. Vậy một vấn đề đặt ra là khoản lợi tức thu được từ tài sản bảo đảm trong thời hạn bảo đảm sẽ thuộc sở hữu của ai?

Đối với các loại tài sản bảo đảm là tài sản hữu hình thì hoa lợi, lợi tức thu được từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm trong quá trình thực hiện biện pháp bảo đảm thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Điều này dựa trên nguyên tắc của các biện pháp bảo đảm chỉ làm hạn chế quyền định đoạt tài sản của bên bảo đảm, quyền sử dụng không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên đối với QSHTT - một loại tài sản vô hình, giá trị của tài sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, không nằm trong tầm kiểm soát của chủ sở hữu tài sản, thì rủi ro của bên ngân hàng bị đẩy lên cao hơn. Do đó, để hạn chế rủi ro cho ngân hàng thì các khoản hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cấp phép sử dụng QSHTT thường được tự động gắn liền với lợi ích bảo đảm. Theo quy định tại § 9-203(f) của Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ về giao dịch bảo đảm (2010), nguyên tắc đính kèm một lợi ích bảo đảm trên tài sản bảo đảm đã trao cho bên được bảo đảm quyền đối với lợi tức thu được, tức là lợi tức thu được tài sản sản bảo đảm cũng nằm trong phạm vi bảo đảm. Điều 80 Luật bảo đảm của Trung Quốc (China’s Security Law) cũng có quy định tương tự: Trong trường hợp bên ngân hàng đồng ý chuyển nhượng hoặc cấp giấy phép về QSHTT, phí chuyển nhượng hoặc phí cấp giấy phép mà bên bảo đảm thu được sẽ được sử dụng để trả nợ, hoặc sẽ bị thu hồi và giao cho bên thứ ba quản lý theo thỏa thuận trong hợp đồng cầm cố.

Như vậy ngân hàng và bên bảo đảm có thể thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm về việc lợi ích thu được từ việc cấp phép QSHTT sẽ được sử dụng để trực tiếp thực hiện

nghĩa vụ trả nợ hoặc được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

- Trách nhiệm đối với rủi ro về QSHTT:

QSHTT với đối tượng là TSTT luôn ẩn chứa nhiều rủi ro. Rủi ro đến từ nhiều nguyên khác nhau như nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan. Việc sử dụng QSHTT làm tài sản bảo đảm cho khoản vay chỉ có ý nghĩa và thành công khi các bên nhận diện được các rủi ro và có những biện pháp để hạn chế và kiểm soát rủi ro. Các rủi ro cụ thể, bao gồm:

 Rủi ro về giá trị QSHTT.

QSHTT là một loại tài sản ngày càng có giá trị, xong giá trị của nó lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, một phần nằm trong tầm kiểm soát của chủ sở hữu như: sự cải tiến và đổi mới TSTT, các hoạt động nhằm nâng cao giá trị QSHTT,… và yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ sở hữu như nhu cầu của thị trường, các sản phẩm tương tự có khả năng thay thế, khả năng bị xâm phạm QSHTT,…

Trong thời gian bảo đảm, rủi ro về giảm sút giá trị, thậm chí là mất giá trị của QSHTT là có khả năng xảy ra. Một ví dụ điển hình của rủi ro về giá trị QSHTT là các hành vi xâm phạm QSHTT. Sự xâm phạm QSHTT thường xảy ra với những sản phẩm mới, khi nó chưa được biết đến rộng rãi nhưng có một sản phẩm tương tự nhái lại trên thị trường đã được tung ra trước với giá thấp hơn giá của TSTT này. Lúc này khi TSTT được đưa ra thị trường muộn hơn, dù được bảo hộ bởi Nhà nước nhưng cũng đã giảm mất giá trị hoặc là không còn giá trị trên thị trường. Như vậy cơ sở kinh tế để bên ngân hàng thu hồi khoản nợ khi khách hàng không trả được nợ có thể không được bảo đảm. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định nào điều chỉnh trực tiếp vấn đề này để cân bằng lợi ích của hai bên. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, phía ngân hàng có thể áp dụng một số phương án như quy định tỷ lệ cấp tín dụng trên giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn so với tài sản thông thường; chủ động, tăng cường phối hợp với bên bảo đảm trong việc kiểm soát, phát triển QSHTT; thỏa thuận với chủ sở hữu tài sản về một tài sản bảo đảm thay thế,…

 Rủi ro pháp lý về quyền sở hữu đối với QSHTT của bên bảo đảm:

Quyền sở hữu của bên bảo đảm đối với QSHTT ngay từ ban đầu xác lập giao dịch bảo đảm đã được làm rõ (điều kiện của tài sản bảo đảm), tuy nhiên trong thời gian bảo đảm, rủi ro đối với quyền sở hữu đối với QSHTT vẫn có thể được đặt ra. Đó là trường hợp QSHTT của bên bảo đảm có thể bị khởi kiện trong một vụ án và một phán quyết của tòa án về bác bỏ quyền sở hữu của bên bảo đảm đối với QSHTT là có thể xảy ra. Theo đó, giao dịch bảo đảm xác lập trên QSHTT này có thể bị vô hiệu, khoản cho vay của ngân hàng có thể trở thành khoản vay không có bảo đảm. Để hạn chế rủi ro cho ngân hàng, việc nắm bắt tình hình pháp lý của tài sản bảo đảm trong thời gian bảo đảm là vô cùng quan trọng để hai bên có thể thỏa thuận về hướng giải quyết. Do đó, phía ngân hàng cần có sự quản lý tài sản bảo đảm bằng việc yêu cầu bên bảo đảm cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm. Bên bảo đảm có nghĩa vụ cung cấp các thông tin liên quan đến tài sản bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin mình cung cấp.

1.2.3.4. Xử lý QSHTT khi nghĩa vụ trả nợ bị vi phạm.

Trong một giao dịch bảo đảm cho một khoản vay, việc xử lý tài sản bảo đảm không phải bao giờ cũng được đặt ra. Bởi nếu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình đầy đủ, đúng hạn, giao dịch bảo đảm sẽ được chấm dứt, quyền hoặc lợi ích bảo đảm trên tài sản bảo đảm chấm dứt. Tuy nhiên khi bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng có nguy cơ không thu hồi được khoản tiền vay thì việc xử lý tài sản bảo đảm được xem như là “giải pháp cứu cánh” cho khoản vay của ngân hàng. Do đó, xử lý tài sản bảo đảm là một vấn đề cốt lõi của giao dịch bảo đảm.

Tùy theo chính sách pháp luật của từng quốc gia mà bên ngân hàng có quyền áp dụng các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm khác nhau, trong đó có một số biện pháp truyền thống như: yêu cầu thực hiện nghĩa vụ hoặc thu hồi tài sản bảo đảm thông qua một thủ tục tư pháp, bán đấu giá tài sản,… Tuy nhiên, việc xử lý tài sản bảo đảm có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác, thiện chí của bên bảo đảm, nhưng không phải lúc nào sự thiện chí cũng xuất hiện khi xử lý tài sản. Do đó, để phù

hợp với đòi hỏi của thực tiễn, hiện đại hóa các biện pháp bảo đảm thì nhiều hình thức xử lý bảo đảm được đưa ra, trao nhiều quyền hơn cho bên có quyền.

Theo quy định tại § 9-601 của Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ về giao dịch bảo đảm (2010) đã trao cho chủ nợ quyền thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm khi người vay vỡ nợ, theo đó ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp sau: giảm yêu cầu bồi thường, tịch thu tài sản thế chấp hoặc thực hiện yêu cầu bồi thường hoặc lợi ích an ninh bằng bất kỳ thủ tục tư pháp nào có sẵn, và các quyền này có thể được thực hiện đồng thời; Tự thu hồi tài sản theo nguyên tắc “without breach of the peace” - không xâm phạm đến đến hòa bình (có thể hiểu là hành vi không xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể, sức khỏe, tài sản và quyền lợi hợp pháp khác); Xử lý tài sản bảo đảm bằng các hình thức bán, cho thuê, cấp phép,… với điều kiện phải thực hiện các quy định về thông báo và sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản theo quy định của luật; Nhận tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ, với điều kiện được sự đồng ý của bên bảo đảm.

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng quyền sở hữu trí

1.3.1. Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, một trong những yếu tố góp phần dẫn đến sự hùng mạnh đó là QSHTT. Ngành công nghiệp giải trí, ngành công nghiệp xe hơi, các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,… mang lại lợi nhuận cho nước Hoa Kỳ, thực chất là dựa trên nền tảng QSHTT. Để khai thác tối đa lợi ích mà sở hữu trí tuệ mang lại, Hoa Kỳ đã sử dụng sở hữu trí tuệ như là tài sản bảo đảm cho các khoản vay có bảo đảm đảm (QSHTT -Backed Financing). Việc cho vay có bảo đảm bằng QSHTT được dựa trên hai nền tảng chính là hệ thống pháp luật về bảo hộ và thực thi sở hữu trí tuệ mạnh và chế độ giao dịch bảo đảm hiện đại.


Chế độ pháp luật về giao dịch bảo đảm được điều chỉnh bởi Điều 9 Bộ luật thương mại thống nhất (Điều 9 UCC) được thông qua năm 1952 bởi 50 bang của Hoa Kỳ, phiên bản cập nhật mới nhất là bản năm 2010. Điều 9 UCC có thể được coi là

phần hoàn thiện nhất của Bộ luật thương mại thống nhất. Việc ban hành Điều 9 đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử của luật giao dịch bảo đảm trên toàn thế giới, đánh dấu sự ra đi của chế độ giao dịch bảo đảm truyền thống và hiện đại. Điều 9 đã trở thành mô hình cải cách luật giao dịch bảo đảm ở nhiều quốc gia, cũng như là nền tảng để xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực trong các giao dịch bảo đảm, ví dụ như Luật về Các giao dịch bảo đảm của Ngân hàng Châu Âu (EBRD) (2004) và Hướng dẫn Lập pháp của UNCITRAL về Giao dịch bảo đảm (2007).


Theo Điều 9 UCC, QSHTT là một tài sản vô hình, các giao dịch bảo đảm bằng QSHTT được thực hiện theo quy định của Điều 9 UCC đối với tài sản vô hình. Các quy định pháp luật cụ thể:


- Xác lập giao dịch bảo đảm:


Giao dịch bảo đảm với tài sản bảo đảm là QSHTT được xác lập theo thỏa thuận của các bên. Trừ trường hợp nội dung thỏa thuận trái pháp luật, thỏa thuận đương nhiên có hiệu lực đối rằng buộc đối với hai bên. Các tài liệu cần có để thiết lập một giao dịch bảo đảm là hối phiếu nhận nợ và hợp đồng bảo đảm có mô tả về tài sản bảo đảm và có chữ ký của con nợ. Để phát sinh hiệu lực với bên thứ ba, giao dịch bảo đảm phải được hoàn thiện “perfection”, tức là thực hiện thủ tục pháp lý nhất định để công khai hóa các thông tin về giao dịch bảo đảm cho người thứ ba biết. Phương thức hoàn thiện giao dịch bảo đảm bằng QSHTT là đăng ký giao dịch bảo đảm tại văn phòng thư ký bang hoặc cơ quan tương đương nơi con nợ cư trú. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm rất đơn giản, thuận lợi vì mang tính chất lưu trữ thông tin và thông báo.


- Quyền ưu tiên:


Quyền ưu tiên là vấn đề cốt lõi của giao dịch bảo đảm, đặc biệt là khi xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Quyền ưu tiên của chủ nợ được xác định theo vị thế của giao dịch bảo đảm và nguyên tắc ưu tiên theo thứ tự thời gian (the first in time). Đối với việc đăng ký giao dịch bảo đảm trí tuệ

(cùng loại ưu tiên) thì thứ tự ưu tiên được xác định theo thứ tự thời gian, giao dịch nào đăng ký trước thì được quyền ưu tiên thanh toán trước.


- Xử lý tài sản bảo đảm:


Ngân hàng có thể áp dụng một trong số các hình thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại tại § 9-601 của Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ về giao dịch bảo đảm (2010), bao gồm: Giảm yêu cầu bồi thường, tịch thu tài sản thế chấp hoặc thực hiện yêu cầu bồi thường hoặc lợi ích an ninh bằng bất kỳ thủ tục tư pháp nào có sẵn, và các quyền này có thể được thực hiện đồng thời; Tự thu hồi tài sản theo nguyên tắc “without breach of the peace” - không xâm phạm đến đến hòa bình (có thể hiểu là hành vi không xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể, sức khỏe, tài sản và quyền lợi hợp pháp khác); Xử lý tài sản bảo đảm bằng các hình thức bán, cho thuê, cấp phép,… với điều kiện phải thực hiện các quy định về thông báo và sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản theo quy định của luật; Nhận tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ, với điều kiện được sự đồng ý của bên bảo đảm.

1.3.2. Trung Quốc

Trung Quốc đã rất tích cực trong việc ban hành các quy định cụ thể điều chỉnh việc sử dụng tài sản QSHTT làm tài sản thế chấp trong cho vay có bảo đảm, được gọi là "cầm cố QSHTT". Trung Quốc là nước duy nhất ban hành các quy tắc riêng về cầm cố sở hữu trí tuệ vào những năm 1990, và các quy tắc này gần đây được thay thế bằng những cam kết mới trong năm 2009 và 2010 với các nội dung cụ thể:

- Các yêu cầu chính thức đối với biện pháp cầm cố QSHTT:


Pháp luật Trung Quốc tiếp cận theo hướng bảo vệ lợi ích của các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay dựa trên tài sản là QSHTT. Do đó, luật pháp Trung Quốc sẽ tạo ra nhiều biện pháp bảo vệ, bao gồm các thủ tục về giao kết hợp đồng cầm cố QSHTT và các yêu cầu về tính hợp lệ đối với tài sản bảo đảm được cầm cố. Tất cả các hợp đồng cầm cố QSHTT phải bằng văn bản và phải được đăng ký với cơ quan quản lý

Xem tất cả 82 trang.

Ngày đăng: 29/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí