ngành, thì chỉ thấy có các quy định về thế chấp nhà ở tại Luật Nhà ở hoặc thế chấp quyền sử dụng đất tại Luật đất đai, mà không có quy định nào về cầm cố bất động sản cả.
Như vậy, mặc dù luật doanh nghiệp đã lấy tiêu chí việc chuyển giao tài sản hay không để phân biệt giữa thế chấp và cầm cố tài sản. Nhưng thực tế, tiêu chí này không được các luật chuyên ngành xem xét đến, mà vẫn mặc nhiên cầm cố động sản và thế chấp bất động sản. Đây là sự không thống nhất, chồng chéo giữa quy định của luật chung và luật chuyên ngành.
- Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản
Cũng như việc ghi nhận biện pháp cầm cố tài sản, thì BLDS 1995 cũng lần đầu ghi nhận biện pháp bảo đảm là thế chấp tài sản. Theo đó, tại điều 346 BLDS 1995 quy định: “Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền” [25, Điều 346].
Đến BLDS 2005 đưa ra khái niệm khác: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp” [37, Điều 342]. BLDS 2005 cho phép người thế chấp bằng tài sản là động sản hoặc bất động sản và việc thế chấp không phải chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp, bên thế chấp vẫn sử dụng và quản lý tài sản trong thời gian thế chấp.
- Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh
Theo quy định tại BLDS năm 2005 có sự khác biệt so với BLDS năm 1995, đó là chỉ còn một loại bảo lãnh duy nhất không kèm theo tài sản cầm cố, thế chấp. Tức là sẽ không còn giao dịch bảo lãnh bằng hàng hoá, tài sản, nhà ở, quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, theo Điều 361 của BLDS năm 2005:
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 lại quy định “bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất”. Mà thực tế hiện nay, trong hoạt động cho vay của các ngân hàng, việc bên thứ ba bảo lãnh – cầm cố bằng tài sản của mình hoặc bảo lãnh – thế chấp bằng tài sản. Khi giải thích về bảo lãnh, có ý kiến cho rằng: “bảo lãnh là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong đó người thứ ba dùng tài sản thuộc quyền sở hữu để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của người khác chứ không phải là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của chính chủ sở hữu tài sản như các chế định bảo đảm khác”. Như vậy, những quy định của BLDS 2005 được hiểu không khác gì so với các quy định của BLDS 1995 khi quy định không có việc cầm cố, thế chấp tài sản của người thứ ba để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Sự không rõ ràng như vậy, đã dẫn đến một thực tế khi Tòa án nhân dân xét xử các tranh chấp liên quan đến các biện pháp bảo đảm có nhận định khác nhau. Trường hợp Bản án số 26/2011/KT-ST ngày 05-8-2011 của tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã tuyên vô hiệu hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba với ngân hàng TMCP Quân Đội, vì cho rằng đó phải là hợp đồng bảo lãnh chứ không phải là hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba. Vì thế, cần phải phân biệt khái niệm giữa bảo lãnh và thế chấp tài sản của bên thứ ba một các rõ ràng, tránh sự áp dụng pháp luật khác nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật Việt Nam - 1
- Những Vấn Đề Lý Luận Cơ Bản Về Đăng Ký Giao Dịch Bảo Đảm Và Pháp Luật Về Đăng Ký Giao Dịch Bảo Đảm Tiền Vay
- Mục Đích Của Đăng Ký Giao Dịch Bảo Đảm Tiền Vay
- Xác Lập Và Chấm Dứt Quan Hệ Pháp Luật Về Đăng Ký Giao Dịch Bảo Đảm Tiền Vay
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
- Bảo đảm tiền vay bằng tín chấp
Đây là biện pháp bảo đảm mới xuất hiện trong BLDS 2005, thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ của nhà nước đến đối tượng đặc biệt là các hộ gia đình nghèo để phát triển kinh tế hộ gia đình. Theo quy định tại điều 372 BLDS 2005 “Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ” [37, Điều 372]. Xung quan biện pháp bảo đảm này, còn nhiều ý kiến cho rằng, biện pháp tín chấp không nên đưa vào các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong bộ luật dân sự. Cho đến nay, vẫn chưa có hướng dẫn nào liên quan đến hoạt động tín chấp, trong trường hợp nếu hộ gia đình nghèo vay tiền, nhưng đến hạn trả nợ không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ đó, thì bên đã bảo đảm bằng tín chấp có nghĩa vụ, trách nhiệm như thế nào. Vì thế trong thực tế các tổ chức tín dụng thường rất hiếm khi cho vay, trừ khi buộc phải thực hiện.
Khi nhận xét về quy định này, có học giả cho rằng: Thực chất thì trách nhiệm về tài sản của biện pháp bảo đảm này hoàn toàn bằng không. Đó chỉ là một thứ bảo đảm “ảo”, như một thứ “thuốc” giả, không màu sắc, không mùi vị và hoàn toàn vô tác dụng trong chế định giao dịch bảo đảm. Giao dịch tín chấp này không thuộc về quan hệ tài sản, cũng chẳng phải là quan hệ nhân thân phi tài sản. Vì vậy, đề nghị cần loại bỏ khỏi BLDS biện pháp bảo đảm “tín chấp” để bảo đảm sự hợp lý, chuẩn mực của BLDS [28].
Theo quy định tại Bộ luật dân sự mới được thông qua ngày 24/11/2015 (Sau đây gọi là BLDS 2015) có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: 1. Cầm cố tài sản; 2. Thế chấp tài sản; 3. Đặt cọc; 4. Ký cược; 5. Ký quỹ; 6. Bảo lưu quyền sở hữu; 7. Bảo lãnh; 8. Tín chấp; 9. Cầm giữ tài sản. Như vậy, BLDS 2015 vẫn giữ nguyên 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ cũ và quy định thêm hai hình thức bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự mới là bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản. Cả hai biện pháp mới này đều không thuộc trường hợp bảo đảm bằng tiền vay.
Trong những năm gần đây, pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm ngày càng được quan tâm xây dựng và hoàn thiện. Cụ thể, năm 2000 Chính Phủ ban hành Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 về đăng ký giao dịch bảo đảm. Đến năm 2003, quy định về giao dịch đảm bảo được khẳng định trong Luật Đất đai, tiếp đến là Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Nhà ở, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng. Tiếp đến là Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/11/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. Năm 2007, tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007, theo đó xác định mục tiêu: Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại; đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Không nằm ngoài mục tiêu này, đăng ký giao dịch đảm bảo là một trong những loại dịch vụ hành chính công cần được cải cách để đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
Thể chế hoá đường lối của Đảng và Nhà nước, năm 2008, Quốc hội đã xây dựng chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh, trong đó có dự án Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong quá trình xây dựng luật, ngày 10/12/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp, trong đó nhóm thủ tục về đăng ký giao dịch bảo đảm được đặt ở vị trí trang nhất. Trong quá
trình xây dựng luật, Chính phủ luôn chủ động hoàn thiện pháp luật về giao dịch đảm bảo, cụ thể như thông tư số 5/2011/TT-BTP ngày 06 tháng 02 năm 2011 và thông tư số 08 ngày 26/02/2014 sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm…
Tuy nhiên, pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm vẫn còn nhiều bất cập, trùng lặp, mâu thuẫn. Đồng thời quy trình đăng ký giao dịch bảo đảm còn thiếu sự thống nhất và chưa thực sự đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện. Đặc biệt là ở vùng nông thôn. Để góp phần đáp ứng yêu cầu thực tiễn về đăng ký giao dịch đảm bảo và để khắc phục những khiếm khuyết của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, học viên lựa chọn đề tài “Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật Việt Nam” làm luận văn cao học luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến nay, có nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm. Có thể kể đến một số công trình cụ thể như:
Tác giả Nguyễn Văn Mạnh, “Một số vấn đề về giao dịch bảo đảm theo pháp luật hiện hành” tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 99 tháng 6/2007. Tác giả phân tích các quy định tại Bộ luật dân sự 1995 và Bộ luật dân sự 2005 để nhận định rằng một số vấn đề về tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, thứ tự ưu tiên thanh toán và phương thức xử lý tài sản bảo đảm chưa được quy định thống nhất, hợp lý. Qua đó, tác giả đề xuất các quy định về giao dịch bảo đảm nói riêng cần có sự thống nhất, ổn định, phản ánh đúng tính chất quan hệ dân sự trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra các đề xuất cụ thể cho các vấn đề trên.
Tác giả Nguyễn Văn Phương có bài “Đăng ký giao dịch bảo đảm: Rủi ro từ thực tế và bất cập của pháp luật” trên tạp chí ngân hàng số 8/2009. Tác giả đã đề cập đến những vấn đề thực trạng về quy định thiếu nhất quán, đồng
bộ về công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và/hoặc tài sản gắn liền với đất; việc đăng ký giao dịch bảo đảm không tập trung và thiếu thông tin liên kết do việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện ở nhiều cơ quan khác nhau, tùy thuộc vào loại tài sản thế chấp, cầm cố; quy định còn bỏ ngỏ về bên giữ bản chính giấy chứng nhận sở hữu tài sản thế chấp, cầm cố là phương tiện vận tải…
Chuyên đề “Bình luận về những bất cập của pháp luật giao dịch bảo đảm” của tác giả Trương Thanh Đức tại Hội thảo Khoa học cấp Bộ về Nhận diện khía cạnh pháp lý của vật quyền bảo đảm và một số kiến nghị xây dựng, hoàn thiện Bộ luật Dân sự Việt Nam, ngày 27/6/2013. Tác giả đã đưa ra những bất cập của pháp luật hiện hành trong thực tiễn, khó khăn, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp, như: cầm cố thẻ tiết kiệm ngân hàng, thế chấp hàng hóa luân chuyển, thế chấp xe ô tô hoặc phương tiễn vận tải khác, thế chấp nhà hoặc quyền sử dụng đất…..
Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Thế Hoài về “Pháp luật về hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng ở Việt Nam” tại Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Luận án đưa ra những luận cứ làm căn cứ đề xuất các quan điểm, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian tới.
Tác giả Lưu Thị Lan Hương với đề tài “Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đại”, Luận văn thạc sĩ khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012. Luận văn tìm hiểu khái lược về quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng tàu bay và thực trạng pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm bằng tàu bay.
Hay như tác giả Nguyễn Trí Đức với luận văn thạc sĩ luật tại Đại học Luật Hà Nội về “Hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động
của ngân hàng thương mại Việt Nam”. Đề tài đưa ra thực trạng áp dụng pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay, đồng thời đưa ra các yêu cầu và kiến nghị pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu khác của các tác giả đề cập đến các biện pháp bảo đảm như tác giả Nguyễn Ngọc Điện, “Hoàn thiện các quy định về xử lý tài sản thế chấp” trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử. Tuy nhiên, các công trình nói trên chỉ nghiên cứu chung về giao dịch đảm bảo, điều kiện có hiệu lực của giao dịch đảm bảo, rủi ro... mà chưa nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn về đăng ký giao dịch đảm bảo tiền vay. Kế thừa những công trình nghiên cứu về giao dịch bảo đảm đã được công bố của giới khoa học pháp lý trong nước, tác giả quyết tâm nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về đăng ký giao dịch đảm bảo tiền vay theo pháp luật Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tổng quát lý luận về đăng ký giao dịch đảm bảo; phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về vấn đề này và kiến nghị các định hướng và giải pháp hoàn thiện chế định này ở Việt Nam.
Với đề tài nghiên cứu đã chọn, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu tập trung giải quyết vấn đề pháp lý cơ bản về việc đăng ký giao dịch đảm bảo tiền vay, mà bên cho vay và nhận đảm bảo (nhận thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) phải là các tổ chức tín dụng.Về bản chất, giới hạn theo chủ thể của giao dịch không có khác biệt lớn. Tuy nhiên, hiện tại giao dịch đảm bảo với Ngân hàng là phổ biến, nhưng việc giới hạn nhằm mục đích đảm bảo sự phù hợp giữa tiên đề tài và nội dung nghiên cứu.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ những vấn đề lí luận về
đăng ký giao dịch đảm bảo; Làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về đăng ký giao dịch đảm bảo tiền vay; Làm rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của chúng để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu của Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các phương pháp mà luận văn sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích quy phạm, phân tích vụ việc, và phân tích lịch sử; phương pháp tổng hợp, thông kê, tập hợp các thông tin, số liệu và vụ việc; phương pháp điển hình hoá, mô hình hóa các quan hệ xã hội; phương pháp hệ thống hóa các quy phạm pháp luật; phương pháp so sánh pháp luật; và phương pháp đánh giá thực trạng pháp luật.
Với phương pháp phân tích quy phạm, luận văn đã phân tích quy định của pháp luật hiện hành về chấm dứt doanh nghiệp, qua đó chỉ ra các khiếm khuyết, bất cập
Khi phân tích vụ việc, luận văn đã chỉ ra khiếm khuyết trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích. Cụ thể, từ những kết quả nghiên cứu bằng phân tích, Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp kết hợp chúng lại với nhau để có được sự nhận thức về vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn chỉnh. Kết quả tổng hợp được thể hiện chủ yếu bằng các kết luận, kiến nghị hoàn thiện pháp luật Doanh nghiệp.
Phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh với pháp luật nước ngoài để chỉ ra ưu nhược điểm, sự tiến bộ hay lạc hậu… hoặc so sánh giữa pháp luật hiện hành với các văn bản đã hết hiệu lực để chỉ ra sự thay đổi tích cực hay tụt hậu…