Xác Lập Và Chấm Dứt Quan Hệ Pháp Luật Về Đăng Ký Giao Dịch Bảo Đảm Tiền Vay

thời điểm nội dung đơn yêu cầu đăng ký thay đổi đó được nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm [20, Điều 6, Khoản 2].

Như vậy có thể thấy quy định tại Nghị định số 83/2010/NĐ-CP đã khắc phục được những hạn chế của Nghị định số 08/2000/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, nhờ vậy các bên tham gia giao dịch sẽ chủ động thực hiện việc xóa đăng ký mà không phải thực hiện thủ tục gia hạn đăng ký giao dịch bảo đảm nhiều lần.

1.2.5.2. Giá trị pháp lý đối với người thứ ba

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 323 BLDS 2005:

Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký và việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định [37, Điều 323, Khoản 3].

Như vậy, về nguyên tắc, đăng ký giao dịch bảo đảm làm phát sinh hiệu lực pháp lý đối với người thứ ba. Và “người thứ ba” ở đây được hiểu là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác ngoài các bên tham gia giao dịch bảo đảm bằng tài sản. Theo đó, pháp luật hiện hành cũng quy định thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm không bị thay đổi trong trường hợp thay đổi các bên tham gia giao dịch bảo đảm, thay đổi hình thức của giao dịch bảo đảm,... Với ý nghĩa này, pháp luật Việt Nam thừa nhận giá trị pháp lý của việc đăng ký giao dịch bảo đảm ở những nội dung chủ yếu sau:

Một là, giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp và có giá trị pháp lý đối với người thứ ba (thông qua cơ chế đăng ký giao dịch bảo đảm) thì tài sản bảo đảm trong các giao dịch sẽ không bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ khác của Bên bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 4 Khoản 4 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP) kể từ thời điểm đăng ký. Quy định này đòi

hỏi bên nhận bảo đảm cần có ý thức trong việc sử dụng cơ chế đăng ký trong thời gian sớm nhất để bảo vệ quyền lợi của mình;

Hai là, xác định thứ tự ưu tiên thanh toán với các chủ nợ có bảo đảm khác trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ. Nghĩa là kể từ thời điểm đó, chủ nợ có bảo đảm sẽ có quyền lợi được pháp luật bảo vệ nhằm đối kháng với các chủ nợ khác có liên quan đến tài sản bảo đảm. Chủ thể nào đăng ký trước sẽ được ưu tiên thanh toán nợ trước khi xử lý tài sản bảo đảm. Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm đã được đăng ký sẽ có giá trị chứng cứ tại Toà án khi vụ việc cần phải đưa ra giải quyết tranh chấp. Và thứ tự ưu tiên thanh toán được căn cứ vào thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm (đối với trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ). Do vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, bên nhận bảo đảm (thường là các tổ chức tín dụng) cần đăng ký các giao dịch đó càng sớm càng tốt, đặc biệt là trước khi giải ngân vốn cho bên vay.

Ba là, với những giao dịch bảo đảm đã đăng ký còn có giá trị ưu tiên so với các giao dịch dân sự khác liên quan đến tài sản bảo đảm, xác lập quyền ưu tiên với người mua, người thuê, người nhận chuyển giao tài sản bảo đảm (Điều 20); quyền ưu tiên đối với người bán trả chậm, trả dần, cho thuê tài sản mà Bên bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp (Điều 13) của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, việc đăng ký giao dịch bảo đảm không chỉ làm phát sinh hiệu lực pháp lý đối với người thứ ba, mà còn làm phát sinh, là điều kiện có hiệu lực của giao dịch như trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, cầm cố tàu bay, thế chấp tàu biển sẽ có hiệu lực từ thời điểm đăng ký thế chấp (khoản 1 Điều 10 Nghị định 163/ 2006/NĐ- CP). Quy định này phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành khác như tại Luật hàng không dân dụng Việt Nam (khoản 3 Điều 29), khoản 2

Điều 35 Bộ luật Hàng hải Việt Nam. Như vậy, đối với các giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển và quyền sử dụng đất chưa đăng ký thì chưa phát sinh hiệu lực của các hợp đồng thế chấp, cầm cố giữa các bên.

Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật Việt Nam - 5

1.2.6. Xác lập và chấm dứt quan hệ pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay

1.2.6.1. Xác lập quan hệ pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm

Xuất phát từ giá trị pháp lý của hành vi đăng ký giao dịch bảo đảm là nhằm thừa nhận một tài sản đã được chủ sở hữu dùng để bảo đảm cho việc thực hiện một hay nhiều nghĩa vụ dân sự của chính họ hoặc của người khác đối với bên có quyền. Hành vi này sẽ là sự kiện pháp lý để làm phát sinh quyền được ưu tiên thanh toán của bên nhận bảo đảm trong giao dịch bảo đảm đã đăng ký, so với bên nhận bảo đảm khác trong các giao dịch bảo đảm chưa được đăng ký.

Bên cạnh đó, hành vi đăng ký giao dịch bảo đảm (bao gồm cả đăng ký bắt buộc và đăng ký tự nguyện) là sự kiện pháp lý để “đánh dấu” thứ tự hình thành các giao dịch bảo đảm đã được xác lập đối với một tài sản và từ đó xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản đảm bảo giữa các bên nhận bảo đảm. Đồng thời hành vi này cũng là cơ sở làm phát sinh – xác lập quan hệ pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm giữa các bên tham gia giao dịch với cơ quan đăng ký có thẩm quyền của Nhà nước dựa trên Đơn yêu cầu đăng ký hợp lệ và hồ sơ về tài sản bảo đảm.

1.2.6.2. Chấm dứt quan hệ pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm

Chấm dứt quan hệ pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm là sự kiện pháp lý rất quan trọng, bởi hậu quả pháp lý của nó là sự chấm dứt quan hệ đăng ký giao dịch bảo đảm giữa người yêu cầu và cơ quan đăng ký. Theo đó, quan hệ pháp luật này được chấm dứt trên cơ sở hồ sơ xoá đăng ký giao dịch bảo đảm quy định tại Điều 13 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP như chấm

dứt nghĩa vụ được bảo đảm; huỷ bỏ hoặc thay thế giao dịch bảo đảm đã đăng ký bằng giao dịch bảo đảm khác; thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác; xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm; theo thoả thuận của các bên,… Khi đó, các cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện thủ tục xoá đăng ký giao dịch bảo đảm – chấm dứt quan hệ pháp luật đăng ký với chủ thể yêu cầu.Với quy định về các trường hợp xoá đăng ký này đã tạo cơ sở pháp lý cụ thể để các chủ thể cũng như cơ quan đăng ký có căn cứ áp dụng trong việc chấm dứt quan hệ đăng ký.

1.2.7. Các giao dịch bảo đảm bắt buộc phải đăng ký

Về nguyên lý, các giao dịch dân sự có thể được thiết lập dưới nhiều hình thức khác nhau (bằng hành vi cụ thể, bằng lời nói hoặc bằng văn bản, kể cả thông qua phương tiện điện tử), trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Đối với giao dịch bảo đảm, không phải tất cả các giao dịch đều phải đăng ký. Nhìn chung, việc đăng ký giao dịch bảo đảm có nhiều ý nghĩa:

- Trong trường hợp đăng ký là yêu cầu, là điều kiện để giao dịch có hiệu lực bắt buộc thì việc đăng ký là một điều kiện về hình thức để giao dịch bảo đảm có hiệu lực pháp luật;

- Đăng ký giao dịch bảo đảm thể hiện sự minh bạch của quá trình "lưu thông" tài sản;

- Đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa trong việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý giao dịch bảo đảm.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 163/2006/NĐ-CP, việc đăng ký giao dịch bảo đảm bắt buộc trong các trường hợp sau: “Thế chấp quyền sử dụng đất; Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; Thế chấp tàu bay, tàu biển; Thế chấp một tài sản để bảo đảm

thực hiện nhiều nghĩa vụ; Các trường hợp khác do pháp luật quy định” [16]. Đối với các giao dịch bảo đảm không thuộc các trường hợp trên được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Nghiên cứu, so sánh các quy định hiện hành có liên quan đến giao dịch bảo đảm, cho thấy, trong việc đăng ký giao dịch bảo đảm có sự không thống nhất giữa các quy định và dẫn đến quá trình thực thi vướng mắc, thể hiện ở hai vấn đề sau:

Vấn đề thứ nhất: theo quy định của Luật Nhà ở, hợp đồng thế chấp nhà không phải đăng ký và một tài sản là nhà ở “chỉ được thế chấp tại một tổ chức tín dụng”. Do vậy, vấn đề thứ tự ưu tiên thanh toán từ tài sản thế chấp sẽ không đặt ra, tính minh bạch của tài sản được bảo đảm. Tuy nhiên, theo BLDS 2005 và Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì lại phải đăng ký. Đây là sự thiếu thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Xét về tính ưu tiên trong việc áp dụng, nếu chỉ thế chấp nhà (không gắn liền với quyền sử dụng đất) thì sẽ áp dụng Luật Nhà ở, không cần phải đăng ký. Nếu thế chấp nhà (gắn liền với quyền sử dụng đất) thì phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Nhưng như vậy, có hai chế độ pháp lý đối với hai loại nhà khác nhau mà tiêu chí phân biệt là sự gắn liền với quyền sử dụng đất, một sự phân biệt không được liệt kê, không được chỉ ra chính thức trong bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào và cũng không có cơ sở lý luận cho việc phân loại này.

Vấn đề thứ hai: thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc đăng ký thế chấp nhà ở được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP- BTNMT và Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BTP-BTNMT.

Việc thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất được ghi vào trang 4 (trang cuối cùng) trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở còn được cấp theo quy định tại Nghị định

60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị, Nghị định 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Trong các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo các Nghị định trên, không có trang thể hiện sự dịch chuyển quyền sở hữu nhà ở. Do vậy, trong trường hợp các bên có yêu cầu, việc đăng ký thế chấp nhà ở sẽ được đăng ký, nhưng việc ghi nhận nó sẽ không được thể hiện trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và không có cách nào khác hơn, để tìm hiểu về tình trạng pháp lý của nhà ở, các bên tham gia giao dịch về nhà ở sẽ phải đến văn phòng đăng ký để tìm hiểu [16].

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP có 5 loại giao dịch bảo đảm phải đăng ký bao gồm: “(i) Thế chấp quyền sử dụng đất; (ii) Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng; (iii) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; (iv) Thế chấp tàu biển; (v) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định” [20, Điều 3]. Ngoài ra, khi các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thì có thể yêu cầu đăng ký các giao dịch bảo đảm khác mà không thuộc 5 trường hợp trên.

Trong khi đó, pháp luật một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Úc quy định đối tượng đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản:

Là các quyền lợi bảo đảm gắn với động sản, trừ tàu bay, tàu biển và giao dịch bảo đảm được giao kết nhằm xác lập một “lợi ích bảo đảm” là lợi ích gắn với một hoặc một số động sản được xác lập hoặc được cung cấp thông qua giao dịch nhằm bảo đảm cho việc thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ không phụ thuộc vào hình thức cũng như tên gọi của giao dịch [25].

Như vậy phạm vi đối tượng đăng ký giao dịch bảo đảm đối với động sản trong luật của các quốc gia này được quy định mở rộng hơn so với pháp luật hiện hành của Việt Nam. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Bên bảo đảm có

nhiều cơ hội sử dụng tài sản làm tài sản bảo đảm khi tham gia các giao dịch dân sự đặc biệt là các giao dịch vay vốn của Ngân hàng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

1.3. Pháp luật chỉnh hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay ở Việt Nam

1.3.1. Giai đoạn 1992 đến 2005

Trên cơ sở tư tưởng, định hướng đổi mới của Hiến pháp năm 1992 BLDS năm 1995 được Quốc hội ban hành. Để cụ thể hoá một số quy định của BLDS năm 1995 về giao dịch bảo đảm tiền vay một số văn bản đã ra đời là: Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Nghị định số 178/1999/NĐ-CP) đã ra đời để áp dụng cho các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Hệ quả là bên cho vay có bảo đảm chịu sự điều tiết của 2 bộ quy chế, Nghị định số 178/1999/NĐ-CP áp dụng cho các tổ chức tín dụng là đối tượng quản lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Nghị định số 165/1999/NĐ-CP áp dụng cho cả tổ chức tín dụng và các chủ nợ khác như các bên cung ứng hàng hoá và các chủ nợ thương mại khác. Điều này đôi khi tạo ra sự bối rối cho các ngân hàng không thể đưa ra một quyết định thoả đáng nếu có sự mâu thuẫn trong hai Nghị định song hành này.

Đặc biệt, với việc ban hành Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm (sau đây gọi là Nghị định số 08/2000/NĐ-CP), pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm chính thức hình thành ở Việt Nam, tạo tiền đề quan trọng cho sự vận hành của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm hiện đại. Nhiều quy định của Nghị định này là kết quả của quá trình nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm của các chuyên gia trên thế giới.

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, nhằm hướng dẫn Nghị định số 08/2000/NĐ-CP, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, ví dụ: Thông tư số 01/2002/TT-BTP ngày 9 tháng 1 năm 2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về thẩm

quyền, trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp và Chi nhánh; Thông tư số 04/2002/TT-BTP ngày 22 tháng 02 năm 2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về tài sản cho thuê tài chính và việc quản lý nhà nước về đăng ký tài sản cho thuê tài chính và Thông tư liên tịch số 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 04/7/2003 của Bộ Tư pháp, Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Thông tư số 01/2004/TT-BGTVT ngày 16/1/2004 hướng dẫn việc đăng ký tàu bay và đăng ký các quyền đối với tàu bay...

Một hệ thống pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm nói chung và đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay nói riêng đã hình thành tương đối đầy đủ trên cơ sở các quy định về giao dịch bảo đảm đã có nhiều đổi mới.

1.3.2. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Với việc ban hành BLDS năm 2005 và một số văn bản có giá trị pháp lý cao (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam...) và trước yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, đòi hỏi pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm phải có những bước phát triển, hoàn thiện mới. Do vậy, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm đã được ban hành, khắc phục những bất cập của pháp luật giai đoạn trước năm 2005 và tương thích với pháp luật quốc tế. BLDS năm 2005 đã thừa nhận những nguyên tắc nền tảng của pháp luật về giao dịch bảo đảm thay vì phó thác cho các văn bản ở cấp thấp như như các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành. Đây chính là một bước tiến bộ hướng vào việc nâng cao tính dự đoán được của quy chế về cho vay có bảo đảm ở Việt Nam.

Để quy định chi tiết các điều khoản mang tính định khung của BLDS về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Nghị định số 163/2006/NĐ- CP được ban hành. Điều quan trọng nhất là Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã bãi bỏ Nghị định 178/1999/NĐ-CP và Nghị định 85/2002/NĐ-CP với những quy

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí