Quan Hệ Của Giao Dịch Bảo Đảm Tiền Vay Và Hợp Đồng Tín Dụng


nhưng họ lại có hai thay vì một khối tài sản bảo đảm cho việc trả nợ” [17, tr 15]. Trong trường hợp khoản nợ đáo hạn, chủ nợ không đòi được nợ ở người này, thì chủ nợ có thể đòi ở người còn lại. Việc bảo đảm đối nhân tăng thêm khả năng được đền bù lợi ích cho Chủ nợ, bởi lẽ trên thực tế rất hiếm khi hai người mắc nợ đều không có khả năng thanh toán. Theo pháp luật dân sự Việt Nam thì bảo lãnh được xem là biện pháp bảo đảm đối nhân với tư cách một biện pháp độc lập. Bảo lãnh được thiết lập bởi sự gặp gỡ ý chí giữa người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh. Do đó, xét về bản chất, bảo lãnh có đầy đủ yếu tố của một hợp đồng chứ không phải là giao dịch một bên. Tuy nhiên, đây là một hợp đồng đơn vụ vì chỉ có người bảo lãnh và người có nghĩa vụ trong hợp đồng này [17, tr 20].

Bảo đảm đối vật khác bảo đảm đối nhân ở chỗ nó đem lại cho chủ nợ các quyền đặc biệt trên một hoặc nhiều tài sản của con nợ. Nội dung chính của các quyền này trong quan niệm của luật học phương Tây là quyền ưu tiên và quyền theo đuổi. Quyền ưu tiên giúp chủ nợ được phép nhận tiền thanh toán từ giá bán các tài sản, là vật bảo đảm, trước tất cả các chủ nợ không có bảo đảm. Còn quyền theo đuổi giúp cho chủ nợ luôn có được tài sản bảo đảm để bán mà thu hồi nợ đến hạn dù quyền sở hữu đó có thể qua tay nhiều người dù nợ chưa đến hạn đòi. Tuy nhiên, nếu quyền ưu tiên được thừa nhận cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm đối vật, thì quyền đeo đuổi chỉ được dự liệu cho một số chủ nợ đặc biệt, một khi việc thực hiện quyền này có cơ sở hiện thực và nhất là không gây phưong hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Theo các văn bản pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng thì bảo đảm tiền vay được phân loại thành bảo đảm tiền vay bằng tài sản và không bằng tài sản. Cụ thể, Điều 3 Nghị định 178/1999/NĐ-CP liệt kê bảo đảm tiền vay bằng tài sản bao gồm: (i) Cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay; (ii) Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; (iii) Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và Bảo đảm tiền vay không bằng tài sản.


Ngoài ra, theo BLDS năm 2005 thì bảo đảm tiền vay bao gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ và bảo đảm không có tài sản: Bảo lãnh; Tín chấp (Điều 318 BLDS năm 2005).

1.1.3. Quan hệ của giao dịch bảo đảm tiền vay và hợp đồng tín dụng

Hiện nay trong giới luật học có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Một số học giả cho rằng quan hệ giữa hai hợp đồng này là quan hệ chính phụ. Một số khác có quan điểm hai hợp đồng này có quan hệ độc lập với nhau. Theo pháp luật hiện hành, điều 15 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định “Hỵp

đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp

đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác; Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Giao dịch bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác; Trong trường hợp giao dịch bảo

đảm không chấm dứt theo quy định tại Khoản 1 và 3 thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.” Như quy định trên thì quan hệ giữa hợp đồng bảo đảm và hợp đồng tín dụng không phải quan hệ chính phụ bởi theo Khoản 4 Điều 406 BLDS năm 2005 thì hiệu lực của hợp đồng phụ phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Trong khi điều luật trên quy định Khi hợp đồng tín dụng bị vô hiệu, bị đơn phương chấm dứt hay bị hủy bỏ thì không dẫn đến hợp đồng bảo

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay - 3

đảm vô hiệu mà tùy thuộc vào hành vi các bên đã thực hiện hay chưa thực hiện


các nghĩa vụ được ghi nhận tại Hợp đồng tín dụng. Theo tôi, hợp đồng bảo đảm tiền vay vẫn có sự phụ thuộc tương đối với hợp đồng tín dụng bởi trong các

điều khoản của hợp đồng bảo đảm tiền vay luôn luôn có câu: “ Hợp đồng này

được lập để bảo đảm cho nghĩa vụ …..được ghi nhận tại Hợp đồng tín dụng số…. ký ngày……”. Hơn nữa, việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt hợp đồng bảo

đảm tiền vay đều phụ thuộc vào sự thay đổi của Hợp đồng tín dụng. Khi khách hàng còn dư nợ thì TCTD sẽ không bao giờ chấp thuận cho bên bảo đảm chấm dứt hợp đồng bảo đảm tiền vay trước thời hạn trừ khi bên bảo đảm thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Rõ ràng, trong trường hợp này chỉ là thay thế tài sản bảo đảm còn quan hệ bảo đảm tiền vay vẫn duy trì.

Mặt khác, tôi không đồng ý với quy định tại Điều 15 BLDS năm 2005 về cơ sở chấm dứt hay không chấm dứt của hơp đồng bảo đảm bởi các lý do sau:

Thứ nhất, khi xem xét các căn cứ chấm dứt hợp đồng cầm cố, thế chấp tại

Điều 339, Điều 367 BLDS năm 2005, chúng ta hoàn toàn không thấy căn cứ như Điều 15 Nghị định 163/2006/NĐ-CP.

Thứ hai, giả sử, khi các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trong Hợp đồng tín dụng nhưng hợp đồng bảo đảm vi phạm một trong các điều kiện về hiệu lực của Hợp đồng quy định tại Điều 122 BLDS năm 2005 thì việc xác định hiệu lực của Hợp đồng bảo đảm tiền vay sẽ căn cứ vào quy định nào? Hợp đồng bảo đảm sẽ bị vô hiệu theo Điều 127 BLDS năm 2005 về hợp đồng dân sự vô hiệu hay “không chấm dứt” khi các bên đã thực hiện một phần nghĩa vụ tại hợp đồng tín dụng (Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP). Nếu xem xét về giá trị pháp lý của văn bản thì sẽ thực hiện theo quy định của BLDS năm 2005, tuy nhiên, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ra đời để hướng dẫn chi tiết trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm. Mặt khác, thói quen của người áp dụng pháp luật thường tuân theo các quy định của Nghị định. Như vậy, Nghị

định số 163/2006/NĐ-CP đã không đáp ứng yêu của các chủ thể tham gia giao dịch bảo đảm.


Thứ ba, khi xem xét hợp đồng bảo đảm tiền vay với tư cách là một hợp

đồng độc lập thì hợp đồng bảo đảm tiền vay phải có đối tượng. Trong trường hợp Hợp đồng tín dụng vô hiệu hoặc bị huỷ bỏ thì không làm phát sinh nghĩa vụ từ các hợp đồng này nên Hợp đồng bảo đảm không có đối tượng, do vậy, hợp đồng này sẽ chấm dứt hiệu lực (Khoản 5 Điều 424 BLDS năm 2005).

Ngoài ra, điều 15 Nghị định số 163/20006/NĐ-CP cũng cần lựa chọn từ ngữ cho chính xác và phù hợp với BLDS năm 2005. Cụ thể, không nên dùng thuật ngữ “hợp đồng bảo đảm không chấm dứt” dẫn đến những cách hiểu khác nhau như hợp đồng có thể bị trì hoãn, đình chỉ, tạm đình chỉ…và hậu quả pháp lý của các trường hợp này là khác nhau. Do vậy, các nhà làm luật cần nghiên cứu và đưa ra các quy định có tính khả thi.

1.2. Khái niệm và đặc điểm về tài sản hình thành từ vốn vay

1.2.1. Khái niệm:

Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời

điểm giao kết giao dịch bảo đảm nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo

đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Tài sản hình thành từ vốn vay là một dạng của tài sản hình thành trong tương lai. Do vậy, ta cũng có thể định nghĩa tài sản hình thành từ vốn vay là “tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm.

1.2.2. Đặc điểm:

1.2.2.1. Tài sản chưa thuộc sở hữu của bên bảo đảm tại thời điểm xác lập giao dịch


Theo định nghĩa trên thì cơ sở để phân biệt tài sản hình thành từ vốn vay với tài sản thông thường không phải dựa trên phương diện vật lý mà dựa trên tiêu chí quyền sở hữu. Việc xác định quyền sở hữu của bên bảo đảm đối với tài sản hình thành từ vốn vay cần dựa trên các căn cứ mà pháp luật quy định về xác lập quyền sở hữu “Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:

1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;

2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

3. Thu hoa lợi, lợi tức;

4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;

5. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên;”

Như vậy, quyền sở hữu đối với tài sản chỉ được pháp luật công nhận khi có một trong các căn cứ tại Điều 170 BLDS năm 2005 nói trên. Ngoài các căn cứ trên thì tài sản hình thành từ vốn vay sẽ không được coi là hợp pháp và không

được thể giao dịch.

Mỗi loại tài sản có cơ chế hình thành quyền sở hữu khác nhau. Theo quy

định tại Khoản 1 Điều 168 BLDS 2005, thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, tài sản hình thành từ vốn vay là bất động sản đã hiện hữu, thậm chí bên bảo đảm đang sử dụng, nắm giữ nhưng vẫn chưa thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm nếu tài sản đó chưa được tiến hành các thủ tục đăng ký “Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy

định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản.” Các loại bất

động sản tiêu biểu là nhà và quyền sử dụng đất, công trình gắn liền với đất. Các loại bất động sản này sau khi đăng ký quyền sở hữu và/hoặc quyền sử dụng sẽ

được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng. Theo quy định trên,


pháp luật đã loại trừ quyền sử dụng đất là tài sản hình thành từ vốn vay bởi các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai chỉ có quyền sử dụng mà không phải là quyền sở hữu dù người sử dụng đất vẫn có quyền tương tự như chủ sở hữu: chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn…Theo quy

định của pháp luật đất đai và dân sự thì người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất. (Khoản 1 Điều 66 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP). Như vậy, quyền sử dụng đât chỉ được giao dịch khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, thực tiễn, các TCTD tín dụng vẫn xem xét và chấp nhận việc thế chấp quyền sử dụng đất khi bên bảo

đảm có một số giấy tờ theo quy định tại Khoản 1,2, 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003 thay cho Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. So sánh với định nghĩa trên thì thời điểm giao dịch, quyền sử dụng đất vẫn chưa thuộc quyền sử dụng của bên bảo đảm. Do vậy, vẫn có khả năng quyền sử dụng đất là tài sản hình thành từ vốn vay.

Đối với tài sản hình thành từ vốn vay là bất động sản thì trường hợp tài sản hình thành về mặt vật lý nhưng chưa thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm là khá phổ biến, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ thực trạng: ý thức, sự am hiểu pháp luật của người dân còn thấp, chi phí, thủ tục giấy tờ quá nhiêu khê; thuế chuyển quyền sử dụng vẫn còn khá cao so với thu nhập hiện tại của người dân nên dù biết họ vẫn chấp nhận các rủi ro pháp lý. Đối với khách hàng doanh nghiệp thì tài sản hình thành từ vốn vay là thường hình thành từ dự án lớn, có giá trị kinh tế cao nhưng chưa hình thành cả về mặt vật lý và mặt pháp lý. Thời gian hình thành có thể từ vài năm cho đến vài chục năm.

Theo nguyên tắc chung của luật dân sự, quyền sở hữu đối với động sản

được xác lập dựa trên yếu tố chuyển giao “việc chuyển quyền sở hữu đối với

động sản có hiệu lực kể từ thời điểm được chuyển giao, trừ trường hợp pháp


luật quy định khác” và không phải đăng ký “Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Như vậy, tại thời điểm giao dịch bảo đảm, bên bảo đảm chưa chiếm hữu đối với tài sản. Tuy nhiên, có một số động sản pháp luật vẫn buộc phải đăng ký quyền sở hữu và hành vi đăng ký là cơ sở xác lập quyền sở hữu. Cụ thể, các động sản được liệt kê tại điều 2 Quy chế đăng ký tàu biển và thuyền viên; điều 1 về đăng ký phưong tiện thuỷ nội địa; điều 8 Luật hàng không dân dụng và quy chế đăng ký tàu bay... Cũng cần lưu ý thêm rằng, hiện tại Việt Nam chưa có cơ quan đăng ký quyền sở hữu đối với động sản và giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với

động sản. Dưới góc độ pháp luật về sở hữu thì những giấy tờ đăng ký trên không phải giấy tờ sở hữu do các cơ quan đăng ký không phải là cơ quan quản lý về tài sản mà đơn thuần là các cơ quan hành chính có chức năng quản lý các phương tiện. Do vậy, ngay cả khi bên chiếm hữu tài sản được cấp các giấy tờ trên thì tài sản đó vẫn chưa thuộc quyền sở hữu và mãi mãi là tài sản hình thành từ vốn vay (theo định nghĩa của Nghị định 163/2006/NĐ-CP). Tuy nhiên, bất cập này mang tính hệ thống và mọi chủ thể vẫn mặc nhiên công nhận các giấy tờ trên là giấy chứng nhận quyền sở hữu. Về lâu dài, việc tách giấy chứng nhận quyền sở hữu với giấy đăng ký lưu hành phương tiện là cần thiết nhằm phản

ánh đúng bản chất của đăng ký quyền sở hữu. Đồng thời, hạn chế rủi ro cho các chủ thể trong giao dịch bảo đảm khi chủ phương tiện xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký và chuyển nhượng tài sản gây thất thoát tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm.

Kết luận: Đối với tài sản phải đăng ký (bất động sản và một số động sản) thì quyền sở hữu chưa được xác lập khi chủ thể chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu, ngược lại, đối với tài sản không phải đăng ký thì quyền sở hữu được xác lập từ thời điểm chuyển giao.

1.2.2.2. Vốn vay là một phần cấu tạo nên tài sản


Dựa trên tiêu chí nguồn vốn thì bản thân tên gọi của tài sản hình thành từ vốn vay cũng phản ánh nguồn gốc vốn hình thành nên loại tài sản này là từ vốn vay. Tuy nhiên, mức vốn vay không bao giờ lớn hơn giá trị tài sản bảo đảm tại thời điểm ký giao dịch bảo đảm do luật các TCTD và các văn bản khác của NHNN quy định điều kiện để một khách hàng được xem xét vay vốn là phải có tối thiểu 15% vốn tự có tham gia vào dự án. Quy định này là cần thiết và mang tính đặc trưng của quan hệ tín dụng so với quan hệ vay tài sản thông thường. Mục đích của quy định này là nhằm nâng cao tính trách nhiệm của bên bảo

đảm trong việc đầu tư, hoàn trả vốn vay.

1.2.3. Các dạng tài sản hình thành từ vốn vay:

1.2.3.1. Tài sản được tạo lập từ vốn vay

Đây là loại tài sản chưa hình thành về mặt vật lý tại thời điểm giao dịch bảo đảm được ký kết nên việc xác định trạng thái vật chất, tính năng công dụng của loại tài sản này chỉ căn cứ trên các bản thiết kế, phương án sản xuất kinh doanh. Về cơ cấu tài chính hình thành nên tài sản: vốn vay chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu tài sản. Cơ sở để xác định giá trị của tài sản dựa trên dự toán công trình, dự toán mua sắm hoặc chi phí đầu tư đối với dự án. Nói chung, giá trị của tài sản chỉ mang tính ước tính. Như vậy, đối với loại tài sản được tạo lập do lao

động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp thì bên bảo đảm có quyền sở hữu đối với tài sản do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó. ở đây chúng ta cần hiểu khái niệm “Có được tài sản” về mặt vật lý hay về mặt pháp lý nhất là đối với những tài sản phải

đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng. Kết hợp với điều 167 BLDS năm 2005 thì quyền sở hữu đối với tài sản được tạo lập là động sản từ thời điểm bên bảo đảm nắm giữ, với bất động sản từ thời điểm oàn tất thủ tục đăng ký. Trong thực tế, tài sản được tạo lập từ vốn vay khá phổ biến, bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Cụ thể, khách hàng vay vốn để thực hiện xây nhà, xây khách sạn, nhà máy, xưởng sản xuất hoặc đóng tàu và dùng chính tài sản là những căn

Ngày đăng: 11/01/2023