Luận án được nghiên cứu thành công bước đầu làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch; góp phần tổng kết sự lãnh của Đảng về phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015.
Những kinh nghiệm được đúc kết trong luận án có giá trị tham khảo, vận dụng vào phát triển du lịch trong những năm tiếp theo.
Kết quả
nghiên cứu của luận án có thể sử
dụng làm tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các nhà trường, cơ quan nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 04 chương (08 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 1
- Khái Quát Kết Quả Nghiên Cứu Của Các Công Trình Đã Công Bố Và Những Vấn Đề Luận Án Tập Trung Giải Quyết
- Những Yếu Tố Tác Động Đến Sự Lãnh Đạo Phát Triển Du Lịch Của Đảng (2006 2010)
- Tác Động Của Tình Hình Thế Giới, Khu Vực Đối Với Phát Triển Du Lịch Ở Việt
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
Ward. J, Higson P. và Campbell W. (1994), Leisure and Tourism [168], (Giải trí và Du lịch). Các tác giả tập trung phân tích các sản phẩm, dịch vụ trong ngành du lịch và giải trí cũng như các tác động của nó đến kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.
Gareth Shaw và Allan M.Williams (1994), Critical issues in tourism: a geographical perspective [161], (Các vấn đề quan trọng trong du lịch: một góc độ địa lý). Công trình làm rõ sự phát triển của ngành du lịch từ sau 1945
đến đầu thập niên 1990 tại các đô thị du lịch và nông thôn ở nhiều quốc gia
cả phát triển và đang phát triển. Du lịch đã mang lại việc làm cho hàng
triệu người và sự giải trí cho du khách. Đồng thời du lịch cũng phá hủy và gây ô nhiễm môi trường thiên nhiên, đe dọa nền văn hóa.
Theobald W. (1994), Global Tourism The next decade [166], (Du lịch toàn cầu Thập kỷ tới). Công trình này giới thiệu về khái niệm và phân loại loại hình du lịch; xác định những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của du lịch; định hướng và kế hoạch phát triển du lịch; vai trò du lịch đối với hòa bình thế giới.
Tribe J. (1995), The Economis of Leisure and Tourism [167], (Kinh tế học về Giải trí và Du lịch). Nội dung xoay quanh các vấn đề về tổ chức, quảng bá hoạt động giải trí và du lịch; mối tương quan giữa môi trường quốc tế với giải trí và du lịch; tác động của giải trí và du lịch đối với nền kinh tế quốc gia; các vấn đề giữa môi trường, đầu tư với giải trí và du lịch. Oppermann Martin và Kye Sung Chon (1997), Tourism in Developing
Countries [163], (Du lịch
ở các nước đang phát triển).
Công trình tập trung
phân tích hai vấn đề: Sự phát triển du lịch ở các nước phát triển và đang phát triển theo các giai đoạn: 1930 1960, 1970 1985 và 1985 1993. Mối liên hệ giữa Chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích phát triển du lịch, các phương pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát triển các điểm đến du lịch.
Hall. C.Michael, Sharples Liz, Mitchell Richard, Macionis Niki, Cambourne Brock (2003), Food Tourism around the World: Development, management and
markets [160], (Du lịch Thực phẩm trên thế giới: Phát triển, quản lý và thị
trường). Các tác giả phân tích 4 vấn đề chính: Các SPDL thực phẩm; du lịch thực phẩm; hành vi tiêu dùng; trường dạy nấu ăn trong du lịch. Công trình tập trung luận giải vai trò quan trọng của thực phẩm trong phát triển du lịch, đang
ngày càng được xem như là động cơ chính thúc đẩy du lịch phát triển. Food
Tourism Around the World: Development, management and markets cung cấp một
cái nhìn sâu sắc độc đáo về những kinh nghiệm du lịch.
mối tương quan giữa thực phẩm, các SPDL và
Mathieson. A và Wall. G (2008), Tourism, economic, physical and social
impacts [158], (Du lịch, tác động kinh tế, vật chất và xã hội). Công trình
nghiên cứu về bản chất của ngành du lịch và khách du lịch, xem xét các khung khái niệm về du lịch và đánh giá sự phù hợp của các phương pháp tác động để đánh giá tác động của du lịch đối với kinh tế, việc làm, môi trường, văn hóa bằng một loạt các ví dụ minh họa từ các nước phát triển và đang phát triển.
Medlik S. (1995), Managing Tourism [159], (Quản lý Du lịch), tác giả phân tích và trả lời các câu hỏi về khả năng đóng góp của các nghiên cứu trong tương lai đối với chính sách về du lịch.
Stephen J. Page và Don Getz (1997), The Business of Rural Tourism
International Perspectives [164], (Quan điểm quốc tế về việc phát triển
kinh doanh du lịch tại khu vực nông thôn). Công trình nghiên cứu những vấn đề: Chính sách, kế hoạch, các tác động về việc thương mại du lịch tại khu
vực nông thôn, trong đó tác giả
phân tích về
vấn đề
tài chính cũng như
quảng bá cho du lịch tại khu vực nông thôn, đồng thời nêu ra một số mô
hình mẫu tại các nước như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Đức, Úc, Niu
Dilân… và một số tác động đối với việc phát triển loại hình du lịch tại khu vực này.
Lumsdom Led và Stephen J. Pace (2004), Tourism and Transport: Issues and Agenda for the New Millennium [162], (Du lịch và Giao thông vận tải: Các vấn đề và Chương trình nghị sự cho thiên niên kỷ mới). Công trình tập trung làm rõ vai trò vô cùng quan trọng của giao thông đối với sự phát triển du lịch và đặt ra một số vấn đề quan trọng: Phạm vi của sự tiến bộ
trong ngành du lịch và nghiên cứu giao thông trong thiên niên kỷ mới là gì? Đã nghiên cứu thông qua một chương trình chung để giải quyết các vấn đề khái niệm liên quan đến du lịch vận tải hay chưa?...
Raju G. P (2009), Tourism marketing and management [165], (Tiếp thị và quản lý du lịch). Công trình khẳng định vai trò của ngành du lịch là ngành công nghiệp lớn nhất thế giới tạo ra những thay đổi xã hội, kinh tế, môi trường nhanh chóng, đòi hỏi sự hiểu biết chi tiết và biện pháp để quản lý. Tác giả phân tích những yếu tố trong tiếp thị du lịch, bao gồm: SPDL, dịch vụ du lịch về vị trí, phân phối và giá cả,...
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài
Các nghiên cứu đề cập đến vị trí, vai trò du lịch
Phạm Thị Mộng Hoa và Lâm Thị Mai Lan (2000), Du lịch đối với các dân tộc thiểu số ở huyện Sa Pa [74]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc phát triển du lịch ở Sa Pa đã tác động to lớn đến đời sống của nhân dân bao gồm cả các tác động tích cực và tiêu cực. Về tích cực: Du lịch tạo nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương; mở rộng sự giao lưu, hiểu biết của người dân, qua đó góp phần nâng cao dân trí, bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa; tăng cường đầu tư kinh tế xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho địa phương và thúc đẩy sự hòa nhập của kinh tế địa phương vào hoạt động kinh tế của cả nước. Về tiêu cực: Sự biến mất hay biến đổi
của các hoạt động văn hóa, nguy cơ
thương mại hóa các giá trị
văn hóa
truyền thống, các tác động của du lịch đối với bảo vệ môi trường tự nhiên. Phạm Ngọc Thắng (2010), Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm
nghèo ở Lào Cai [114]. Luận ań chứng minh được nhưñ g đóng góp của phat́
triển du lịch đôí vơí xoá đói giam̉ ngheò cua tinh Lào Cai: Đóng góp một tỷ lệ
nhât́ đinh vaò phat́ triên̉ kinh tế xãhội của Tinh; tăng thêm thu nhâp̣ cho dân
cư đia phương; tạo ra nhiêù
việc lam̀
hơn cho ngươì dân đia phương, đặc
biệt làngươì ngheò ; phat́ triển cơ sở hạ tầng cải thiện cuộc sống cua ngươì
nghèo; nâng cao dân trívàthê phương.
lực, sức khỏe cho cộng đồng dân cư
đia
Nguyễn Duy Mậu (2011), Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm
2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế [94]. Khi bàn về vai trò du lịch, tác giả nhận định: Thế kỷ XXI là thế kỷ của du lịch và làm rõ vai trò của du lịch trên hai khía cạnh. Đối với nền kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, đóng góp quan trọng vào GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu phát triển, tạo nên quá trình “xuất khẩu tại chỗ”, tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động, thúc đẩy giao thông vận tải, viễn thông tin học phát triển, tác giả nhấn mạnh: “Du lịch là
một trong những ngành kinh doanh đạt hiệu quả cao so với nhiều ngành
kinh tế khác do ngành du lịch có tỷ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tư ít và thời gian thu hồi vốn nhanh” [94, tr.36]. Đối với văn hóa xã hội, du lịch là công cụ trực tiếp, quan trọng đối với quá trình xóa đói, giảm nghèo, tăng cường quảng bá văn hóa, tình hữu nghị giữa các dân tộc, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, du lịch là phương tiện giáo dục tốt thông qua sinh hoạt cộng đồng, là phương thức tăng cường sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung
bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế [87]. Trong tiểu tiết 2 chương 2 của
luận án, từ trang 47 đến 52, tác giả phân tích mối quan hệ giữa kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội: “Trong phạm vi một quốc gia, sự phát triển của kinh tế du lịch có vai trò quan trọng trong việc tạo nên thu nhập quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” [87, tr.48], cụ thể: Kinh tế du
lịch phát triển góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; góp phần kích thích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, qua đó làm tăng tổng cầu của nền kinh tế; góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế như: Quan hệ hợp tác đầu tư, quan hệ buôn bán,... giữa các thành phần kinh tế; góp phần tăng quy mô việc làm và thu nhập trong xã hội; thông qua thu hút khách quốc tế, góp phần quảng bá hình ảnh nước nhà.
Nguyễn Thị Hương (2016), Đánh giá tác động của du lịch đến tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam thông qua bảng cân đối liên ngành [84]. Tác
giả nhận định, trên thế giới, du lịch được coi là ngành công nghiệp không
khói, ngành kinh tế
vô cùng quan trọng, có đóng góp không nhỏ
đối với
tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia. Tác giả đã phân tích và đo lường
tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đối với tăng
trưởng kinh tế năm 2013 ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, tác động tổng
hợp của hoạt động du lịch chiếm 6,69% GDP Việt Nam, trong đó tác động tổng hợp của du lịch quốc tế chiếm 4,00% và du lịch nội địa là 2,69%.
Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam [67]. Tác giả chỉ rõ các tác động của du lịch trên các khía cạnh: Kinh tế, xã hội và di sản văn hóa:
Du lịch đã nổi lên trở thành một trong những ngành lớn về hoạt động tạo
ra thu nhập và mang đến nhiều cơ
hội nghề
nghiệp cho nhiều cộng
đồng trên toàn thế giới... Với những lợi ích kinh tế nó mang lại, nhiều quốc gia trên thế giới đang đặt du lịch vào danh mục ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển quốc gia [68, tr.2223].
Ngô Hoài Chung (2017), Phát triển du lịch biên giới là góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng quốc gia [49]. Tác giả nhận định việc phát triển du lịch tại các tỉnh biên giới có ý nghĩa vô cùng to lớn về kinh tế, xã hội.
Phát triển du lịch biên giới sẽ góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng dân cư và đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo đối với cộng đồng các dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa, núi cao, biên giới. Phát triển du lịch biên giới còn góp phần gìn giữ và làm tăng giá trị cảnh quan, các di tích, các giá trị văn hóa bản địa khu vực biên giới, đồng thời có ý nghĩa đặc biệt trong việc góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc khu vực biên giới, củng cố và giữ vững quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dọc biên giới để tiến tới xây dựng đường biên hòa bình, hữu nghị và phát triển. Bên cạnh đó, bài báo phân tích những lợi thế của Việt Nam về phát triển du lịch biên giới: Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4.550 km với ba nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia, với 21 cửa khẩu quốc tế đường bộ. Với lợi thế về vị trí địa lý, đường biên giới dài, mạng lưới giao thông đường bộ đang phát triển, đặc biệt có tuyến đường xuyên Á kết nối với các thị trường có nhu cầu du lịch đường bộ cao. Việt Nam đủ điều kiện cơ bản để phát triển du lịch biên giới đường bộ và thu hút du khách quốc tế đến bằng đường bộ qua biên giới.
Ngoài ra còn có các công trình: Nguyễn Trọng Nhân (2017), Những tác động của du lịch đối với kinh tế, xã hội và môi trường Huyện Phú
Quốc qua cảm nhận của người dân địa phương [102]; Dương Hoàng
Hương (2017),
Phát triển du lịch bền vững
ở tỉnh Phú thọ [81]; Lê Đức
Viên (2017), Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững
[152],...
Các nghiên cứu đề cập đến thực trạng phát triển du lịch
Hoàng Văn Hoan (2002), Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam [76]. Luận án hệ thống hóa các vấn đề lý luận về lao động trong kinh doanh du lịch, đặc biệt là các nội dung cơ bản quản lý Nhà nước đối với lao động trong kinh doanh du lịch. Đồng thời luận án khái quát thực trạng phát triển du lịch Việt Nam từ năm 1960 đến
năm 2000; phân tích và đánh giá quản lý Nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch thông qua các chính sách quản lý của Nhà nước đối với lao động trong kinh doanh du lịch, khẳng định những thành công và những vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm đổi mới và hoàn thiện nội dung quản lý Nhà nước đối với lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam.
Thái Vũ Xuân Lộc (2009), Xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam
Cần một hướng đi mới [157]. Tác giả bàn về việc tổ chức triển khai thực hiện Luật Du lịch 2005, Tác giả nhận định, tính đến năm 2009, Luật khó đi vào cuộc sống bởi Luật Du lịch có hiệu lực từ tháng 01/2006, nhưng đến đầu năm 2009 mới có thông tư hướng dẫn thực hiện, nhiều quy định của Luật chưa đi vào cuộc sống, Tác giả dẫn chứng nhiều ví dụ và đề nghị cần hoàn thiện công tác pháp chế du lịch. Đồng thời, Tác giả đi sâu phân tích về những bất cập trong công tác XT, QBDL. Công tác xúc tiến chậm, lực lượng mỏng. Cách thức quảng bá du lịch chưa phong phú, hiệu quả thấp. Tính đến đầu năm 2009, hoạt động xúc tiến không theo kịp yêu cầu phát
triển, Tổng cục Du lịch chưa có văn phòng đại diện ở các nước trên thế
giới, trong khi đó Thái Lan là 20, Malaysia có 2 văn phòng ở Việt Nam.
Phạm Trương Hoàng (2012), Hình ảnh điểm đến du lịch Việt Nam
trong con mắt khách du lịch quốc tế [77]. Điểm đến du lịch là yếu tố quan trọng để thu hút khách, tạo sức cạnh tranh để phát triển du lịch. Tác giả xác định thực trạng hình ảnh điểm đến du lịch Việt Nam dựa trên kết quả điều
tra 1031 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Du lịch Việt Nam là một
điểm đến nổi bật về văn hóa, tự nhiên hoang sơ, lòng hiếu khách và sự đa dạng. Đồng thời, Việt Nam được đánh giá là giàu tiềm năng tài nguyên du
lịch song chưa được khách du lịch quốc tế
đánh giá cao. Tác giả
chỉ ra
những điểm mạnh, điểm yếu đối với du lịch Việt Nam từ nhận định của khách du lịch quốc tế và đề xuất một số kiến nghị để phát triển hình ảnh và du lịch Việt Nam.