Tác Động Của Tình Hình Thế Giới, Khu Vực Đối Với Phát Triển Du Lịch Ở Việt



Nam


giới

2.1.1.2. Tác động của tình hình thế giới, khu vực đối với phát triển du lịch ở Việt


Những tác động tích cực

Một là, hòa bình, hợp tác, phát triển và hội nhập quốc tế là xu thế lớn trên thế


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Hòa bình, hợp tác, phát triển và hội nhập quốc tế trở thành xu thế tất

yếu

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 5

với các quốc gia, tìm kiếm, mở

rộng lợi ích, thúc đẩy phát triển và

cùng phồn vinh, đã trở thành sự lựa chọn hiện thực của nhiều nước. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng tăng lên. Đa dạng hóa, đa phương hóa trong các mối quan hệ quốc tế đã tạo ra những tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của các quốc gia. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hơn nữa, nhu cầu đi du lịch của con người tăng nhanh. Bối cảnh đó, mang lại cơ hội lớn trong hợp tác thúc đẩy phát triển du lịch.

Hai là, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ

Khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu quả, có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng vào mọi mặt kinh tế, xã hội. Điểm xuất phát

của du lịch Việt Nam thấp, thiếu kinh nghiệm quản lý và công nghê tiên

tiêń hiêṇ đại, nguồn nhân lực chât́ lượng cao, đặc biêṭ công nghệ thông tin

truyền thông được

ứng dụng trong phát triển du lịch. Do đó, với sự

phát

triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, Việt Nam có cơ hội đẩy nhanh

tốc độ tăng trưởng khi có thể tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ, nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong phát triển du lịch.

Ba là, khu vực châu Á­Thái Bình Dương phát triển năng động

Khu vực châu Á ­ Thái Bình Dương có địa kinh tế, địa chính trị

đặc biệt quan trọng. Tiếp giáp với nhiều đại dương, trong đó Thái Bình


Dương là “cửa ngõ” của thế giới. Chiếm khoảng 1/2 dân số thế giới; là khu vực có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt rất lớn và dự trữ ngoại hối chiếm 2/3 tổng lượng của thế giới. Từ khi bước vào thế kỷ XXI đến nay, kinh tế khu vực châu Á ­ Thái Bình Dương phát triển nhanh chóng, là một trong những khu vực kinh tế phát triển năng động nhất, có thị trường mới nổi lớn nhất thế giới, xuất khẩu chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Ở Đông Nam Á, các nước tiếp tục tăng cường hợp tác trong khuôn khổ ASEAN; mở rộng quan hệ thông qua Diễn đàn an ninh khu vực, Diễn đàn hợp tác Á ­ Âu, Khu vực kinh tế Đông Á,... nên Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển du lịch: Thu hút vốn; tiếp thu khoa học công nghệ; mở rộng thị trường khách du lịch,...

Những tác động tiêu cực

Một là, kinh tế, chính trị thế giới diễn biến phức tạp, khó lường

Mặc dù hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế

lớn trên thế

giới,

song chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, bất ổn chính

trị

­ xã

hội, tranh chấp chủ

quyền, lãnh thổ

diễn ra

ở nhiều nơi, diễn

biến phức tạp, các vấn đề thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,... ngày càng khó lường, chẳng hạn: Khủng hoảng kinh tế diễn ra đồng thời với những bất ổn về chính

trị

nội bộ ở

Ukraine 2008 ­ 2009, khủng hoảng chính trị ở

Iran, khủng

hoảng tài chính từ Mỹ trong những năm 2007 ­ 2009 lan rộng, trở thành

cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kéo theo sự

sụp đổ

đồng loạt của nhiều định chế

tài chính. Năm 2009, dịch cúm A

(H1N1) đã lan tới 75 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến khách du

lịch không dám đến các nước và trở

thành những vấn đề

nghiêm trọng

trên quy mô toàn thế giới... Những điều đó gây ra những khó khăn rất lớn đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng.


Hai là, khu vực châu Á ­ Thái Bình Dương và Đông Nam Á diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn

Khu vực châu Á ­ Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á tiềm ẩn nhiều bất trắc, gây mất ổn định nghiêm trọng. Trong đó mâu thuẫn dân tộc,

tôn giáo, sắc tộc diễn ra

ở nhiều nơi; các tranh chấp về

lãnh thổ, tài

nguyên, về địa vị quốc tế... như: Khủng hoảng chính trị ở Thái Lan 2008 ­ 2010, tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku (Điếu Ngư); tranh chấp chủ quyền trên biển Đông... là những vấn đề hết sức đáng lo ngại, gây cản trở và đe dọa trực tiếp đến an ninh chung của khu vực và thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của các nước, trong đó có du lịch.

2.1.1.3. Tiềm năng, thế mạnh và những khó khăn, thách thức của du lịch Việt Nam

Tiềm năng, thế mạnh của du lịch Việt Nam Tài nguyên du lịch

Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên du lịch, trong đó, nổi trội là tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn.

Tài nguyên du lịch thiên nhiên

Việt Nam là một quốc gia nằm ở trung tâm Đông Nam Á, rất thuận tiện để giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới, trong việc phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch. Vị trí và hình thể chữ S, với 3/4 là

đồi núi đã tạo nên sự

phân hóa đa dạng, hình thành các vùng tự

nhiên

khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam với nguồn tài nguyên du lịch

thiên nhiên phong phú, là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch từ khai

thác, phát triển các SPDL đến xúc tiến, thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư,... Cụ thể:

Các danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên: Thành phố Đà Lạt (Lâm

Đồng), Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hạ Long (Quảng Ninh),...

trong đó Đà Lạt và Sa Pa ở độ cao trên 1.500 m được mệnh danh là thành phố trong sương mù, mang nhiều sắc thái của thiên nhiên vùng ôn đới, đã xây


dựng thành điểm du lịch hơn 100 năm. Đặc biệt là hệ thống di sản thiên nhiên thế giới bao gồm: Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha ­ Kẻ Bàng, Cao nguyên Đá Đồng Văn là những địa điểm có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch.

Các Hang động: Việt Nam có khoảng 200 hang động có khả năng

khai thác phục vụ du lịch, có nhiều cảnh đẹp lộng lẫy, tráng lệ và rất kỳ ảo, có sức hấp dẫn đặc biệt [20, tr.36]. Tiêu biểu nhất là Động Phong Nha (Quảng Bình), Tam Cốc, Bích Động (Ninh Bình), Hang Pác Bó (Cao Bằng), các hang động ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh),... thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch thể thao, khám phá, tham quan.

Các bãi biển: Có thế mạnh về biển với chiều dài hơn 3.260 km với khoảng 125 bãi biển có khả năng khai thác phục vụ du lịch [20, tr.37]. Các bãi biển ở Việt Nam có chất lượng tương đối cao về độ dốc, độ mịn, độ trong nước biển, phân bố trải đều từ Bắc vào Nam, thuận lợi để khai thác phục vụ du lịch. Tiêu biểu là các bãi biển: Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An, Lăng Cô, Non Nước, Sa Huỳnh, Nha Trang, Bình Tiên, Cà Ná, Mũi Né,...

Các đảo và quần đảo ven bờ: Vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng 2.773 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều bãi biển và phong cảnh đẹp, còn nguyên vẹn vẻ hoang sơ, môi trường trong lành [20, tr.37]. Đây là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch biển, đảo, tiêu biểu nhất là các đảo Cái Bầu, Quan Lạn, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc,...

Các di tích danh thắng: Việt Nam có rất nhiều địa hình thiên tạo có

giá trị

hình tượng nghệ

thuật gắn với các sự

tích và truyền thuyết, như:

Hòn Phụ Tử, Núi Vọng Phu, Hòn Trống Mái, Hòn Đá Chông, Hang Từ

Thức, Thác Bản Giốc, Hồ Ba Bể, Hồ Lăk, Hồ Tơ Nưng,... làm tăng thêm tính hấp dẫn và trải nghiệm cho các hoạt động du lịch.


Khí hậu Việt Nam rất đa dạng phù hợp với việc tổ chức các hoạt

động du lịch, hình thành các khu nghỉ dưỡng du lịch lý tưởng. Cụ thể: Khí hậu ấm áp quanh năm đặc biệt là khí hậu biển nhiệt đới ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có sức thu hút khách du lịch các vùng ôn đới; khí hậu 4 mùa rõ rệt ở miền Bắc tạo nên sắc thái đa dạng của thiên nhiên hấp dẫn du lịch đối với du khách đến từ những vùng lãnh thổ không phân mùa rõ rệt; khu vực khí hậu Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo,... với đặc trưng ôn đới, hầu như quanh năm mát mẻ thu hút khách từ vùng nhiệt đới.

Nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam có giá trị hấp dẫn du lịch bởi tính đa dạng sinh học, bảo tồn được nhiều nguồn gen, loài quý hiếm đặc trưng cho vùng nhiệt đới, trong đó có nhiều loài đặc hữu. Việt Nam đã phát hiện được khoảng 11.000 loài thực vật, gần 2000 loài động vật, cùng với đó là hệ thống các khu rừng đặc dụng, đặc biệt là các vườn quốc gia, là tiềm năng du lịch lớn, năm 2009 trên phạm vi cả nước đã có 30 vườn quốc gia, 69 khu bảo tồn thiên nhiên và 45 khu rừng với tổng diện tích là 2,2 triệu ha bằng 10,5% diện tích đất lâm nghiệp và gần 6% diện tích lãnh thổ Việt Nam [20, tr.38].

Bên cạnh đó, các điểm nước khoáng, suối nước nóng của Việt Nam là

tài nguyên thiên nhiên rất quý giá để triển khai các loại hình du lịch tham

quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Ở Việt Nam, bước đầu đã điều tra khảo sát được trên 400 nguồn nước khoáng tự nhiên như: Mỹ Lâm ­ Tuyên Quang , Thanh Thủy ­ Phú Thọ, Kim Bôi ­ Hoà Bình, Phú Ninh ­ Quảng Nam, Thạch Bích ­ Quảng Ngãi, Tháp Bà ­ Khánh Hòa, Vĩnh Hảo ­ Bình Thuận,... [20, tr.38].

Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú đa dạng, bao gồm: Các di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, những phong tục tập quán, các làng nghề và truyền thống văn hoá đặc sắc của các dân tộc... tạo điều kiện phát triển nhiều


loại hình du lịch phong phú, hấp dẫn như: Nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội chợ, hội nghị, festival... dài ngày và ngắn ngày.

Về các di sản, di tích lịch sử

­ văn hóa: Ở

Việt Nam hầu hết các

tỉnh, thành đều có các di tích lịch sử ­ văn hóa, phản ánh quá trình dựng

nước và giữ nước của dân tộc, nét xuyên suốt là truyền thống, bản ngã Việt Nam. Năm 2010, có 3.125 di tích cấp quốc gia, trong đó 15 di sản văn hoá được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc công nhận [20, tr.41], tiêu biểu: Đền Hùng, nhắc con dân Việt hướng về cội nguồn, hướng về đất tổ, Kinh đô Huế với những nét kiến trúc độc đáo, nơi ghi dấu cuối cùng của nền Phong kiến Việt Nam, được công nhận là di sản

văn hóa thế

giới... Những di tích lịch sử

­ văn hoá là tài nguyên du lịch

trọng yếu để xây dựng những SPDL độc đáo, có sức cạnh tranh cao.

Về Lễ hội: Theo thống kê 2009, cả nước có trên 3000 lễ hội dân gian

[20, tr.42], tiêu biểu như:

Hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội),

Lễ hội Đền Hùng

(Phú Thọ), Lễ hội Đền Trần, Phủ Dày (Nam Định ), Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), Lễ hội Đâm Trâu của bà con dân tộc Tây Nguyên,... Hệ thống các lễ

hội đang được lồng ghép trong các SPDL và trở

thành yếu tố

đặc

sắc để

quảng bá về đất nước, con người, văn hóa và du lịch Việt Nam.

Các làng nghề Việt Nam: Việt Nam có gần 2.000 làng nghề [20, tr.42] như: Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), Làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), Làng đá Mỹ Nghệ Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội,... với 12 nhóm sản phẩm thủ công

chính, bao gồm: Mây tre đan; sản phẩm từ cói và lục bình; gốm sứ; điêu

khắc gỗ; sơn mài; thêu ren; điêu khắc đá; dệt thủ công; giấy thủ công; tranh nghệ thuật; kim khí và những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác.

Về Ẩm thực: Ẩm thực Việt Nam tuân theo hai nguyên lý là âm dương phối triển và ngũ hành tương sinh, thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế, với nét đặc biệt mà các nước khác, nhất là nước phương Tây không có


chính là gia vị nước mắm. Ẩm thực Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt

là Bắc, Trung, Nam. Mỗi miền có một nét, khẩu vị

đặc trưng.

Ẩm thực

miền Bắc thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác. Ẩm thực miền Nam thường cho thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa) rất đặc biệt với những món ăn dân dã. Đồ ăn miền

Trung có hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền

Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về

màu đỏ và nâu sậm. Ngoài ra, văn hoá ăn bằng đũa, cùng 54 dân tộc với

từng món ăn mang bản sắc riêng đã thực sự trở thành thương hiệu, quảng bá cho Du lịch Việt Nam.

Các yếu tố dân tộc học: Với 54 dân tộc sống trên nhiều vùng, địa bàn khác nhau, điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hoá, phong tục, tập quán, hoạt động sản xuất với những sắc thái riêng là yếu tố quan trọng để hình thành các loại hình du lịch như: Tham quan, tìm hiểu,... Trong 54 dân tộc, nhiều dân tộc vẫn giữ nguyên được những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của mình, đặc biệt là các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường ở miền Bắc; các dân tộc Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na ở miền Trung và Tây Nguyên; các dân tộc Khơme ở Đồng bằng sông Cửu Long, đều có những truyền thống văn hoá có giá trị cao có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.

Những thuận lợi khác từ điều kiện kinh tế xã hội

Trong giai đoạn 2006 ­ 2010, Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thách thức do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 5 năm đạt 7%, quy và năng lực sản xuất đều tăng. Năm 2010, GDP đạt 101,6 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 1.168 USD, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp, bước vào nhóm các nước đang phát triển có thu nhập trung bình [60, tr.91­ 92]. Sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế đã góp phần quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển.


Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và công nghệ vào du lịch. Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, là điều kiện thuận lợi để nền kinh tế nói chung và du lịch nói riêng có điều kiện để phát triển. Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường và ngày một đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, đầu tư của nước ngoài cho phát triển du lịch ngày một tăng.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy du lịch phát triển. Năm 2009, Dân số Việt Nam khoảng 86 triệu người, độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, lao động cần cù, thông minh, chịu khó học hỏi, trình độ học vấn ngày càng cao, là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Mặt khác, nhân dân ta nói chung, lực lượng lao động nói riêng là những con người trung hậu, yêu nước, chịu thương, chịu khó, lịch thiệp, hiếu khách, luôn tự hào là người Việt Nam. Người Việt luôn coi trọng “nhân ­ lễ ­ nghĩa ­ trí ­ tín”, điều này đặc biệt quan trọng với những người làm hướng dẫn viên du lịch, bộ phận làm trong khách sạn, nhà hàng, nhân viên phục vụ du lịch. Đó là tiềm năng để phát triển du lịch, bởi lao động du lịch là lao động thỏa mãn nhu cầu của con người.

Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị du lịch như: Hệ thống giao thông,

hệ thống điện và cấp, thoát nước, hệ thống thông tin truyền thông, hệ

thống đô thị, các công trình thể thao, vui chơi giải trí, hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng… tuy chưa thật sự đầy đủ, song về cơ bản, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị du lịch có thể đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch. Hệ thống giao thông đang dần được hoàn thiện cả về đường sắt,

đường bộ, đường hàng không. Hệ thống nhà hàng, khách sạn Việt Nam

ngày càng nhiều và đầy đủ hơn đáp ứng nhu cầu nghĩ dưỡng của du khách,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2023