Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 1


2

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu ra trong luận án là trung thực có nguồn

gốc, xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với

các công trình khoa học đã công bố.


TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Nguyễn Thế Thi



TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

MỤC LỤC


3

Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 5

Chương

1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10

1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 10

1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công

bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 21

Chương

2

CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH (2006 ­ 2010) 26

2.1. Những yếu tố

tác động và chủ

trương của Đảng về

phát triển du lịch (2006 ­ 2010) 26

2.2. Đảng chỉ đạo phát triển du lịch (2006 ­ 2010) 52

Chương

3

SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN DU

LỊCH (2011 ­ 2015) 80

3.1. Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng

về phát triển du lịch (2011 ­ 2015) 80

3.2. Sự chỉ đạo của Đảng về phát triển du lịch (2011 ­ 2015) 91

Chương

4

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

122

4.1. Nhận xét quá trình Đảng lãnh đạo phát triển du lịch

(2006 ­ 2015) 122

4.2. Một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát

triển du lịch (2006 ­ 2015)

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

139

157


160

161

176


4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

01

Ban Chấp hành Trung ương

BCHTW

02

Hiệp định Thương mại tự do

FTA

03

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEAN

04

Sản phẩm du lịch

SPDL

05

Tổng sản phẩm trong nước

GDP

06

Ủy ban Nhân dân

UBND

07

Văn hóa ­ xã hội

VH ­ XH

08

Văn phòng Chính phủ

VPCP

09

Xúc tiến, quảng bá du lịch

XT, QBDL

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 1


MỞ ĐẦU


1. Lý do lựa chọn đề tài luận án

Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng vai trò ngày càng quan trọng ở nhiều quốc gia, có tốc độ phát triển nhanh trên thế giới.

Hội nghị Bộ

trưởng du lịch thế

giới tại OSAKA (Nhật Bản) năm 1994,

khẳng định:

Du lịch là nguồn lớn nhất tạo ra GDP và việc làm của thế giới, chiếm tới 1/10 mỗi loại, đồng thời, đầu tư cho du lịch và các khoản thu từ thuế liên quan tới du lịch tương ứng cũng tăng cao. Những sự gia tăng

này cùng với các chỉ

tiêu khác của du lịch dự

đoán sẽ

tiếp tục tăng

trưởng một cách vững chắc và như vậy du lịch sẽ là đầu tàu kéo nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI [149, tr.52].

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng, thế mạnh về du lịch, nằm ở ngã ba giao thương quốc tế, thuận lợi cho du khách đi và đến, tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch ngày

càng tốt hơn, lại có nguồn nhân lực dồi dào phục vụ Việc phát triển du lịch là một đòi hỏi khách quan.

phát triển du lịch.

Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước rất quan tâm phát triển du lịch, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) xác định: Phải nhanh chóng khai thác các điều kiện thuận lợi của đất nước để mở

mang du lịch bằng vốn trong nước và hợp tác với nước ngoài. Chỉ

thị

46 ­

CT/TW ngày 14/10/1994 về lãnh đạo, đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới của Ban Bí thư nhấn mạnh: “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế ­ xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [2, tr.1]. Đại hội IX của Đảng (4/2001) tiếp tục nêu rõ: “Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” [56, tr.178].


Trong giai đoạn 2006 ­ 2015, Đảng tiếp tục khẳng định chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch Việt Nam đã tiến những bước dài, có sự đột phá, phát triển vượt bậc, thể hiện ở việc: Đóng góp lớn vào GDP của cả nước; tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động; góp phần bảo vệ nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

góp phần giữ

vững

ổn định chính trị, tăng cường sức mạnh quốc phòng

toàn dân,… Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề đặt ra trong thực tiễn phát triển du lịch, những hạn chế, yếu kém trong hoạt động xúc tiến, quảng bá; xây dựng, phát triển sản phẩm; xây dựng nguồn nhân lực,... làm cho Việt Nam chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh về du lịch.

Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phát triển du lịch

với cách tiếp cận đa dạng, phong phú của các chuyên ngành khoa học. Tuy

nhiên, đối với khoa học Lịch sử Đảng, chưa có công trình khoa học nào

nghiên cứu về quá trình Đảng lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến

năm 2015. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề

này để

làm rõ chủ

trương, sự

chỉ

đạo, đưa ra nhận xét, đánh giá những

ưu điểm, hạn chế

và rút ra kinh

nghiệm về quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 là việc làm cần thiết, góp phần tổng kết quá trình lãnh đạo phát triển du lịch của Đảng, cung cấp thêm những luận cứ

để tiếp tục bổ

sung, hoàn chỉnh

đường lối đẩy mạnh phát triển du lịch

trong những năm tiếp sau.

Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015” làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích


Làm rõ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015; đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tham khảo.

Nhiệm vụ

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.

Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng lãnh đạo phát

triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015.

Phân tích, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015.

Nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc

kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo phát triển du lịch của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và quá trình Đảng chỉ đạo phát triển du lịch. Chỉ thị 46 ­ CT/TW ngày 14/10/1994 về lãnh đạo, đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới của Ban Bí thư đã xác định 8 nội dung của du lịch bao gồm: (1) Quy hoạch du lịch; (2) SPDL; (3) thị trường du lịch;

(4) đầu tư du lịch; (5) XT, QBDL; (6) đào tạo nhân lực du lịch; (7) hợp tác

quốc tế

về du lịch; (8)

ứng dụng khoa học công nghệ

vào du lịch. Trong

khuôn khổ luận án, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về phát triển du lịch trên 5 nội dung: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch

phát triển du lịch; đầu tư phát triển du lịch; phát triển SPDL; XT, QBDL;

phát triển nguồn nhân lực du lịch. Bởi đây là những nội dung cơ bản nhất,


tập trung và thể

hiện rõ sự

lãnh đạo của Đảng đối với phát triển du lịch

trong giai đoạn này.

Về thời gian: Tập trung trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến

năm 2015. Nghiên cứu sinh chọn mốc 2006 và 2015 bởi năm 2006 là năm

diễn ra và khởi đầu nhiệm kỳ Đại hội X, năm 2015 là năm kết thúc

nhiệm kỳ

Đại hội XI của Đảng, chọn mốc thời gian như

vậy sẽ

thể

hiện rõ sự

lãnh đạo của Đảng về

phát triển du lịch qua hai kỳ

đại hội,

Đại hội X (2006 ­ 2010) và Đại hội XI (2011 ­ 2015). Tuy nhiên, để đảm

bảo tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu đề tài có sử dụng tài liệu, tư liệu trước năm 2006 và sau năm 2015.

Về không gian: Trên lãnh thổ Việt Nam.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Cơ sở thực tiễn

Quá trình lãnh đạo phát triển du lịch của Đảng Cộng sản Việt Nam, những kết quả thực tiễn về phát triển du lịch; kết quả khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh; kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố.

Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và sự kết hợp của hai phương pháp đó. Đồng thời, còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp,... Các phương pháp được sử dụng phù hợp với yêu cầu của từng nội dung luận án.


Phương pháp lịch sử được sử dụng nhiều để phục dựng, tái hiện trung thực những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo cuả Đảng về phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015, quá trình phát triển nhận thức, đề ra chủ trương và chỉ đạo phát triển du lịch của Đảng qua hai giai đoạn 2006 ­ 2010 và 2011 ­ 2015.

Phương pháp lôgic được sử

dụng nhiều để

nghiên cứu tổng quát

sự lãnh đạo của Đảng về phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015,

đưa ra những nhận xét, đánh giá và chỉ

ra nguyên nhân, từ

đó đúc rút

những kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng.

Phương pháp so sánh được sử dụng nhiều trong luận án nhằm so

sánh sự lãnh đạo của Đảng về phát triển du lịch giữa hai giai đoạn 2006

­ 2010 và 2011 ­ 2015; so sánh kết quả lãnh đạo phát triển du lịch với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp được sử dụng nhiều ở chương 1 khi nghiên cứu tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài luận án. Làm rõ chủ trương và các mặt chỉ đạo của Đảng về phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015.

5. Những đóng góp mới của luận án

Hệ thống hóa, phân tích, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015.

Đưa ra những nhận xét, đánh giá về quá trình Đảng lãnh đạo phát

triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 trên cả 2 bình diện ưu điểm và hạn chế, làm rõ nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế.

Đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015.

6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2023