A: Bảng Hỏi Sự Sẵn Sàng Tham Gia Vào Mô Hình Du Lịch Cộng Đồng Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Tại Xã Bằng Cả, Huyện Hoành Bồ, Tỉnh Quảng Ninh.


những người dân trong cộng đồng địa phương .... ngoài ra do thu nhập, phân bố lợi ích của các nhà cung cấp dịch vụ cho du khách không được công bằng sẽ dẫn đến mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng dân cư.

+ Phong cách tiêu dùng và nhu cầu của khách du lịch trong thời gian đi thăm quan và du lịch tại Bằng Cả có thể cũng làm thay đổi phương thức tiêu dùng của cộng đồng dân cư trong vùng. Việc phát triển du lịch tại Bằng Cả thực sự mang lại thu nhập và nâng cao mức sống của người dân địa phương. Nhưng phong cách tiêu dùng xả láng của khách và nhu cầu đòi hỏi hưởng thụ của khách du lịch đã góp phần làm thay đổi cách sống, nếp nghĩ của một số bộ phận cộng đồng địa phương Bằng Cả, nơi quanh năm làm nghề nông lam lũ đặc biệt là lớp trẻ chỉ nghĩ đến hưởng thụ, thích ăn ngon, mặc đẹp, lười lao động.

+ Chuẩn mực xã hội thay đổi, trong một số trường hợp làm suy thoái văn hoá truyền thống tại Bằng Cả.

+ Khi các dịch vụ du lịch phát triển, thu hút khách du lịch đến thăm quan ngày càng tăng đã tạo cho người dân trong vùng có điều kiện tiếp xúc với khách du lịch sẽ dẫn đến quan niệm sống, lời nói và làm việc sẽ thay đổi các hệ thống giá trị, nhân cách, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, các lễ nghi truyền thống. Một số dịch vụ phục vụ khách du lịch xa lạ với phong tục tập quán địa phương như: Massage, phòng hát Karaoke, cắt tóc gội đầu làm mất lễ nghi đối với các nghi thức tôn giáo truyền thống.

+ Phát triển du lịch nếu không có các các giải pháp quản lý tốt dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền xã hội cho cộng đồng dân cư khu vực Bằng Cả.

+ Du lịch gắn liền với sự tiếp xúc của cộng đồng dân cư địa phương với khách du lịch ngoại vùng, do vậy sự xâm nhập của dòng khách du lịch từ các vùng địa lý và các chủng tộc khác nhau cũng đồng thời kéo theo nguy cơ lan truyền các bệnh khác nhau (bệnh ngoài da, bệnh đường ruột, bệnh lây qua đường tình dục...). Ngoài ra các tệ nạn xã hội cũng theo con đường du lịch du nhập vào địa phương như chích hút, đánh bạc... Hoạt động của du lịch bao gồm của du khách và người cung cấp dịch vụ du lịch đã tác động lên môi trường, gây ô nhiễm môi trường như: rác thải, nước bẩn, ô nhiễm không khí, tiếng ồn... đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của cộng đồng dân địa phương.


3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Dựa vào những vấn đề lý thuyết đã đề cập tại Chương 1, kết quả phân tích thực trạng phát triển du lịch ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh tại chương 2, chương 3 đã đề xuất ra 5 nhóm giải pháp cụ thể và các hoạt động bổ trợ nhằm xây dựng và phát triển mô hình du lịch cộng đồng theo hướng bền vững tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

Bảng 3.1: Tóm tắt lợi ích các nhóm giải pháp


Vấn đề tồn tại

Giải pháp

- Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn của Bằng Cả phong phú và đa dạng, tuy nhiên chưa được khai thác và phát huy hết các tiềm năng

- Cuộc sống của người dân địa phương khó khăn, vất vả.


- Chưa có loại hình du lịch tại cộng đồng mà do tự phát.

- Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, yếu kém.

- Nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu và còn yếu về năng lực và trình độ

- Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch chưa được quan tâm.

- Chưa có các tuyến và điểm du lịch

- Phát triển DLST dựa vào cộng đồng để bảo tồn giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, góp phần phát triển DL bền vững tại Bằng Cả.

- Phát triển DLST dựa vào cộng đồng là góp phần giải quyết công ăn việc làm cho đại đa số người dân bản địa và góp phần nâng cao dân trí, giao lưu văn hóa.

- Tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng của Bằng Cả.

- Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại Bằng Cả.

- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

- Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch

- Phát triển các tuyến và các điểm du lịch cụ thể và trọng điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


[Nguồn: Tác giả tổng hợp]


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ



1. KẾT LUẬN:


Xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh là một nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Phát triển nhanh du lịch cộng đồng tại xã không chỉ khai thác lợi thế so sánh của địa phương tạo thêm công ăn việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương mà còn góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ.

Trên cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng tại chương 1, kết hợp với nghiên cứu tham khảo tài liệu về xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững ở một số địa phương ở phía Bắc Việt Nam như bản Lác, huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình, bản Sín Chải, Sa Pa – Lào Cai. Đồng thời đề tài đã phân tích vị trí quan trọng đối với việc phát triển du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ. Nội dung của đề tài đã phân tích tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, thực trạng phát triển du lịch Bằng Cả đã đề cập đến vai trò của cộng đồng đối với việc phát triển phát triển du lịch cộng đồng…

Quá trình nghiên cứu đã rút ra một số kinh nghiệm từ các mô hình phát triển du lịch cộng đồng trong nước chúng tôi đã áp dụng vào việc xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

Nội dung của đề tài đã phân tích lập luận các vấn đề có liên quan đến mô hình cùng như nguyên tắc, thành phần tham gia, cơ chế để mô hình hoạt động và đồng thời đề xuất các giải pháp để cho mô hình hoạt động. Việc xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc Dao Thanh Y tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.


2. KHUYẾN NGHỊ.


Để có thể phát triển thành công mô hình du lịch cộng đồng một cách bền vững , bên cạnh từ sự nỗ lực của bản thân những người dân trong cộng đồng, sự trợ giúp về mặt chuyên môn kiến thức từ bên ngoài thì còn cần có sự chỉ đạo, giám sát cũng như hỗ trợ về mặt chính sách, chiến lược… từ chính quyền các cấp của địa phương.

Bên cạnh đó, để đảm bảo được tính bền vững của mô hình cần đảm bảo rằng những tiêu chuẩn, chất lượng, yêu cầu của mô hình du lịch cộng đồng phải được duy trì theo đúng những gì đã được đặt ra ban đầu. Ngoài ra cũng cần có những hình thức khuyến khích, khích lệ người dân trong cộng đồng, tạo niềm tin trong cộng đồng vào việc phát triển theo mô hình du lịch cộng đồng. Việc này là hết sức cần thiết, bởi lẽ các kết quả thu lượm cũng như lợi ích của việc phát triển du lịch cộng đồng thường không đến đượ tức thời mà còn cần có thời gian. Hơn nữa một số kết quả của việc phát triển theo mô hình này sẽ không thấy được nếu không có sự so sánh với các cộng đồng khác, không phát triển theo hướng cộng đồng bền vững ví dụ như các kết quả về giảm thiểu tác động có hại của việc phát triển du lịch tới cộng đồng sẽ chỉ có thể thấy được nếu kết quả so sánh với các cộng đồng khác đang phải gánh chịu những tác động có hại. Bản thân ngay việc so sánh này cũng rất khó đối với các người dân tộc thiểu số trong cộng đồng do các hạn chế về mặt kiến thức cũng như điều kiện tham quan tiến hành so sánh.

Muốn thực hiện được những yêu cầu kể trên thì cộng đồng, chính quyền địa phương các cấp cũng như các tổ chức tiến hành trợ giúp kể cả về mặt kỹ thuật lẫn tài chính cho việc phát triển cần phải thực hiện hay đảm bảo được những điều sau:

a. Đối với các cấp quản lý


- Tổ chức khảo sát đánh giá tiềm năng


Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, và huyện Hoành Bồ cần có kế hoạch khảo sát đánh giá một cách đầy đủ, chi tiết về tiềm năng để tạo tiền đề cho khai thác và phát triển du lịch tại Bằng Cả. Dựa vào kết quả khảo sát xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách du lịch.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng.


Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hỗ trợ lưu trú, ăn uống… để phục vụ nhu cầu khám phá của du khách. Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, huyện Hoành Bồ cần đầu tư một hệ thống giao thông, điện nước, thông tin liên lạc đảm bảo phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch đến Bằng Cả.

- Duy trì phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.


Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh và huyện Hoành Bồ cần có kế hoạch cụ thể để duy trì, khôi phục và phát triển các vốn văn hóa tộc người, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa phi vật thể. Từ đó, tạo ra các sản phẩm đặc trưng làm tăng thêm sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch.

- Đào tạo nguồn nhân lực


Đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng kiến thức làm du lịch cho đồng bào dân tộc thiểu số. Hoạt động du lịch tại Bằng Cả mới hình thành ở giai đoạn đầu, do vậy nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, đồng bào dân tộc Dao Thanh Y chưa có kinh nghiệm và kiến thức trong kinh doanh du lịch.

- Tăng cường hoạt động xúc tiến du lịch.


Đây là một trong những điểm yếu lớn của hoạt động du lịch cộng đồng tại Quảng Ninh nói chung và Bằng Cả nói riêng. Du khách biết đến du lịch tại Bằng Cả chủ yếu thông qua sự giới thiệu của bạn bè. Do đó để tăng cường thu hút khách du lịch đến với Bằng Cả thì Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh và huyện Hoành Bồ cần xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động xúc tiến du lịch.

b. Đối với cộng đồng địa phương


Các cá nhân cần nhận thức sâu sắc về tài nguyên thiên nhiên tại Bằng Cả là tài sản chung của quốc gia nằm trên địa bàn xã nên dần dần xóa bỏ cục bộ địa phương, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh. Các cá nhân phải tin tưởng, chủ động trong công việc và sẵn sàng hợp tác là các yếu tố cần thiết cho một cộng đồng muốn thực sự thoát nghèo. Hơn nữa là phát huy tinh thần tự lập nghiệp, tinh thần đam mê học tập và biết ước mơ chân chính để biến những ước mơ đó cho sự nghiệp làm giàu và phát triển bền vững.

c. Đối với các doanh nghiệp du lịch


Để tháo gỡ những khó khăn, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh du lịch, các doanh nghiệp trên địa bàn, phải tập chung giải quyết những vấn đề sau:

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp. Không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Muốn như vậy cần phải tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ kinh doanh du lịch, phải mở thêm những tuyến du lịch mới để phục vụ khách du lịch, phải nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp. Phải có chiến lược phát triển và mở rộng thị trường: xúc tiến hợp lý đối với cả thị trường du lịch trong và ngoài tỉnh. Phải tạo ra bản sắc riêng cho vùng Bắc Bộ, để làm được điều đó cần phải gắn liền với các điều kiện về phong tục tập quán, bẳn sắc văn hóa các dân tộc./.



Ông Nguyễn Văn Đọc Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đ c lãnh đạo huyện thăm 1


Ông: Nguyễn Văn Đọc - Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đ/c lãnh đạo huyện thăm và làm việc tại thôn Chín Gian, xã Bằng Cả. (Tháng 12/2012)


PHỤ LỤC


Phụ lục 1a: Bảng hỏi sự sẵn sàng tham gia vào mô hình du lịch cộng đồng theo hướng phát triển bền vững tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

Phụ lục 1b: Bảng tổng hợp kết quả bảng hỏi đối với khách du lịch đến xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

Phụ lục 2a: Phiếu điều tra về sự sẵn sàng tham gia du lịch cộng đồng theo hướng bền vững của người dân địa phương tại Bằng Cả, Quảng Ninh

Phụ lục 2b: Bảng tổng hợp kết quả bảng hỏi đối với người dân xã Bằng Cả.

Phụ lục 3: Một số thông tin cần thiết cho du khách.

Phụ lục 4: Các số điện thoại, trang web khách du lịch cần biết khi dến tỉnh Quảng Ninh.

Phụ lục 5: Sơ đồ vị trí xã Bằng Cả trong huyện Hoành Bồ



Cầu Sông Đồn dẫn vào địa phận xã Bằng Cả PHỤ LỤC 1a MẪU PHIẾU ĐIỀU 2


Cầu Sông Đồn dẫn vào địa phận xã Bằng Cả


PHỤ LỤC 1a.

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA BẰNG BẢNG HỎI SỰ SẴN SÀNG THAM GIA VÀO MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH


Họ và tên: .......................................................................................Tuổi: ..................................................

Nơi thường trú: ..........................................................................................................................................

Nghề nghiệp:................................................................................................................................................

Quý khách vui lòng chọn câu trả lời cho các câu hỏi sau:

1. Quý khách đến Bằng Cả với mục đích gì?

A. Du lịch

B. Du lịch kết hợp công việc

C. Mục đích khác

2. Quý khách biết đến điểm du lịch Bằng Cả, Quảng Ninh qua kênh thông tin nào?

A. Bạn bè giới thiệu

B. Chương trình du lịch của các công ty lữ hành

C. Phương tiện truyền thông(tạp chí du lịch, internet, truyền hình…)

D. Kênh thông tin khác

3. Dịch vụ du lịch ở Bằng Cả có thể đáp ứng nhu cầu của du khách ở mức độ nào?

A. Tốt

B. Trung bình

C. Yếu kém

4. Số ngày lưu trú của quý khách tại Bằng Cả là bao nhiêu?

A. 1 ngày

B. 2-3 ngày

C. 3-5 ngày

5. Quý khách có nhu cầu tìm hiểu phong tục tập quán và cuộc sống của cộng đồng địa phương ở đây không?

A.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023