Đặng Thị Thanh Loan, Bùi Thị Thanh (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch: Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch Bình Định [89]. Bài báo xác định có tám yếu tố ảnh hưởng đến thực tế thu hút
du khách được sắp xếp theo mức độ quan trọng lần lượt là: Tài nguyên
thiên nhiên; văn hóa, lịch sử và nghệ thuật; môi trường du lịch; khả năng tiếp cận; dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí; cơ sở hạ tầng; cơ sở lưu trú; giá cả các loại dịch vụ. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số chính sách nhằm tăng cường thu hút du khách đến Bình Định trong thời gian tới.
Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (2016), Tác động kinh tế của Du lịch và Lữ hành ở Việt Nam năm 2016 [78]. Cuốn sách phân tích tác
động của du lịch đối với kinh tế
xã hội thông qua nghiên cứu sự
phát
triển ngành du lịch tại 184 quốc gia, 24 khu vực trên thế giới và nêu rõ: Năm 2015 là năm thứ 5 liên tục, ngành du lịch và lữ hành có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng của nền kinh tế thế giới (ở mức 2,8% so với 2,3%), thậm chí cao hơn so với một số ngành kinh tế chủ yếu như công nghệ chế tạo và bán lẻ. Năm 2015, ngành du lịch và lữ hành đã tạo ra 7,2 nghìn tỷ USD (tương đương 9,8% GDP
toàn cầu), tạo ra 284 triệu việc làm tương đương với tỷ việc làm được tạo ra trong nền kinh tế toàn cầu [78, tr.1].
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 1
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 2
- Những Yếu Tố Tác Động Đến Sự Lãnh Đạo Phát Triển Du Lịch Của Đảng (2006 2010)
- Tác Động Của Tình Hình Thế Giới, Khu Vực Đối Với Phát Triển Du Lịch Ở Việt
- Thực Trạng Đảng Lãnh Đạo Phát Triển Du Lịch Trước Năm 2006
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
lệ 1/11
Đối với Việt Nam, Năm 2015, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP là
279.287 tỷ đồng, tương đương 6,6% GDP; được dự báo tăng 5,2% trong năm 2016 và tăng 7,2% mỗi năm trong giai đoạn 2016 2026, đạt 587.593 tỷ đồng
vào năm 2026 (7,2% GDP). Năm 2015, du lịch và lữ hành trực tiếp tạo ra
2.783.000 việc làm (5,2% tổng việc làm); được dự báo tăng 0,7% trong năm 2016 và tăng 2,4% mỗi năm, đạt 3.553.000 việc làm vào năm 2026 (5,7% tổng việc làm) [78, tr.1]. Cuốn sách còn nêu rõ giá trị xuất khẩu du lịch; mức đầu tư cho du lịch năm 2015 và xếp hạng của du lịch Việt Nam năm 2015, dự báo năm 2016.
Nguyễn Sơn Hà (2016), Đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay
[66]. Tác giả khẳng định tầm quan trọng của nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực du lịch nói riêng, trình bày thực trạng nhân lực du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 2015 về quy mô, trình độ, cơ cấu và thực trạng công tác đào tạo nhân lực du lịch, về số trường, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ đội ngũ giáo viên, quy mô đào tạo, khung chương trình đào tạo: Cả nước có 62 trường đại học, 80 trường cao đẳng, 117 trường trung cấp, 2 công ty đào tạo và 23 trung tâm có tham gia đào tạo nghiệp vụ du lịch. Hầu hết các tỉnh,
thành phố
có trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghề
du lịch ngắn hạn. Tuy
nhiên, những các cơ sở đào tạo còn thiếu trang thiết bị phục vụ cho môn học; chương trình, phương pháp đào tạo không đặt trọng tâm nhiều về kỹ năng mềm; đội ngũ giáo viên còn thiếu, kinh nghiệm thực tế còn ít, nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Hoàng Thị Lan Hương (2016), Đào tạo du lịch tại các trường đại học và cao đẳng hội nhập và phát triển [83]. Tác giả đánh giá thực trạng đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng tại Việt Nam và chất lượng nguồn nhân lực du lịch bậc đại học, cao đẳng với những số liệu thuyết phục. Tác giả nhận định: Đào tạo du lịch nói chung và đào tạo nghề du lịch nói riêng ở Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể cả về chất và về lượng, tuy nhiên vẫn tồn tại những bất cập, khó khăn về chất lượng tuyển chọn đầu vào, khung và trình độ đào tạo theo chuẩn, chương trình, giáo trình, nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy tiên tiến và phù hợp…. Từ đó, đề cập đến sự chuẩn bị của các ngành, các trường cho sự thay đổi trong đào tạo du lịch khi Việt Nam hội nhập khu vực và gợi mở một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo du lịch trong quá trình hội nhập.
Nguyễn Thị Thu Hương (2017), Thực trạng và giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam hiện nay [85]. Tác giả nêu lên thực trạng phát triển du lịch Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2016, cụ thể: Năm 1990 Việt Nam thu hút
250.000 lượt khách quốc tế, đến năm 2016 đạt 10 triệu lượt khách. Khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh liên tục, từ 01 triệu lượt năm 1990 lên 35 triệu lượt vào năm 2016. Sự phát triển không ngừng của du lịch Việt Nam thể hiện ở: Năm 2015, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP) và tạo ra 2,783 triệu việc làm (chiếm 5,2% tổng số việc làm). Từ đó, tác giả đề xuất 5 giải pháp phát triển du lịch trong thời gian tiếp sau.
Ngoài ra còn có các công trình: Lê Đỗ Mười (2007), Thực trạng và
giải pháp phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông để
tăng cường thu hút
khách du lịch quốc tế [97]; Trần Tiến Dũng (2007), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha Kẻ Bàng [52]; Nguyễn Trọng Nhân, Trần Thị Hoàng Anh (2015), Đánh giá của du khách đối với du lịch miệt vườn vùng Đồng bằng sông Cửu Long [101]; Đặng Thị Thanh Loan (2015), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến Bình Định [90]; Nguyễn Mạnh Cường (2016), Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình [51]; Nguyễn Xuân Hiệp (9/2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch: Trường hợp điểm đến TP. Hồ Chí Minh [73]; Lê Hoằng Bá Huyền, Nguyễn Thu Hương (2017), Xác định nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa [80],...
Các nghiên cứu đề cập đến giải pháp, kinh nghiệm phát triển du lịch
Nguyễn Văn Mạnh (2007), Một số kiến nghị để đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của ngành du lịch [92]. Tác giả khái quát về thực trạng đào tạo quản trị du lịch và khách sạn bậc đại học, cao đẳng ở Việt Nam tính đến năm 2006. Trên cơ sở đó, Tác giả đưa ra một số kiến nghị để đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội.
Đỗ Cẩm Thơ (2007), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế [115]. Đề tài hệ thống những vấn đề lý luận về cạnh tranh SPDL; phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống SPDL Việt Nam; nghiên cứu cạnh tranh và định vị SPDL Việt Nam trong thị trường du lịch khu vực và quốc tế; phân tích và đánh giá hệ thống SPDL của các nước
cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapo, Trung Quốc,
Inđônexia; phân tích đặc thù và thế mạnh cho SPDL Việt Nam; đề xuất biện pháp chủ yếu góp phần tăng cường tính cạnh tranh của SPDL Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2015.
Nguyễn Thị Hồng Lâm, Nguyễn Kim Anh (2016), Kinh nghiệm phát
triển kinh tế du lịch
ở một số nước và gợi ý cho Việt Nam
[88]. Tác giả
nghiên cứu quá trình phát triển du lịch ở các nước: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore là các nước thành công trong việc phát triển ngành kinh tế này.
Từ đó, rút ra 6 bài học kinh nghiệm, có thể xem là những gợi ý hữu ích
nhằm thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, cụ thể: Nhà nước quan tâm phát triển kinh tế du lịch, coi đây là một ngành công nghiệp không khói; lập chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch; đào tạo nhân lực cho du lịch; xây dựng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch; miễn thị thực cho khách du lịch, tạo môi trường chính trị ổn định, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách.
Nguyễn Quyết Thắng (2017), Giải phát phát triển du lịch bền vững cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập [113]. Tác giả nhận định, đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập hiện nay có vai trò quan trọng đối với Việt Nam và các nước tiểu vùng sông Mekông. Trong giai đoạn 2012 2016, du lịch Vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có sự phát triển nhanh chóng, tốc độ
tăng trưởng bình quân số lượng khách đến giai đoạn 2012 2016 là
16%/năm, tổng thu du lịch tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như việc đầu tư nhiều nơi vẫn chưa
thực sự hiệu quả; việc phát triển sản phẩm của Vùng vẫn bị trùng lắp; chưa khai thác hết tiềm năng hợp tác của các địa phương; vấn đề về xử lý môi trường chưa tốt;… Dựa trên việc đánh giá thực trạng và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, tác giả đã đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững của Vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Đinh Văn An (2018), Đảng bộ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu lãnh đạo phát
triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 [1]. Luận án nghiên cứu
chủ trương, chính sách và tổ chức chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015. Tập trung vào 4 nội dung chính: Phân tích những nhân tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong những năm 1991 2015; hệ thống chủ trương phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2015; làm rõ sự chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; nhận xét những thành tựu, hạn chế, đồng thời rút ra 5 kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 1991 2015.
Ngoài ra, còn có các công trình: Hồ Đức Phớc (2009), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam [105]; Trần Sơn Hải (2010), Phát triển nguồn nhân lực ngành Du Lịch khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên [69]; Nguyễn Văn Đức (2013), Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững [65]; Nguyễn Văn Hợp (2014), Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững [79]; Thái Thị Kim Oanh (2015), Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của
tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách [103]; Thái Thanh Quý, Đặng Thanh
Tùng (2015), Du lịch tỉnh Nghệ An: Thực trạng và định hướng phát triển [111].
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài
Về mặt tư liệu
Các công trình nghiên cứu về du lịch khá phong phú về các dạng tài liệu ở cả trong nước và ngoài nước, bao gồm sách, đề tài khoa học các cấp, bài báo khoa học và cũng đã được nhiều nghiên cứu sinh chọn làm luận án tiến sĩ. Phát triển du lịch đã được các nhà khoa học nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ, với nhiều phạm vi không gian và thời gian khác nhau. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã cung cấp cho nghiên cứu sinh những thông tin khoa học khá sâu rộng, phong phú và đa dạng về nội dung có liên quan đến du lịch để nghiên cứu sinh kế thừa, vận dụng vào luận án của mình. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015.
Về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về du lịch được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như kinh tế học, kinh tế chính trị, văn hóa và sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, lôgic,... Cách tiếp cận đa dạng với nhiều mức độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau đã cung cấp cho nghiên cứu sinh những kiến thức khá đầy đủ về du lịch, giúp nghiên cứu sinh có cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu đa diện hơn, với sự phân tích, luận giải du lịch trong mối quan hệ tương hỗ với các ngành kinh tế khác và các lĩnh vực xã hội.
Về nội dung nghiên cứu
Thứ nhất, đã làm rõ những vấn đề lý luận về du lịch
Một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã luận giải khá đầy đủ những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, phân tích và khẳng định vai trò của phát triển du lịch; xác định được những vấn đề cơ bản về du lịch, bao gồm: Khái niệm du lịch, vị trí, vai trò của du lịch, quy hoạch du lịch, quản lý du lịch, khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, thị trường du lịch, năng lực cạnh tranh, điểm đến, nguồn nhân lực du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển du lịch, đầu tư phát triển du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch…
Những luận giải trên đã cung cấp cho nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn những vấn đề lý luận về du lịch, giúp nghiên cứu sinh trả lời cho các câu hỏi: Du lịch là gì? Quy hoạch du lịch là gì?... Những điều đó là cơ sở để tác giả nhận diện rõ hơn nội hàm, phạm vi về vấn đề nghiên cứu của đề tài luận án. Đó là cơ sở và công cụ mang tính định hướng cơ bản cho nghiên cứu sinh phân tích các nội dung chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phát triển du lịch.
Thứ hai, phân tích khá rõ tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch ở
Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Một số công trình khẳng định Việt Nam là quốc gia có tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch và khẳng định tầm quan trọng của phát triển du lịch ở Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là nguồn tư liệu quý, trực tiếp cung cấp cho tác giả những tiền đề lý luận và cơ sở thực tiễn đúng đắn trong nhận thức về phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, giúp tác giả phát triển tư duy hệ thống, toàn diện và biện chứng trong nghiên cứu quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015.
Thứ ba, đánh giá khá rõ về thực trạng hoạt động, từ đó đề xuất phương
hướng, giải pháp phát triển du lịch phương
ở Việt Nam và một số
vùng, miền, địa
Một số
công trình đã đánh giá những thành tựu và hạn chế
trong
quá trình phát triển du lịch ở Việt Nam và các vùng miền, địa phương với những số liệu đáng tin cậy. Trên cơ sở đó, đề xuất nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch ở Việt Nam, các vùng, địa phương.
Đây là những tư
liệu quý, gợi mở
cho nghiên cứu sinh thấy rõ những
thành tựu, hạn chế
và giải pháp về
phát triển du lịch
ở các vùng miền,
địa phương để nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng thể, đa diện hơn về phát triển du lịch ở Việt Nam, những số liệu trong đánh giá những thành tựu, hạn chế về quá trình đẩy mạnh phát triển du lịch đã cung cấp cho nghiên cứu sinh cơ sở thực tiễn để rút ra những kết luận bổ sung làm phong phú bài học kinh nghiệm phát triển du lịch Việt Nam.
Ngoài ra, một số công trình đề cập đến sự phát triển du lịch ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có ngành du lịch phát triển, các nước Đông Nam Á, là cơ sở để tác giả so sánh phát triển du lịch ở Việt Nam với các nước này, từ đó rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch ở Việt Nam.
Thứ tư, khái lược chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch
Một số công trình đã bước đầu đề cập đến chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch trong công cuộc đổi mới.
Những vấn đề
trên đã chỉ
dẫn nghiên cứu sinh cách tiếp cận nội dung,
văn bản mang tính chất lãnh đạo của Đảng về phát triển du lịch. Do góc
độ tiếp cận chủ
yếu
ở các chuyên ngành khoa học khác nhau nên các
công trình chỉ
mới dừng lại
ở góc độ
khái lược giới thiệu văn kiện và
định hướng nội dung biện pháp thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà
nước về phát triển du lịch ở Việt Nam. Đây là những tư liệu để nghiên
cứu sinh có cái nhìn đa diện, đi sâu luận giải chủ trương và sự của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phát triển du lịch.
chỉ
đạo