Dự Báo Các Nhân Tố Tác Động Và Mục Tiêu, Phương Hướng Tăng Cường Sự Lãnh Đạo Của Đảng Đối Với Báo Điện Tử Trong Những Năm Tới


Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI BÁO ĐIỆN TỬ ĐẾN NĂM 2020


4.1. DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI BÁO ĐIỆN TỬ TRONG NHỮNG NĂM TỚI

4.1.1. Dự báo các nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng đối

với báo điện tử

Một là, trong những năm tới, ở nước ta, báo điện tử sẽ phát triển nhanh chóng và đa dạng về số lượng, công nghệ, phạm vi tác động đến công chúng và những đòi hỏi của nhân dân đặt ra yêu cầu lãnh đạo báo điện tử phải đi trước một bước.

Trong kinh tế thị trường, mối quan hệ về cạnh tranh và hợp tác giữa các báo khá phức tạp, đôi khi là tế nhị. Các cơ quan báo điện tử được phân công theo chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích và phạm vi hoạt động. Việc hợp tác, phối hợp kế hoạch, giúp đỡ nhau để làm tốt nhiệm vụ chung là rất cần thiết, nhưng vì nhiều lý do có thể diễn ra tình trạng lấn sân khi không có điều kiện hiểu kỹ những sự kiện cần thiết. Những đề tài cần tuyên truyền ít được viết và đăng bài phản ánh, nhưng những chủ đề “ăn khách” thì nhiều báo đề cập, khai thác, bất chấp hệ quả thế nào. Rõ ràng, nếu không có sự phối hợp, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, trên cơ sở tôn chỉ, mục đích từng cơ quan báo, có sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, phát hành được nhiều sản phẩm báo điện tử tới độc giả thì chính các báo tự làm mất uy tín của mình và của báo bạn trước công chúng. Tỷ lệ người dân truy cập internet ngày càng tăng, đồng nghĩa với bạn đọc ngày càng quan tâm và đọc báo điện tử càng nhiều. Trước những mặt trái của cơ chế thị trường trong quá trình xây dựng đất nước, vấn đề Đảng lãnh đạo báo điện tử càng cần được


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

thấm nhuần một cách tự giác và sâu sắc hơn theo tinh thần chủ nghĩa Mác -

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay - 17

Đảng đã tích lũy được một số kinh nghiệm, định hình bước đầu nội dung và phương thức lãnh đạo đối với báo điện tử. Nhà nước đã có các văn bản pháp lý, quy định, cơ chế quản lý cơ bản về quản lý báo điện tử. Nhưng, vấn đề đặt ra hiện nay là Đảng phải dự báo đúng xu hướng phát triển của báo điện tử để chủ động đề ra chủ trương lãnh đạo, định hướng.

Hai là, quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế đặt ra nhiều vấn đề mới

trong hoạt động của báo điện tử.

Đảng ta xác định đường lối đối ngoại mở rộng quan hệ nhiều mặt với các nước, các tổ chức quốc tế. Thế giới hiện có hơn 2 tỷ người sử dụng báo điện tử, mạng internet. Theo một cuộc khảo sát gần đây của tổ chức Pew (Mỹ), 45% số người được hỏi đã trả lời rằng họ dựa vào báo điện tử, rộng hơn là mạng internet, để đưa ra những quyết định mang tính bước ngoặt trong cuộc đời.

Trong thời đại bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển nhanh thì chủ trương mở cửa để thu hút vốn, công nghệ, khai thác trí tuệ và kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là tất yếu. Theo dự báo, các báo điện tử và mạng internet trên thế giới hiện chuyển tải khoảng 95% thông tin, còn báo in, báo hình chỉ chuyển tải khoảng 5% thông tin, điều đó chứng tỏ sự lớn mạnh, sức hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của báo điện tử đối với độc giả.

Hiện nay, nhiều người còn cho báo điện tử và internet là “quyền lực thứ năm”, trở thành một sức mạnh to lớn, vượt lên trên, ra bên ngoài các biện pháp quản lý hành chính hay kỹ thuật của một quốc gia cụ thể. Điều đáng quan tâm là, cái quyền lực ấy không chia đều cho các nước mà tập trung vào một số nước lớn, thậm chí vài ba nước “cực lớn”.

Ba là, Đảng và Nhà nước đã chuyển từ tư duy “lãnh đạo đến đâu, quản lý đến đó” sang tư duy “lãnh đạo để phát triển, phát triển có lãnh đạo”.


Khi mới mở cửa, quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, tư duy lãnh đạo lúc đó là “lãnh đạo đến đâu, phát triển đến đó”, nghĩa là cho phát triển theo khả năng lãnh đạo của mình, để vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vì nó mới quá nên chưa hình dung nó thế nào. Sau một thời gian vận hành, với sự phát triển nhanh chóng của báo điện tử và trong xu thế phát triển của internet thế giới, quan điểm “quản lý đến đâu, phát triển đến đó” không còn phù hợp nữa, mặc dù là rất cần thiết. Cần có bước đột phá trong tư duy quản lý. Do đó, ngày 23-8-2001 Chính phủ ban hành Nghị định số 55-NĐ/CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet, một bước phát triển mới trong nhận thức, trong tư duy lãnh đạo, quản lý mà tư tưởng và quan điểm rất mới, ngược với giai đoạn đầu là “phát triển đến đâu, quản lý đến đó”, nghĩa là quản lý phải theo kịp sự phát triển của đời sống, quản lý phải đi đôi với sự phát triển. Đây là bước tiến mới trong tư duy, tạo điều kiện cho báo điện tử ở nước ta phát triển như hiện nay. Quan điểm này tiếp tục chỉ đạo hoạt động lãnh đạo báo điện tử của Đảng trong những năm tới.

Bốn là, điều kiện hoạt động mới có nhiều thuận lợi, nhưng cũng đầy thử thách, cam go đối với báo điện tử và những người làm báo điện tử, do vậy cần nâng cao chất lượng, hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử.

Việc nhận thức rõ những tác động nhiều mặt của kinh tế thị trường đối với hoạt động báo điện tử là một trong những yêu cầu quan trọng nhằm điều chỉnh phương thức lãnh đạo và quản lý báo điện tử một cách sát hợp. Bản thân báo điện tử hoạt động theo cơ chế thị trường, nếu không tỉnh táo, có bản lĩnh dễ tự phát thành những khuynh hướng, xu hướng “thương mại hóa”, xa rời tôn chỉ, mục đích… Đó là chưa kể những mối đe dọa thường trực của các thế lực phản động, thù địch với nhiều thủ đoạn thâm độc, lợi dụng sơ hở để tấn công Đảng qua báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng (đặc biệt đối với báo điện tử và internet việc phát tán thông tin diễn ra rất nhanh, rộng khắp), thậm chí nhiều cơ quan báo điện tử khi có cơ hội trở thành vũ khí tấn công Đảng, Nhà nước và chế độ. Lịch sử chính quyền vô sản kể từ sau Cách mạng Tháng Mười


Nga đến nay đã cho chúng ta bài học đắt giá, nếu buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng, báo chí lập tức bị kẻ thù chi phối, dần trở thành phương tiện, công cụ của chúng, quay trở lại tấn công hệ thống chính trị do Đảng gây dựng.

Năm là, cuộc đấu tranh với các thế lực thù địch xuất hiện thêm những phức tạp mới.

Từ tình hình quốc tế, khi mở cửa thường xuất hiện khuynh hướng ca ngợi một chiều, trông chờ vào bên ngoài, đề cao hợp tác tới mức lãng quên, xóa nhòa ranh giới đấu tranh giai cấp, mất cảnh giác với các lực lượng thù địch, mơ hồ, hoài nghi con đường đi lên CNXH. Thực tế cho thấy, chắc chắn không bao giờ có sự hợp tác tích cực và giúp đỡ vô tư từ các nước đế quốc đối với một nước Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trước khi “cách mạng hoa nhài” nổ ra và nhanh chóng bùng phát ở Bắc Phi, Trung Đông; bạo loạn đường phố ở Anh; phong trào “chiếm phố Wall” ở Mỹ và nhiều nước phương Tây, ít ai nghĩ báo điện tử, các trang mạng xã hội lại có thể ảnh hưởng sâu sắc, nghiêm trọng đến an ninh, trật tự đến như vậy. Vấn đề đặt ra là làm gì, làm như thế nào với mặt trái của báo điện tử, các trang mạng xã hội.

Thống kê cho thấy, để thực hiện “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch đã xây dựng và huy động triệt để sức mạnh của phương tiện thông tin đại chúng với nhiều đài phát thanh, nhà xuất bản, báo và tạp chí hải ngoại. Mỗi ngày, có hàng nghìn văn hóa phẩm đồi truỵ, phản động được tuồn vào trong nước theo nhiều con đường khác nhau, nhất là qua hàng vạn địa chỉ internet và vệ tinh thông tin, tác động trực tiếp vào đạo đức, lối sống, làm băng hoại tâm hồn, tình cảm của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ. Đây thực sự là một cuộc xâm lăng trên mặt trận TT-VH với sức công phá và sự hủy diệt khôn lường. Vì vậy, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử.

Với đặc điểm “không biên giới”, bên cạnh lợi thế gần như vô biên, thì mặt trái, mặt tiêu cực của báo điện tử, internet cũng đặt ra yêu cầu và thách thức cho công tác lãnh đạo, quản lý. Một số quốc gia đã dựng các “biên giới


ảo” trên internet để kiểm soát “lãnh thổ” của mình. Chính sách quản lý báo điện tử, internet của Trung Quốc – nơi có khoảng 600 triệu người sử dụng, có thể là một sự tham khảo cần thiết. Trung Quốc phát triển báo điện tử và mạng internet nội địa nhằm nâng cao đời sống tinh thần lành mạnh của người dân, chiếm lĩnh thị trường trong nước, tiến mạnh ra và cạnh tranh với bên ngoài. Nhà nước Trung Quốc chủ trương lập những “tường lửa”, thậm chí ngăn chặn toàn bộ các mạng xã hội bên ngoài nếu xét thấy nguy hại cho công chúng trong nước; sử dụng “quyền lực thứ năm” này để bảo vệ và xây dựng đất nước, mà không giao nó vào tay các mạng nước ngoài. Tại Nga, mạng xã hội chủ yếu là của các công ty trong nước, Chính phủ Nga tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mạng xã hội từ nước ngoài.

4.1.2. Mục tiêu

Chỉ thị số 52-CT/TW nhấn mạnh: “Báo điện tử ở nước ta phải được phát triển nhanh, vững chắc, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế, kỹ thuật, con người, năng lực quản lý; đảm bảo an ninh, an toàn, kết hợp hài hòa với việc phát triển các loại hình báo chí và các phương tiện khác” [6, tr.2].

Với quan điểm “lãnh đạo, quản lý để thúc đẩy báo điện tử phát triển”, từ nay đến năm 2020, Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống báo điện tử phát triển nhanh, vững chắc, có uy tín, có vị thế, tầm ảnh hưởng trong khu vực và thế giới; phục vụ đắc lực sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm an ninh mạng.

Mục tiêu tổng quát là: phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, tạo ra bước chuyển tích cực trong đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử.

Mục tiêu cụ thể của việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử từ nay đến năm 2015: một là, xây dựng hệ thống báo điện tử phát triển nhanh, vững chắc, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện về kinh tế, kỹ thuật và


quy hoạch tổng thể hệ thống báo chí; hai là, nâng cao chất lượng nội dung thông tin trên báo điện tử nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân; ba là, ngăn chặn các thế lực xấu lợi dụng xuyên tạc, bóp méo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân và những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước và của nhân loại; bốn là, tạo môi trường pháp lý bình đẳng giữa dịch vụ trong nước và dịch vụ nước ngoài cung cấp cho báo điện tử; năm là, bảo đảm an toàn an ninh mạng.

4.1.3. Phương hướng

Một là, tiếp tục hoàn thiện quan điểm, bổ sung chủ trương lãnh đạo báo điện tử.

Trung ương Đảng đẩy mạnh việc đề ra đường lối, chủ trương, quan điểm một cách kịp thời về báo điện tử, trực tiếp là BCT, BBT phải tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu, ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận về báo điện tử, các cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý báo điện tử. Trung ương Đảng - trực tiếp là BCT, BBT chỉ đạo các cơ quan tham mưu và cấp ủy trực thuộc (Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng Bộ TT- TT, Đảng đoàn HNB Việt Nam, Đảng ủy Công an Trung ương, Đảng ủy Quân sự Trung ương...) tăng cường công tác tham mưu, hướng dẫn, xây dựng các văn kiện, tài liệu để BCT, BBT ban hành, lãnh đạo, chỉ đạo báo điện tử.

Hai là, đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử, khắc phục cả khuynh hướng bao biện, làm thay và khuynh hướng buông lỏng lãnh đạo đối với báo điện tử.

Quá trình đổi mới không ngừng cùng đất nước đòi hỏi phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử phải thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng. Cùng với việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quy định... về báo điện tử, Đảng lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước đẩy nhanh việc thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành các văn bản quy phạm pháp luật để phục vụ công tác quản lý nhà nước.


Lãnh đạo thực hiện nghiêm túc, đúng nguyên tắc của Đảng về việc phân công, điều động, bố trí, cử cán bộ, đảng viên giữ những vị trí quan trọng tại các cơ quan báo điện tử, cơ quan quản lý và cơ quan chủ quản báo điện tử, đồng thời phát huy vai trò của họ. Hạn chế, khắc phục, tiến tới không để diễn ra tình trạng Đảng bao biện, làm thay các cơ quan quản lý nhà nước về báo điện tử. Sớm nghiên cứu, tổng kết vấn đề phân công, phân cấp quản lý báo điện tử, trên cơ sở đó xây dựng và hoàn thiện cơ chế, quy chế về vấn đề này, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các ngành, các cấp, tránh chồng chéo, lơi lỏng. Nêu cao hơn nữa trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan chủ quản theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng xem nhẹ hoặc làm thay. Phân công, phân nhiệm rõ ràng từ cơ quan cao nhất tới cơ sở mới tạo ra sức mạnh tổng hợp trong lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử. Cùng với đó là kiện toàn, củng cố tổ chức đảng ở các cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý báo điện tử và cơ quan báo điện tử, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng tại các cơ quan này, đồng thời, khắc phục, tiến tới xóa bỏ khuynh hướng buông lỏng lãnh đạo đối với báo điện tử.

Ba là, huy động sức mạnh tổng hợp và phát huy những nỗ lực của các tổ chức và các cấp ủy đảng, các cơ quan tham mưu của Đảng trên lĩnh vực TT-VH và các cơ quan quản lý nhà nước về báo điện tử.

Lãnh đạo báo chí là trách nhiệm chính trị của các cấp ủy đảng, trước hết là trách nhiệm của BCHTƯ Đảng, BCT, BBT, bởi đây là cơ quan lãnh đạo của Đảng giữa hai kỳ Đại hội. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng để báo điện tử phát triển nhanh, mạnh, đi đầu trong việc thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kịp thời có các quyết định quan trọng nhằm giúp cho báo điện tử hoạt động đúng hướng và có hiệu quả.

Trung ương Đảng - trực tiếp là BCT, BBT - phải huy động cho được

sức mạnh, trách nhiệm của tất cả tổ chức và cấp ủy đảng, của các cán bộ lãnh


đạo đảng ở các cấp, các ngành vào lãnh đạo, chỉ đạo báo điện tử. Từng cấp ủy phải nắm chắc công tác tổ chức và cán bộ, xây dựng, kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ những người trực tiếp làm công tác báo chí, trước hết là Tổng biên tập báo của địa phương. Đồng thời, cấp ủy phải chăm lo xây dựng và lãnh đạo hệ thống quản lý báo điện tử của mình hoạt động có hiệu quả, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan tham gia quản lý.

Các cơ quan chủ quản thực hiện đầy đủ các chức năng như Luật Báo chí đã quy định; quản lý cơ quan báo điện tử của mình bằng các quy chế; thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với tờ báo của cơ quan, đoàn thể mình.

Hình thành một hệ thống các quy chế làm việc rõ ràng, cụ thể giữa Ban Tuyên giáo Trung ương với Bộ TT-TT, có sự tham gia của HNB Việt Nam; giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản; giữa cơ quan chủ quản với ban biên tập các báo điện tử.

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI BÁO ĐIỆN TỬ ĐẾN NĂM 2020

4.2.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan nhà nước, đoàn thể, cán bộ, đảng viên đối với việc phát triển và lãnh đạo, quản lý báo điện tử

Nhận thức của các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan nhà nước, đoàn thể, đảng viên về báo điện tử là cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch, thực hiện nội dung, yêu cầu lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử. Thực tế hiện nay, không ít cấp ủy, cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nước, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ, đúng mức về vị trí, vai trò và tính đặc thù của báo điện tử, chỉ coi báo điện tử là một trong những phương tiện tuyên truyền thuần túy, từ đó coi nhẹ công tác lãnh đạo đối với báo điện tử. Từ nhận thức đầy đủ về báo điện tử của các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan nhà nước, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, nhân dân để khai thác tốt yếu tố “tâm lý đám đông” để định hướng dư luận, tạo kênh tuyên truyền, giáo dục tích cực, hiệu quả đối với người sử dụng báo điện tử, nhất là độc giả trẻ.

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí