Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay - 16


lĩnh chính trị, bị mua chuộc, dụ dỗ để đưa tin, bài, hình ảnh không đúng sự thật đưa lên mạng, báo điện tử. Những vấn đề nêu trên gây nên những khó khăn nhất định đối với sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử.

Năm là, lãnh đạo báo điện tử có nhiều khó khăn so với lãnh đạo các

loại hình báo chí khác.

Báo điện tử là loại hình báo chí mới, không những chứa đựng cả báo hình – nói – viết, kho lưu giữ tài liệu, thông tin lớn, mà còn có tính tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới lãnh thổ, đó là thách thức và ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử.

3.2.3. Một số kinh nghiệm

Qua thực tiễn sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động của báo điện tử ở nước ta thời gian qua, nhất là từ khi có Chỉ thị số 52-CT/TW của BBT về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử, tích cực đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, song không xa rời các nguyên tắc.

Đây là bài học kinh nghiệm cơ bản, hàng đầu trong đổi mới lãnh đạo báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng. Bước vào cơ chế kinh tế thị trường, mở cửa với bên ngoài, nhất thiết không được xem nhẹ hoặc hạ thấp sự lãnh đạo của Đảng. Trước hết, để quan điểm của Đảng về báo điện tử được nắm vững và quán triệt đầy đủ thì các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể từ trung ương tới địa phương, trước hết là những cơ quan, đoàn thể trung ương, trực tiếp là cơ quan chủ quản, các cán bộ làm công tác báo điện tử, phải nhận thức sâu sắc vai trò, nhiệm vụ của báo chí trong sự nghiệp cách mạng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, thực hiện CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nếu không lãnh đạo báo điện tử hoạt động theo định hướng, nguyên tắc của Đảng thì báo điện tử dễ xa rời bản chất báo chí cách mạng, dễ bị tác động của cơ chế thị trường, chạy theo nhuận lợi và sẽ bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước. Lúc


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

này cần thấm nhuần lời dạy của V.I. Lênin: “Báo chí phải trở thành các cơ quan của các tổ chức đảng, các nhà văn, nhà báo nhất thiết phải tham gia vào tổ chức đảng... và chịu trách nhiệm trước Đảng” [80, tr.26].

Trong quá trình đổi mới, bên cạnh những thành tựu có ý nghĩa quan trọng, khó tránh khỏi có những lệch lạc, do không quán triệt sâu sắc đường lối, nắm vững các quan điểm của Đảng, trong đó có trên lĩnh vực nhận thức tư tưởng chính trị. Có những kẻ từ nước ngoài công kích chúng ta không tự do báo chí. Một số người hiểu một cách ngây thơ, mù quáng về “tự do báo chí”, “dân chủ vô giới hạn”, về “công khai không có vùng cấm” để rồi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, phủ nhận những đóng góp to lớn của báo chí cách mạng nước ta trong lịch sử. Vấn đề này từ lâu đã bị V.I. Lênin bác bỏ thẳng thừng: “Tự do báo chí nào? Để làm gì? Cho giai cấp nào?” chúng tôi không tin vào những cái tuyệt đối [80, tr.98]. Người vạch rõ: “Trong tất cả các nước có bọn tư bản, tự do báo chí là tự do mua báo chí, tự do mua các nhà văn, tự do mua chuộc, tự do mua và chế tạo ra dư luận có lợi cho giai cấp tư sản” [80, tr.96]. Lời dạy đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử nói riêng, báo chí nói chung - một lĩnh vực nhạy cảm, tác động sâu rộng đến toàn xã hội và cả quan hệ quốc tế.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay - 16

Đảng ta đã sớm nhận thấy tác hại từ những mặt trái và sai phạm của báo điện tử đem lại. Đảng luôn nắm vững quan điểm báo chí vô sản, vừa khắc phục quan điểm bảo thủ, quyết tâm đổi mới mạnh mẽ, đồng thời không xa rời nguyên tắc: Đảng lãnh đạo báo chí là nguyên tắc hàng đầu, bất di bất dịch. Chính trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường và mở cửa, sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử càng cần thiết hơn bao giờ hết. Xã hội càng phát triển, thông tin báo chí càng có vai trò to lớn. Với nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo điện tử có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội phù hợp sự vận động của hiện thực theo những chiều hướng có chủ định. Báo điện tử không chỉ là vũ khí tư tưởng sắc bén, lợi hại, mà còn là người góp phần tích cực cổ động tập thể,


người tổ chức tập thể. Điều này càng đúng trong thời đại bùng nổ thông tin như

hiện nay.

Nói Đảng lãnh đạo báo điện tử cũng có nghĩa là khẳng định trách nhiệm của Đảng là quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho báo điện tử phát triển, đồng thời theo dõi, kiểm tra, uốn nắn kịp thời các khuyết điểm nảy sinh. Mặc dù trách nhiệm lãnh đạo trực tiếp đối với báo điện tử trước hết thuộc về cơ quan chủ quản, thuộc về tổng biên tập, thuộc về tổ chức đảng và từng đảng viên tại nơi đó, song trách nhiệm chung vẫn thuộc về Đảng.

Hai là, phối hợp chặt chẽ giữa sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của

Nhà nước đối với báo điện tử theo một cơ chế rõ ràng.

Lãnh đạo và quản lý là hai công việc ít nhiều khác nhau, nhưng trong điều kiện nước ta, chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu như quản lý của Nhà nước bằng chính sách, pháp luật, vừa bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền được tạo điều kiện và được bảo vệ khi hành nghề của nhà báo, thì lãnh đạo là định hướng mục tiêu, đề ra nguyên tắc thực hiện mục tiêu và kiểm tra việc thực hiện những mục tiêu, nguyên tắc đó của cơ quan quản lý. Là Đảng cầm quyền, các tổ chức đảng (ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng bộ, chi bộ) nằm ngay trong cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản, cơ quan báo điện tử, trong tổ chức HNB; Đảng cử người của mình vào các chức vụ quan trọng trong bộ máy quản lý và cơ quan báo điện tử. Vì vậy, cả cơ quan lãnh đạo và quản lý đều là các đảng viên của Đảng công tác tại đó; sự phối hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo và quản lý - xét cho cùng - là từ mục tiêu chung, từ ý thức đảng, từ các nguyên tắc tổ chức của Đảng và nhiệm vụ của đảng viên.

Tuy nhiên, cũng đã có tình trạng phối hợp chưa tốt giữa cơ quan chức năng của Đảng và cơ quan chức năng của Nhà nước trong quá trình lãnh đạo, quản lý báo điện tử. Cấp ủy chỉ đạo về nội dung, phương hướng tuyên truyền trên báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng theo đường lối của Đảng, nhưng không trực tiếp tham gia bàn bạc và quyết định việc thực hiện luật pháp, về phân phối ngân sách, nội dung, chương trình đào tạo nhà báo, chỉ tiêu, đối


tượng tuyển sinh... Đặc biệt, khi tham gia xây dựng chế độ lương, nhuận bút, do không có sự phối hợp giữa cơ quan lãnh đạo và quản lý, nên bậc lương phóng viên có nhiều điểm không phù hợp đã được kiến nghị nhiều lần, nhưng chưa được giải quyết. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến một bộ phận không ít nhà báo xa rời “Quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí”, gây tác hại xấu đến uy tín báo điện tử, làm cho xã hội phiền lòng.

Ba là, phải lãnh đạo, quản lý báo điện tử theo phương pháp dân chủ, trên cơ sở luật pháp và phù hợp với đặc thù của loại hình báo điện tử.

Trong công cuộc đổi mới, dân chủ hóa đời sống xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của đổi mới. Đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý đối với báo điện tử, theo phương pháp dân chủ là bài học lớn trong nâng cao hiệu quả lãnh đạo báo chí của Đảng. Mặt khác, dân chủ chỉ có thể thực hiện trên cơ sở pháp luật. Báo điện tử những năm gần đây đã thực sự khởi sắc, phát triển vượt bậc. Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử được dân chủ hóa đã phát huy cao độ khả năng của báo chí theo Luật Báo chí. Báo điện tử không bị kiểm duyệt chi tiết trước khi phát mạng. Tổng biên tập được toàn quyền và tự chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức của sản phẩm báo chí và các hoạt động của cơ quan báo điện tử theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, Đảng cũng yêu cầu các sai phạm của cơ quan báo điện tử, của nhà báo, của cơ quan chủ quản báo điện tử và cơ quan quản lý nhà nước về báo điện tử phải được xử lý nghiêm theo đúng pháp luật, không được bao che, xử lý nội bộ. Việc này góp phần tăng cường kỷ cương, bảo đảm sự công bằng trong lĩnh vực báo chí - mặt không thể thiếu của dân chủ. Quản lý báo điện tử bằng phương pháp dân chủ, trên cơ sở luật pháp chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi tìm ra và thực hành các hình thức lãnh đạo, quản lý thật sự dân chủ, cởi mở, tôn trọng hoạt động nghề nghiệp của báo chí trong khuôn khổ pháp luật.

Bốn là, chọn đúng và quản lý chặt đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý báo điện tử.


Đây là bài học về công tác cán bộ của Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ. Vấn đề lựa chọn, bố trí và quản lý cán bộ luôn là bài học lớn trong suốt tiến trình cách mạng, nhất là ở giai đoạn hiện nay, vì cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng.

Đối với báo điện tử - lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải có lập trường, quan điểm vững vàng, nắm vững luật pháp, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ và có uy tín trong giới - bài học này đặc biệt quan trọng.

Một số hạn chế, sai phạm của báo điện tử trong thời gian qua có nguyên nhân là việc bố trí, bổ nhiệm cán bộ quản lý các cơ quan báo điện tử chưa được quan tâm đúng mức, đôi khi thiếu cân nhắc thận trọng. Mặc dù đã có những quy định cụ thể về cán bộ, song một số cơ quan vẫn bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cơ quan báo điện tử chưa đúng tiêu chuẩn. Việc thay đổi, bổ nhiệm tổng biên tập, phó tổng biên tập các báo điện tử không thực hiện đầy đủ quy trình, không có sự thỏa thuận, hiệp y trước của các cơ quan quản lý báo. Đã có những trường hợp lãnh đạo cơ quan chủ quản điều chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với tổng biên tập, phó tổng biên tập một cách thiếu cân nhắc, gây căng thẳng, bất bình trong nội bộ cơ quan báo.

Bài học quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ phụ trách báo, kiểm tra đội ngũ này thường xuyên và uốn nắn kịp thời sự lệch lạc của họ, kiên quyết xử lý các sai phạm, khi cần thiết phải thay ngay... có ý nghĩa sâu sắc đối với công tác lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn ngừa và uốn nắn kịp thời những lệch lạc, có biện pháp xử lý các sai phạm khi cần thiết.

Đảng luôn nhận thức sâu sắc rằng, kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của mình, không kiểm tra coi như không lãnh đạo, nên phải tăng


cường công tác kiểm tra, giám sát mọi hoạt động trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực hoạt động báo điện tử. Kiểm tra là để phát huy tối đa những mặt tích cực, ngăn ngừa và khắc phục kịp thời những biểu hiện tiêu cực, sai sót... của cơ quan báo điện tử và sự lãnh đạo báo điện tử. Nếu không thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo báo điện tử, kịp thời phát hiện và đấu tranh phòng chống tiêu cực của báo điện tử thì sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy, Trung ương Đảng, trực tiếp là BCT, BBT đã phân công đồng chí Ủy viên BCT, Bí thư Trung ương Đảng phụ trách khối, các đồng chí ủy viên Trung ương lãnh đạo các cơ quan tham mưu, quản lý, tổ chức đảng các cấp, đảng viên các TCCSĐ trong cơ quan báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng chịu trách nhiệm trước Trung ương lãnh đạo và điều hành xuyên suốt quá trình hoạt động của báo chí.

Giao ban báo chí hằng tuần là một cách thức kiểm tra có hiệu quả. Ngoài ra, Trung ương Đảng còn chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ủy ban kiểm tra các cấp và Thanh tra Nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ quan báo, trong đó có báo điện tử, cả về hoạt động thông tin và công tác quản lý cán bộ, phóng viên, biên tập viên quản lý tài chính, cơ sở vật chất, chấp hành các quy định của Nhà nước.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Báo điện tử Việt Nam ra đời và phát triển đã có diện mạo mới. Cơ chế thị trường vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với báo điện tử. Dân chủ hóa trong Đảng và trong xã hội đòi hỏi báo điện tử phải bảo đảm vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn để nhân dân trình bày ý kiến của mình, là công cụ để nhân dân thực hiện quyền làm chủ. Việc mở cửa với bên ngoài đặt ra với báo điện tử nhiều vấn đề, từ việc lựa chọn thông tin, chống “diễn biến hòa bình” qua báo điện tử, hiện đại hóa công nghệ làm báo, đến giữ vững bản sắc của báo chí cách mạng Việt Nam.


Tác động của xã hội làm cho báo điện tử nước ta phát triển nhanh về số lượng, nội dung, hình thức ngày càng phong phú, đa dạng và có chất lượng. Những ưu điểm cơ bản đó là tiền đề để báo điện tử nước ta tiếp tục phát triển dưới sự lãnh đạo, định hướng của Đảng.

Thời kỳ mới cũng đánh dấu những đổi mới bước đầu trong sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng. Sự đổi mới đó được thể hiện bắt nguồn từ nhận thức mới của Đảng về vai trò của báo điện tử, báo điện tử từ chỗ là “công cụ tư tưởng sắc bén của Đảng” đến là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội, vừa là diễn đàn của nhân dân. Đảng kiên trì, tăng cường sự lãnh đạo, đồng thời đổi mới sự lãnh đạo đối với báo chí một cách đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh mới. Đảng nắm vững sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò của các cơ quan nhà nước, đoàn thể, chú trọng nghiên cứu vấn đề nội dung, phương thức lãnh đạo đối với báo điện tử. Những thành tựu và bài học từ các thành công trong đổi mới bước đầu sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử đã tạo cơ sở thuận lợi cho Đảng lãnh đạo đối với báo điện tử trong giai đoạn tới.

Tuy nhiên, trong thời kỳ mới, báo điện tử nước ta cũng bộc lộ những hạn chế thiếu sót, nhất là về chất lượng báo điện tử, tình trạng “thương mại hóa” chưa được ngăn chặn, nội dung đăng chồng chéo... Một số tờ báo xa rời tôn chỉ, mục đích, một bộ phận phóng viên, những người làm báo điện tử vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Hạn chế, thiếu sót đó đòi hỏi công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cần được khắc phục và chú trọng hơn.

Thời gian qua, những thiếu sót, tiêu cực trong hoạt động của báo điện tử và trong công tác lãnh đạo, quản lý báo điện tử đã được Đảng phát hiện, chỉ rõ, nhưng chưa có biện pháp uốn nắn hoặc có nhưng hiệu quả còn thấp là hạn chế cơ bản trong lãnh đạo đối với báo điện tử. Việc sắp xếp lại hệ thống


báo điện tử chưa thật kiên quyết. Nhiều chế độ, chính sách đối với lĩnh vực báo điện tử chậm được sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới.

Đánh giá đúng thực trạng của báo điện tử và sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử là cơ sở để tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử trong thời kỳ mới. Đây là công việc quan trọng, giúp cho Đảng phát huy các thành tựu, khắc phục các hạn chế, bất cập để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả lãnh đạo đối với báo điện tử.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022