Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay - 14


sự quan tâm đầu tư của chính quyền, đến nay các cơ quan báo điện tử ở Việt Nam đều trang bị vi tính gồm các máy móc, thiết bị nhập tin, dựng trang làm hình, làm ảnh... để trình bày hoàn tất trước khi đưa tin và phát mạng. Cùng các phương tiện làm việc khác như máy fax, điện thoại ghi âm, máy ghi âm cá nhân, máy ảnh, máy ghi hình được tăng thêm về số lượng và chất lượng, 100% phóng viên đã được trang bị máy tính, trang bị máy fax cá nhân có thể trực tiếp làm việc với tòa soạn bằng đường fax hoặc đường thư điện tử. Các cơ quan báo điện tử đều sử dụng hệ thống vi tính nội bộ (mạng LAN) để chuyển dữ liệu, khai thác mạng internet, chuyển nội dung thông tin, chuyển âm thanh, hình ảnh.

Về phương thức lãnh đạo

Một là, trong việc Đảng lãnh đạo báo điện tử bằng các nghị quyết, chỉ thị,

kết luận và định hướng lớn.

Trong những năm qua, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận trực tiếp hoặc liên quan đến báo điện tử. Nghị quyết Đại hội lần thứ X và XI của Đảng đều ghi rõ quan điểm của Đảng đối với báo chí nói chung, trong đó có báo điện tử; Nghị quyết Trung ương năm khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới... Đặc biệt, ngày 22-7-2005, BBT ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay. Đây là văn bản đầu tiên của Đảng chuyên về báo điện tử, được Đảng ban hành để lãnh đạo, định hướng đối với báo điện tử. Ngoài ra, trong các văn bản của Đảng cũng ít nhiều đề cập hoặc có liên quan đến việc lãnh đạo, chỉ đạo báo điện tử.

Đảng luôn coi các nghị quyết, chỉ thị, kết luận là công cụ chủ yếu để thực hiện sự lãnh đạo đối với báo điện tử. Đảng yêu cầu các tổ chức, cơ quan của Đảng, Nhà nước, đoàn thể căn cứ nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đặt ra theo chức năng của từng cơ quan, tổ chức. Việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, sơ kết, tổng kết cũng phải đối chiếu với nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng.


Ngoài ra, Đảng lãnh đạo báo chí nói chung, trong đó có báo điện tử bằng các định hướng, cho ý kiến chỉ đạo thông qua các hội nghị báo chí, hội nghị giao ban, thậm chí bằng công văn trực tiếp gửi từng báo điện tử... để chỉ đạo kịp thời các vấn đề nhạy cảm, có tính chính trị hoặc việc cụ thể, không chờ nghị quyết, chỉ thị, kết luận.

Hai là, Đảng đã lãnh đạo báo điện tử thông qua việc phát huy vai trò quản lý của Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Những năm qua, Đảng đã lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và các chương trình, kế hoạch công tác để phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với báo điện tử, như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999; Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chỉ thị, quyết định liên quan đến báo điện tử; để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước đối với báo điện tử; Bộ TT-TT và các bộ, ngành liên quan cũng đã ban hành nhiều văn bản, như thông tư, quyết định liên quan đến công tác chỉ đạo, quản lý báo điện tử. Các kết quả này đã phát huy được vai trò quản lý nhà nước, đồng thời thể hiện được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử.

Ba là, lãnh đạo báo điện tử thông qua công tác tổ chức, cán bộ, phóng viên, những người làm báo điện tử, tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên trong các cơ quan báo, hội nhà báo, các cơ quan chủ quản và cơ quan báo điện tử.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay - 14

Đảng đã lãnh đạo xây dựng, phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các cơ quan báo điện tử. Trong những năm qua, Đảng đã quan tâm chỉ đạo việc xây dựng, kiện toàn, củng cố tổ chức đảng trong các cơ quan báo điện tử, đã cử nhiều cán bộ, đảng viên sang công tác và giữ những vị trí quan trọng tại các cơ quan báo điện tử, cơ quan quản lý và cơ quan chủ quản báo điện tử. Đối với những báo điện tử chưa đủ điều kiện hoặc chưa có tổ chức đảng, cấp ủy cấp trên chỉ đạo việc xây dựng và tạo điều kiện để củng cố, phát huy vai trò lãnh đạo cán bộ, đảng viên trong các cơ quan báo điện tử. Các cấp ủy cơ quan báo điện tử thường xuyên được củng cố, kiện toàn; công tác xây


dựng Đảng, phát triển đảng viên được quan tâm, hằng năm có hàng trăm đoàn viên thanh niên và quần chúng ưu tú được kết nạp vào Đảng. Nhìn chung, đảng viên trong các cơ quan báo điện tử là người gương mẫu, đi đầu trong các phong trào và trong thực hiện nhiệm vụ, xứng đáng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bốn là, việc Đảng lãnh đạo báo điện tử thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục.

Trong những năm qua, Đảng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đối với cấp ủy, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên, phóng viên, những người làm báo điện tử và độc giả hiểu rõ và nắm chắc nội dung quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình, kế hoạch về báo điện tử, qua đó tạo được sự thống nhất về tư tưởng. Sự thống nhất về tư tưởng là tiền đề cho sự thống nhất về hành động, góp phần khắc phục tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Đây không những là phương thức để Đảng lãnh đạo báo điện tử, mà còn góp phần củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử hiện nay.

Năm là, lãnh đạo báo điện tử bằng công tác kiểm tra, giám sát đối với các cấp ủy và tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước, cơ quan tuyên giáo, hội nhà báo, các cơ quan chủ quản và cơ quan báo điện tử.

Hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng đã xem xét, đánh giá chủ trương, đường lối, nghị quyết được triển khai, thực hiện ở các cấp ủy, các cơ quan chủ quan, cơ quan báo điện tử thực hiện ra sao, có đúng chức năng, nhiệm vụ và quan điểm, đường lối của Đảng không. Hằng năm, mặc dù không trực tiếp tiến hành kiểm tra, giám sát, nhưng BCHTƯ, BCT, BBT đã chỉ đạo cấp ủy trực thuộc, các cơ quan tham mưu và các cơ quan chức năng (Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, Đảng ủy Công an Trung ương, Đảng đoàn HNB Việt Nam...) tiến hành công tác kiểm tra, giám sát đối với cấp ủy cấp dưới, nhất là đối với những cơ quan báo điện tử, HNB, cơ quan chủ quản báo điện tử.


Sáu là, Đảng đã lãnh đạo báo điện tử thông qua sự gương mẫu, trách nhiệm chính trị và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong cơ quan báo điện tử.

Cán bộ, đảng viên nói chung, nhất là cán bộ, đảng viên đang sinh hoạt trong các cơ quan báo điện tử, đã nêu cao tinh thần tự chủ, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào và thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt tính tự giác chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của cơ quan.

Cán bộ, đảng viên trong các cơ quan báo điện tử đã thực hiện hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao và đề cao đạo đức nghề nghiệp; tự giác rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức của người làm báo. Đa số đảng viên là phóng viên trong các cơ quan báo điện tử hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền con người, bảo vệ bí mật quốc gia, thực hiện quyền tự do báo chí, tự do hành nghề trong khuôn khổ pháp luật và quy định của cơ quan; sống lành mạnh, giữ gìn phẩm chất trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi, xúc phạm nhân phẩm và lợi ích người khác; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, đồng thời tôn trọng các nền văn hóa khác và những giá trị tinh thần phổ biến của loài người.

Trong tình hình hiện nay, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương bốn khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của BCT về tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, phóng viên, biên tập viên, góp phần củng cố nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng trong các báo điện tử, Đảng lãnh đạo các cấp ủy và nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên là phóng viên, những người làm báo điện tử nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự giác rèn luyện có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao trình độ chuyên môn, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào và thực hiện tốt nhiệm vụ của người làm báo, đồng thời tuyên truyền, vận động quần


chúng nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước.

3.2.1.2. Hạn chế, khuyết điểm

Về nội dung lãnh đạo

Một là, báo điện tử ở nước ta đã trở thành một phương tiện thông tin quan trọng trong lĩnh vực báo chí, nhưng Đảng chưa quan tâm kịp thời, đúng mức; việc đề ra quan điểm chỉ đạo, định hướng cho sự phát triển và hoạt động của báo điện tử chưa được thường xuyên và đáp ứng yêu cầu.

Trước khi có Chỉ thị số 52-CT/TW của BBT về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay, khuyết điểm, yếu kém rõ nhất là chủ trương của Đảng về công tác báo điện tử chưa được thể chế hóa một cách đầy đủ, đồng bộ, kịp thời; tư duy lãnh đạo của Đảng đối với loại hình báo này chưa đúng tầm, có mặt còn lúng túng, bất cập. Sự lãnh đạo trong thời kỳ này chủ yếu là nêu những đường hướng chung chung, nhiều khi mang tính chủ quan, áp đặt; thiếu tính cụ thể, tính thuyết phục, thiếu những quyết sách cơ bản, lâu dài. Đến nay, nội dung lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử đã định hình, rõ về quan điểm, nhưng có vấn đề chưa cụ thể, còn chung chung.

Hai là, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong việc thực hiện chức

năng quản lý nhà nước đối với báo điện tử chưa được sát, thường xuyên, liên tục.

Việc Nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch hành động chưa kịp thời, thiếu đồng bộ. Luật Báo chí được sửa đổi năm 1999, đến nay không phù hợp, bộc lộ những bất cập, hạn chế, khó điều chỉnh các hoạt động ngày càng phong phú, sinh động, phức tạp của đời sống báo chí, nhất là với loại hình báo điện tử, nhưng chưa được sửa đổi. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Báo chí vừa thiếu, vừa hạn chế hiệu lực, hiệu quả. Các cơ quan làm công tác tham mưu chiến lược cho Đảng và Nhà nước về báo điện tử, nhất là đội ngũ cán bộ được giao trực tiếp chỉ đạo, quản lý công tác báo chí còn hạn chế, bất cập về tư duy, năng lực, trình độ; một bộ phận


không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ phức tạp và nặng nề này. Trên thực tế, nhiều sai phạm của báo điện tử chậm được cơ quan chức năng của Nhà nước phát hiện, xử lý sai phạm không nghiêm.

Ba là, Đảng lãnh đạo các cơ quan báo điện tử, các cơ quan chủ quản, HNB Việt Nam và các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo điện tử có thời điểm không sát, thậm chí buông lỏng lãnh đạo.

Lãnh đạo các cơ quan báo điện tử thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích chưa thường xuyên, liên tục, nhất là hoạt động theo định hướng của Đảng, quản lý của Nhà nước... Tương tự, việc lãnh đạo các cơ quan chủ quản chưa sát, có những thời điểm buông lỏng, thậm chí lãnh đạo mang tính hình thức, không thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, để một số cơ quan chủ quan buông lỏng, thậm chí không chỉ đạo, quản lý đối với cơ quan báo điện tử thuộc quyền; một số cơ quan chủ quản bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo điện tử không đúng quy định; không chịu trách nhiệm, không xử lý khi cơ quan báo điện tử có sai phạm. Việc lãnh đạo đối với HNB chưa thường xuyên, chặt chẽ, lãnh đạo các cơ quan tham mưu của Đảng phối hợp với HNB có thời điểm hiệu quả không cao, dẫn đến việc quản lý hội viên chưa chặt chẽ, để xảy ra những sai phạm đáng tiếc.

Ban Tuyên giáo Trung ương (cơ quan tham mưu trực tiếp cho BCT, BBT) chưa tham mưu kịp thời, sắc bén các chủ trương lớn liên quan đến lãnh đạo, quản lý báo điện tử trong cơ chế thị trường, trong điều kiện các thế lực thù địch, phản động triệt để sử dụng vũ khí thông tin báo điện tử, nhất là mạng xã hội, lợi dụng chiêu bài tự do báo chí, tự do ngôn luận để chống phá Đảng và Nhà nước ta một cách quyết liệt. Những nội dung quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo báo điện tử như công tác cán bộ, chủ trương phát triển báo điện tử, trong nhiều trường hợp, Ban đều ở vào thế bị động, thiếu những quyết định mang tính chủ động, chi phối sự việc.


Bốn là, những năm qua, Trung ương Đảng, trực tiếp là BCT, BBT đã ban hành nghị quyết, kết luận, chỉ thị, nhưng Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn HNB Việt Nam, Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trực tiếp là Ban cán sự đảng Bộ TT-TT chưa tham mưu đắc lực để thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, bổ sung, hoàn chỉnh chính sách, pháp luật, tạo chế tài đủ mạnh để xử lý kịp thời, nghiêm túc các sai phạm, chưa lãnh đạo kịp thời để làm hết trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm trong hoạt động báo điện tử chưa được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc, hiệu lực, hiệu quả còn thấp. Mặt khác, vai trò lãnh đạo của một số cấp ủy và đảng viên, nhất là cấp ủy và đảng viên trong các cơ quan báo điện tử chưa được phát huy, thậm chí năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu giảm sút, một bộ phận phóng viên, những người làm báo điện tử là đảng viên suy thoái đạo đức.

Vai trò của Đảng đoàn và HNB Việt Nam trong việc tham gia công tác quản lý báo điện tử còn yếu, nặng về hình thức. Hội chưa làm tốt công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên, xử lý kịp thời hội viên sai phạm.

Năm là, Đảng lãnh đạo việc phân công, phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo,

quản lý báo điện tử và cơ quan chủ quản thiếu chặt chẽ, rõ ràng.

Nhiều cấp ủy, cơ quan chủ quản chưa quan tâm chỉ đạo báo điện tử trực thuộc, kể cả những nơi có sai phạm kéo dài. Đặc biệt là các ban, bộ, ngành (Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT-TT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, HNB Việt Nam...) có những thời điểm chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, quản lý, tạo điều kiện cho báo điện tử hoạt động và phát triển.

Việc chọn cán bộ chuyên trách theo dõi quản lý về báo điện tử còn chưa khoa học, hợp lý, nhiều cán bộ chưa đủ tầm, đủ bản lĩnh, đôi khi bị cơ quan chi phối, thậm chí vô hiệu hóa.


Sáu là, mặc dù đã thực hiện khá tốt việc cung cấp thông tin cho báo điện tử, nhưng có nhiều nội dung và thời điểm, Đảng chưa, thậm chí không cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời về các chủ trương mới của Đảng và thông tin về tình hình thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước cho các cơ quan báo điện tử. Cá biệt còn có cấp ủy cố tình cung cấp thông tin sai bản chất, sự thật cho báo điện tử. Nhìn chung, Đảng chưa chủ động cung cấp những thông tin mà báo chí cần; trong nhiều trường hợp, các báo vẫn phải tìm đến cơ quan đảng để hỏi, lấy thông tin.

Bảy là, bên cạnh đa số cấp ủy đảng quan tâm lãnh đạo bảo đảm kinh phí, phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ cho báo điện tử hoạt động, nhưng vẫn còn một số cấp ủy chưa lãnh đạo tạo điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật, đặc biệt là về công nghệ thông tin, trang thiết bị khoa học hiện đại phục vụ nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ.

Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh phát triển thị trường định hướng XHCN, hội nhập sâu rộng quốc tế, khoa học - công nghệ trên thế giới không ngừng phát triển. Trong khi đó nhiều cấp ủy không quan tâm lãnh đạo việc bảo đảm kinh phí để nâng cấp trang bị máy móc, những thiết bị công nghệ hiện đại cho báo điện tử, đặc biệt là bảo đảm kinh phí cho hoạt động của báo điện tử, đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan báo điện tử để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Tình trạng chung hiện nay là phó mặc cho cơ quan báo điện tử tự xoay xở để có kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động, có để đạt xin hỗ trợ cũng chậm được giải quyết.

Về phương thức lãnh đạo

Một là, việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận và định hướng đối với báo điện tử thời gian qua chưa được chú trọng thường xuyên, đúng mức.

Đến nay, Đảng mới ban hành được một văn kiện chính thức (Chỉ thị số

52-CT/TW ngày 22-7-2005 của BBT về quản lý và phát triển báo điện tử ở

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí