Quá Trình Chỉ Đạo Thực Hiện Của Đảng Bộ Tỉnh Phú Thọ

đối với nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường công tác nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nhằm nâng cao hiệu quả của chính quyền cấp cơ sở trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương.[61, tr.6].

Để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, theo tinh thần Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới và trên cơ sở thực tế của tỉnh Phú Thọ, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành “Bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Phú Thọ” thông qua Quyết định số 3883/QĐ-UBND (18/11/2009). Bộ tiêu chí bao gồm 19 tiêu chí được khái quát thành 5 nhóm:

Nhóm Quy hoạch: Tiêu chí số 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Nhóm Hạ tầng kinh tế xã hội: Bao gồm tiêu chí số 2 (Giao thông); Tiêu chí số 3 (Thủy lợi); Tiêu chí số 4 (Điện); Tiêu chí số 5 (Trường học), Tiêu chí số 6 (Cơ sở vật chất văn hóa); Tiêu chí số 7 (Chợ nông thôn); Tiêu chí số 8 (Bưu điện), Tiêu chí số 9 (Nhà ở dân cư).

Nhóm Kinh tế và tổ chức sản xuất: Bao gồm Tiêu chí sô 10 (Thu nhập), Tiêu chí số 11 (Hộ nghèo), Tiêu chí số 12 (Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên), Tiêu chí số 13 (Hình thức tổ chức sản xuất).

Nhóm Văn hóa-xã hội-môi trường: Bao gồm Tiêu chí số 14 (Giáo dục), Tiêu chí số 15 (Y tế), Tiêu chí số 16 (Văn hóa), Tiêu chí số 17 (Môi trường).

Nhóm Hệ thống chính trị: Bao gồm Tiêu chí số 18 (Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh); Tiêu chí số 19 (An ninh, trật tự xã hội).

Bộ tiêu chí nông thôn mới Phú Thọ là căn cứ để đánh giá tình hình phát triển nông thôn mới, xây dựng Chương trình phát triển nông thôn mới, kiểm tra, đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh và là căn cứ để đề nghị Ban chỉ đạo nông thôn mới Trung ương xét công nhận huyện, tỉnh đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Bộ tiêu chí sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và từng thời kỳ.

Chủ trương xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 của tỉnh Phú Thọ được triển khai, quán triệt đến các cấp bộ đảng, chính quyền, tổ chức ngành nghề, tổ chức xã hội, hộ gia đình, người nông dân với nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Chủ trương đáp ứng được yêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong tỉnh, vì vậy đã nhận được sự đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia của nhân dân.

2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Trên tinh thần tiếp thu chủ trương của Đảng và nhận thức rõ vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông thôn nói chung và chương trình xây dựng nông thôn mới nói riêng, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã ban hành Nghị quyết số 28- NQ/TƯ về “Phát triển nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020”. Chương trình xây dựng nông thôn mới được tỉnh Phú Thọ gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đưa nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, lấy nội dung xây dựng nông thôn mới làm trung tâm; đồng thời, đã lồng ghép nhiều chương trình liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân với nhau, bám sát các tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới. Theo đó nhiều văn bản, Nghị quyết đã được ban hành nhằm thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Sau khi Nghị quyết được ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giao cho UBND tỉnh, các sở, ban, ngành tiến hành triển khai cụ thể hóa Nghị quyết, trên tinh thần cả cộng đồng chung tay xây dựng nông thôn mới. UBND tỉnh Phú Thọ đã cụ thể hóa Nghị quyết bằng nhiều văn bản như ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Phú Thọ; phê duyệt và công bố quy hoạch; ban hành kế hoạch thực hiện chương trình; thành lập và chỉ đạo thành lập các tổ quản lý, điều hành thực hiện chương trình ở các cấp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành địa phương. 13 huyện, thành thị trên địa bàn tỉnh thành lập ban chỉ đạo cấp huyện, cụ thể hóa nội dung Nghị quyết 28 thông qua ban

Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 - 7

hành các nghị quyết chuyên đề, các quyết định, kế hoạch; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn cấp xã triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 trên địa bàn. Cuộc vận động chung sức xây dựng nông thôn mới từ đó đã đến với từng xã, về từng khu dân cư và đến với từng người nông dân.

Công tác lập quy hoạch đề án xây dựng nông thôn mới sớm được hoàn thành, nhằm kịp tiến độ thời gian theo quy định. Đây là cơ sở để quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Phú Thọ diễn ra được hiệu quả. Hội đồng Nhân dân tỉnh (khóa XVI) đã có Nghị quyết số 196/2009/NQ -HĐND về việc thông qua “Quy hoạch phát triển nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020”, theo đó HĐND tỉnh đã giao cho UBND tổ chức triển khai thực hiện, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết. Tỉnh Phú Thọ đã đề ra nội dung quy hoạch cụ thể cũng như xây dựng các nhóm giải pháp cho từng lĩnh vực phát triển nông thôn:

Thứ nhất: Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế: Đối với ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản: Đẩy mạnh sản xuất lúa, ngô hàng hóa ở những vùng có lợi thế, sản xuất rau an toàn ở các vùng cận đô thị, cụm công nghiệp. Ổn định diện tích chè hiện có, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng chè. Tiếp tục phát triển các cây ăn quả đặc sản, cây ăn quả có lợi thế của địa phương. Trong chăn nuôi: Xây dựng các vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung xa khu dân cư. Mở rộng cơ cấu, diện tích nuôi trồng thủy sản bằng các giống có năng suất, giá trị kinh tế cao. Ngành lâm nghiệp: Ổn định 60 nghìn ha rừng nguyên liệu giấy tập trung, 10 nghìn ha rừng cây gỗ lớn, trên 10 ha cây cao su.[31, tr.3]. Đối với ngành dịch vụ-thương mại nông thôn: phát triển đa dạng hóa ngành dịch vụ, phát triển thương mại nhiều thành phần, ở khu vực nông thôn xây dựng 24 khu thương mại-du lịch tổng hợp, quy hoạch 210 chợ. Ngành công nghiệp nông thôn: đẩy mạnh thực hiện quy hoạch các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch phát triển làng nghề…[31, tr.3]

Thứ hai: Quy hoạch phát triển các lĩnh vực xã hội: Bao gồm Dân số, lao động và giải quyết việc làm; Giáo dục; Y tế; Văn hóa thông tin; Bưu chính viễn thông; An ninh nông thôn.

Thứ ba: Quy hoạch cơ sở hạ tầng: Bao gồm Hệ thống nước sinh họat và vệ sinh môi trường nông thôn, Thủy lợi, Giao thông, Hệ thống điện.

Thứ tư: Quy hoạch sắp xếp và ổn định dân cư: Tiến hành cải tạo, chỉnh trang điểm dân cư hiện có, bố trí sắp xếp dân cư cho phù hợp với quy hoạch các ngành và định hướng bố trí không gian nhà ở, các công trình trên đất của từng tiểu vùng.[31, tr.5]

Thứ năm: Quy hoạch phát triển không gian nông thôn: Quy hoạch khu ở, Quy hoạch khu trung tâm xã, Quy hoạch công trình sản xuất, phục vụ sản xuất, hạ tầng kỹ thuật, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Quy hoạch cây xanh, mặt nước.[31, tr.5]

Để triển khai xây dựng nông thôn mới ở Phú Thọ, ngoài việc xây dựng, ban hành chủ trương, lập quy hoạch nông thôn, việc tổ chức thực hiện nhằm đưa các chủ trương đó đi vào cuộc sống là một quá trình bao gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn, mắt xích: như thành lập ban chỉ đạo, xây dựng các tiêu chí, tuyên truyền học tập, phân công cán bộ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, xếp loại.v.v.. Do đó quá trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ được thực hiện tuần tự từng bước: Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, hình thành một hệ thống từ tỉnh xuống huyện, thị xã và cơ sở xã, phường, thị trấn. Ở mỗi cấp, Ban chỉ đạo do cấp ủy đó và sự chỉ đạo của ban chỉ đạo cấp trên. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh-trưởng Ban chỉ đạo các chương trình MTQG cấp tỉnh làm trưởng ban, các thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo các sở, ngành có liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân cấp tỉnh như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh, Tỉnh đoàn Thanh niên.v.v.. Dưới cấp tỉnh thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp

huyện. Thành phần Ban chỉ đạo tương tự như cấp tỉnh. Dưới huyện thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã.

Một đơn vị nông thôn mới của Phú Thọ phải đạt được 19 tiêu chí của chương trình quốc gia về nông thôn mới do Nhà nước ban hành, tùy thuộc vào điều kiện sẵn có của địa phương hoặc tùy thuộc vào tình hình chung của từng vùng, từng địa bàn để lựa chọn các xã làm thí điểm. Trước mắt năm 2010, Phú Thọ chỉ đạo lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở ba xã điểm: Sơn Dương (huyện Lâm Thao), xã Đồng Luận (huyện Thanh Thủy), xã Gia Điền (huyện Hạ Hòa) làm căn cứ triển khai các chương trình, dự án thực hiện quy hoạch. Những xã chưa được chọn sẽ tiếp tục phấn đấu xây dựng, trước hết là đạt mục tiêu của cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và dần dần đạt được 19 tiêu chí quốc gia.

Bên cạnh đó, để công tác chỉ đạo được cụ thể hóa đến với từng đơn vị cơ sở xã, được sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1245/QĐ – SNN (19/11/2010) về việc “Thành lập Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 – 2020”. Văn phòng điều phối có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo tỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, kế hoạch phối hợp, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị địa phương thực hiện chương trình; tổng hợp, báo cáo kết quả; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách.v.v.. nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 – 2020.[39, tr.2]

Công tác kiểm tra, giám sát tiến độ xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh. Cấp ủy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết. UBND tỉnh hàng năm sơ kết, đánh giá thực hiện chương trình, công tác quản lý nhà nước được tăng cường. Ban chỉ đạo tỉnh kiểm tra việc thực hiện chương trình ở các đơn vị địa phương, ban hành

các văn bản về phân công nhiệm vụ thành viên BCĐ chương trình, trực tiếp chỉ đạo, theo dõi địa bàn; chỉ đạo các sở, ngành xây dựng hướng dẫn, đánh giá các tiêu chí trong Bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Phú Thọ thuộc lĩnh vực ngành quản lý; chỉ đạo UBND cấp huyện tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện từng tiêu chí xây dựng nông thôn mới do ngành phụ trách, cũng như địa bàn được phân công chỉ đạo. Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời chấn chỉnh công tác chỉ đạo để đảm bảo tiến độ, chất lượng thực hiện chương trình theo kế hoạch, đồng thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, cũng như tổng hợp phản ánh các ý kiến, kiến nghị của địa phương với cấp có thẩm quyền. Bằng những hành động thiết thực đó, bằng sự chỉ đạo, quán triệt sâu sắc của Đảng bộ tỉnh, Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đã đến được với từng người dân, giúp người dân hiểu được ý nghĩa thiết thực của chương trình. Để có được thành công bước đầu đó, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ cùng các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị đã một lòng đoàn kết, quyết tâm đưa chủ trương của Đảng và Nhà nước về với từng xã, từng gia đình nông thôn, và với từng người dân, nắm vững lập trường quan điểm “ý Đảng lòng dân”.

Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới từ tỉnh xuống cơ sở được chú ý. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ban hành công văn về đẩy mạnh công tác tuyên truyền như Công văn số 10/CV – BCĐ (12/7/2011) đến Trưởng Ban chỉ đạo các cấp (huyện, xã) tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới sâu rộng, thiết thực và quyết liệt hơn dưới mọi hình thức (mở lớp tuyên truyền; tuyên truyền thông qua các hoạt động hội họp, sinh hoạt; trên các phương tiện thông tin đại chúng, panô, áp phích...). Nội dung tuyên truyền phải cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ...”[94, tr.1]. Một số khẩu hiệu tuyên truyền được tỉnh đưa ra như: “Toàn Đảng, toàn dân quyết tâm thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”; hay “Quyết tâm xây dựng nông thôn mới để nâng

cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân”; “Dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân góp, dân làm và dân hưởng thụ trong chương trình xây dựng nông thôn mới”.v.v...[94, tr.2]. Ban chỉ đạo các cấp đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến các nội dung trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã xây dựng 2.635 băngzôn, khẩu hiệu; 1.736 panô, tổ chức 4.126 buổi họp,

7.256 lần phát thanh…, sao in gần 2.800 cuốn Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cấp xã gửi các khu dân cư, in gần 400.000 tờ gấp tuyên truyền, hơn 100.000 tranh cổ động về chương trình phát đến từng hộ dân.[93, tr.3]. Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Phú Thọ, Đài PT-TH tỉnh xây dựng chuyên trang nông thôn mới, chuyên mục chung sức xây dựng nông thôn mới, tổ chức tọa đàm về xây dựng nông thôn mới để cập nhật, phản ánh, tuyên truyền toàn diện công tác chỉ đạo và kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.[93, tr.3]

Tỉnh đã tổ chức đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức cơ bản và chuyên sâu công tác xây dựng nông thôn mới cho các cán bộ cấp huyện, xã, thôn. Đào tạo nghiệp vụ công tác quản lý điều hành chương trình; nghiệp vụ đấu thầu, nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; nghiệp vụ giám sát cộng đồng… Năm 2014, đã tổ chức đào tạo, tập huấn bồi dưỡng cho 9.946 lượt cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, huyện, xã, thôn.[93, tr.3]. Tổ chức các đợt tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới các tỉnh bạn cho cán bộ cấp huyện, cấp xã.

Đi vào triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới Đảng bộ tỉnh Phú Thọ tập trung chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng – những điều kiện vật chất cơ bản nhất thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần đáp ứng các tiêu chí của nông thôn mới, nhằm tạo cơ sở trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh đã triển khai 376 công trình hạ tầng thiết yếu, bao gồm 224 công trình giao thông liên xã, liên thôn, ngõ, xóm, nội đồng; 45 công trình thủy lợi, 2

công trình điện, 38 trường học, 11 trụ sở UBND xã, 41 nhà văn hóa, 3 trạm y tế, 6 khu thu gom rác thải.[92, tr7]. Một số xã thực hiện tốt công tác vận động nhân dân và huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu như xã Thượng Nông, Hương Nộn (Tam Nông), Minh Tiến (Đoan Hùng), Đông Thành (Thanh Ba).

Thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông nông thôn: tỉnh tiến hành lồng ghép chương trình với chủ trương phát triển giao thông nông thôn Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 theo Nghị quyết 01-NQ/TƯ (10/3/2011) của Ban Thường vụ tỉnh ủy. Sau 3 năm thực hiện phát triển đường giao thông nông thôn đã trở thành phong trào rộng khắp. Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, tỉnh tiến hành làm mới 37 km đường, nâng cấp cải tạo 1.406 km; làm mới 32 cầu, sửa chữa 7 cầu.. [92, tr7].

Lâm Thao – huyện đầu tiên trong tỉnh có nhiều thành tích trong xây dựng nông thôn mới. Ở vùng quê này nhiều năm qua hiến đất làm đường đã trở thành phong trào, phát huy hiệu quả tối ưu, tạo động lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Những con đường liên thôn được bê tông hóa ở Thị trấn Lâm Thao là minh chứng rõ rệt nhất cho sức lan tỏa của phong trào này. Khi chưa có phong trào xây dựng nông thôn mới, những con đường của thôn, xóm chỉ rộng chừng 2 m, chật chội, nhỏ hẹp, người thì đông, đi lại khó khăn, nhất là người già và trẻ nhỏ. Khi bắt đầu thực hiện chương trình, một cuộc vận động, tuyên truyền được tiến hành đến từng hộ dân cư, làm cho người dân hiểu được xây dựng một diện mạo vùng quê mình ngày một văn minh, hiện đại, mà để làm được điều đó, trước hết phải từ những con đường. Hiểu được vấn đề, bà con đã sẵn sàng hiến đất, và tự giải tỏa tài sản của mình để làm đường đi chung cho toàn thôn, vì lợi ích chung lâu dài. Những con đường nội đồng, liên thôn được bê tông hóa đã rút ngắn đường đi của người nông dân. Họ không phải gánh lúa trên những con đường đất, đi vòng một cách khó khăn, và mất rất nhiều thời gian cũng như công sức... Hưởng ứng chương

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 10/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí