Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 - 8

trình MTQG xây dựng nông thôn mới nhiều xã khác trên địa bàn tỉnh cũng đã thu hút được nhiều nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là huy động được phần đất hiến và công sức của người dân để làm đường phục vụ sinh hoạt đời sống.

Thực hiện tiêu chí số 3 về thủy lợi, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương nâng cấp, kiên cố hóa, nạo vét kênh mương, xây dựng tu bổ sửa chữa, nâng cấp bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu. Riêng ngành nông nghiệp đã triển khai 60 công trình, dự án phục vụ giao thông kết hợp phòng chống lụt bão tại các huyện, thành, thị.[92, tr.7]

Tiêu chí Điện nông thôn: với nguồn vốn 335 tỷ đồng tỉnh đầu tư cho 102 xã trên địa bàn, giảm tổn thất điện áp từ 28-30% xuống dưới 10%.[92, tr.7]. Hệ thống đèn chiếu sáng ban đêm được triển khai. Giờ đây, nhiều ngõ, xóm đã có ánh điện, thuận lợi cho việc đi lại của bà con. Xã Phú Lộc (huyện Phù Ninh) là một trong những cơ sở đi đầu trong công tác vận hành đường điện thôn xóm. Khu 11 của xã là một trong những khu đầu tiên hoàn thành hệ thống đèn đường chiếu sáng ban đêm với hơn 40 bóng đèn, không chỉ lắp bóng đèn dọc đường ngõ xóm, khu còn đầu tư bóng đèn ở sân nhà văn hóa khu dân cư để phục vụ nhu cầu vui chơi thể thao của bà con. Trước đây, khi chưa có điện thắp sáng, tình hình an ninh của khu không được đảm bảo, nhiều hiện tượng thanh niên tụ tập bài bạc, nhưng nay thanh niên cùng người dân trong khu cùng nhau chơi thể thao, sinh hoạt văn hóa, không chỉ tình đoàn kết mà tình hình an ninh trật tự cũng được tăng cường hơn trước rất nhiều. Điện đường về đến ngõ xóm không chỉ giúp đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện tiêu chí số 19 trong xây dựng nông thôn mới, mà còn mang tới diện mạo mới thực sự cho làng quê nông thôn Phú Thọ, góp phần xây dựng nên môi trường văn hóa và lối sống lành mạnh.

Cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn. Cụ thể, Phú Thọ đã triển khai

có hiệu quả hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Các chương trình nông nghiệp trọng điểm, chương trình sản xuất lương thực được triển khai. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được mở rộng, năng suất lúa bình quân đạt 54,6 tạ/ha, sản lượng lương thực đạt 466 ngàn tấn. Diện tích cây chè duy trì 15,6 ngàn ha, hàng năm tỉnh hỗ trợ trồng thay thế giống chè cũ bằng các giống có năng suất, chất lượng cao hơn trên 500 ha. Công tác bảo vệ rừng được chú trọng. Diện tích trồng rừng tập trung đạt 6 nghìn ha, sản lượng gỗ khai thác đạt 345,3 nghìn m3 [92, tr.4]. Chương trình phát triển thủy sản được chú trọng phát triển theo từng loại hình mặt nước, mở rộng diện tích

nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi cá lồng trên sông, đưa giống mới vào sản xuất. Chương trình phát triển bò thịt, lợn thịt chất lượng cao được đẩy mạnh, chú trọng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi. Diện tích một số cây ăn quả được phục hồi và mở rộng như Bưởi Đoan Hùng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Chương trình sản xuất nông nghiệp cận đô thị với 17 dự án được UBND tỉnh phê duyệt (như dự án sản xuất lúa chất lượng cao gắn với xây dựng cánh đồng mẫu lớn; sản xuất nấm; sản xuất rau an toàn; sản xuất hoa chất lượng cao, nuôi cá lồng, trồng táo, chăn nuôi gà..) đã góp phần đảm bảo an toàn lương thực, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân. Các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa nông nghiệp tiếp tục được mở rộng và đầu tư chiều sâu, ngày càng hoàn thiện góp phần nâng cao giá trị kinh tế. Một số mô hình điển hình trong sản xuất như: nuôi gà đồi ở Cổ Tiết (Tam Nông), Phú Mỹ, Liên Hoa (huyện Phù Ninh), Vân Du (Đoan Hùng); nuôi cá lồng ở Xuân Lộc, Bảo Yên, Đoan Hạ (Thanh Thủy); sản xuất ngô giống, lúa giống tại xã Kinh Kệ (Lâm Thao); xây dựng cánh đồng mẫu lớn tại Cao Xá, Vĩnh Lại (Lâm Thao), Đỗ Xuyên, Đông Thành (Thanh Ba).v.v..

Ứng dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp: từ năm 2009, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện 15 dự án cấp bộ thuộc “Chương trình Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi”; UBND tỉnh đã phê duyệt 9 dự án đổi mới công nghệ của 9 doanh nghiệp chế biến nông lâm sản, triển khai 38 lượt đề tài, dự án cấp tỉnh ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với kinh phí trên 20 tỷ đồng…[92, tr.5]. Thông qua đó đã góp phần tác động đến đời sống, thu nhập của nhân dân và giảm nghèo: Bình quân thu nhập khu vực nông thôn ước đạt 19,8 triệu đồng/người/năm (năm 2014), tăng 1,64 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo còn 12,52% giảm 6,68% so với năm 2010, bình quân giá trị sản xuất/ha đất nông nghiệp đạt 73 triệu đồng/ha.[92, tr.5]

Thực hiện tiêu chí số 13 về Hình thức tổ chức sản xuất nông thôn: Toàn tỉnh có 292 HTX họat động với tổng số 110,5 nghìn xã viên. Trong năm 2013 thành lập mới 9 HTX, giải thể 4 HTX. Tỉnh chỉ đạo thực hiện các dự án phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả HTX. Nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình xây dựng nông thôn mới từ 2011-2014 92.600 triệu đồng, hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, về vật tư nông nghiệp, cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông lâm thủy sản và ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. Kinh tế trang trại đang có xu hướng phát triển cả về số lượng và quy mô. Năm 2014 toàn tỉnh có 136 trang trại, giá trị thu từ nông lâm thủy sản khoảng 300,1 tỷ đồng. Hàng năm UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, thẩm định và công nhận các làng nghề trên địa bàn tỉnh, riêng năm 2013, đã công nhận 8 làng, nâng tổng số làng nghề trên địa bàn tỉnh lên 60 làng nghề. [92, tr.6]

Các tiêu chí phát triển văn hóa, xã hội nâng cao đời sống tinh thần của cư dân nông thôn tiếp tục được chính quyền địa phương quan tâm.

Thực hiện tiêu chí số 14 về phát triển giáo dục, tỉnh đã ban hành kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh giai đoạn 2011-2020, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới; thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học và Chương trình MTQG giáo dục và đào tạo, tỷ lệ kiên cố hóa trường học đạt 85% tăng 8,25% so với năm 2011.[92, tr.6]. Triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020”, năm 2013 số lao động nông thôn được học nghề 17,93 nghìn người, trong đó nghề phi nông nghiệp 4,46 nghìn người (chiếm 23,7%), nghề nông nghiệp 13,67 nghìn người (chiếm 76,3%).[92, tr6]. Số lao động qua đào tạo nghề tăng đã tạo nguồn cung cho xuất khẩu lao động, giai đoạn 2009-2013 bình quân mỗi năm xuất khẩu 2,5 nghìn lao động, trong đó 83% được bồi dưỡng kiến thức trước khi đi làm việc tại nước ngoài. Một số địa phương làm tốt công tác xuất khẩu lao động như Vĩnh Lại (Lâm Thao), Liên Hoa (Phù Ninh)…[92, tr.6]

Tiêu chí về y tế nông thôn: Thực hiện Quyết định số 797/QĐ-TTg (26/6/2012) của Thủ tướng Chính phủ về nâng mức đóng Bảo hiểm y tế cho người nghèo, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí mua thẻ Bảo hiểm y tế, tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 76%. Năm 2010, 100% xã đã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo tiêu chí cũ).[92, tr.6-7]

Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 - 8

Thực hiện tiêu chí số 16 về văn hóa nông thôn: Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa dân cư”, xây dựng nhà văn hóa; huy động, lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG về văn hóa hỗ trợ cơ sở để phát triển văn hóa nông thôn như: Nhà văn hóa huyện, đội thôn tin lưu động huyện và các thôn, bản, khu dân cư. Hỗ trợ 90 thư viện cấp xã của 11 huyện với 12.600 bản sách.[51, tr.6]

Nhà văn hóa khu 13 xã Đông Thành (huyện Thanh Ba) là một trong những ví dụ điển hình của địa phương có nhà văn hóa với quy mô lớn. Xã Đông Thành đã có nhiều đợt tuyên truyền, vận động người dân tham gia đóng

góp xây dựng, bởi vậy toàn bộ số kinh phí để xây dựng đều do con em trong xã đóng góp. Từ khi nhà văn hóa với diện tích hơn 1000 m2 này được xây dựng, khu dân cư đã không còn những hiện tượng tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma túy..; người dân tham gia văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao lành mạnh, những buổi hội họp sinh hoạt khu luôn có lời ca tiếng hát. Hiện tại, cả 13 khu dân cư trong xã đều có nhà văn hóa với các trang thiết bị phục vụ hoạt động. Cùng với công tác hoàn thiện các thiết chế văn hóa, các phong trào văn hóa, văn nghệ đã lan rộng khắp các thôn xóm trên địa bàn xã. Từ khi xã Đông

Thành triển khai xây dựng nông thôn mới, bà con nông dân cũng luôn tích cực tham gia vào các phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Xác định phát triển kinh tế là động lực để nâng cao đời sống, làm điểm tựa để nâng cao đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới, huyện Thanh Ba đã vận động nhân dân đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa giống cây trồng năng suất cao vào sản xuất..., các hoạt động đầu tư hạ tầng, giao thông nông thôn... Diện mạo nông thôn huyện Thanh Ba đã có nhiều đổi thay. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Ba đã cho thấy xây dựng nông thôn mới trước hết là sự thay đổi nếp sống văn hóa dưới mỗi mái nhà, cách ứng xử của người dân trong cộng đồng, đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân.

Thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường, tỉnh chỉ đạo lồng ghép với chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường. Các địa phương xây dựng, nâng cấp các công trình nước sạch tập trung. Các xã đã huy động quần chúng nhân dân tổ chức quét dọn đường làng, ngõ xóm, khơi thông rãnh nước; vận động, tuyên truyền người dân tự thu gom rác thải sinh hoạt của gia đình và có hình thức xử lý phù hợp; các Quy định về bảo vệ môi trường được ban hành; các cuộc vận động, tuyên truyền xuống đến tận các thôn, xóm và có

các biện pháp xử lý như nhắc nhở, viết cam kết khi người dân vi phạm... Thực tế cho thấy tiêu chí thứ 17 về vệ sinh môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới là tiêu chí rất khó thực hiện ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, song vấn đề này đã được huyện Lâm Thao thực hiện hiệu quả. Những năm gần đây, nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã duy trì hiệu quả hoạt động của các tổ thu gom rác thải. 14/14 xã, thị trấn của huyện đã thành lập được các tổ thu gom rác, đầu tư hố rác, trích kinh phí để mua ô tô chuyên dụng vận chuyển rác.v.v.. Điển hình ở xã Hợp Hải (Lâm Thao) đã có cách làm hay trong xử lý vấn đề môi trường. Xã Hợp Hải đã triển khai mô

hình xây dựng các bể lắng nước thải sinh hoạt. Mỗi bể có dung tích 1m3, giá

trị xây dựng chỉ khoảng 700 ngàn đến 1 triệu đồng[101, tr.2]. Toàn bộ lượng nước thải trong sinh hoạt được đưa vào bể, chờ lắng rồi đưa ra rãnh thoát nước trong khu dân cư. Nhờ có bể lắng nước thải trong sinh hoạt nên môi trường sống của các hộ gia đình sạch sẽ, thoáng đãng hơn nhiều. Người dân rất phấn khởi thấy rằng mô hình này rất thiết thực đối với các hộ ở khu vực nông thôn. Có thể nói công tác vệ sinh môi trường đã được huyện giải quyết một cách quyết liệt, hiệu quả, đem lại một không gian xanh, sạch đẹp cho đường làng ngõ xóm. Thấy được mặt tích cực đó, bà con nơi đây đều đã đồng tình hưởng ứng, tham gia đóng góp, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Mô hình thu gom rác thải của huyện Lâm Thao đã trở thành điểm sáng cho các xã khác trên địa bàn tỉnh noi theo, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Với những cố gắng của cấp ủy đảng, chính quyền cấp cơ sở, công tác vệ sinh môi trường và nước sạch, các địa phương đã xây dựng, nâng cấp các công trình nước sạch tập trung, bãi thu gom rác thải, cống rãnh thoát nước thải vệ sinh; đã đầu tư 18 dự án cấp nước sạch; dự án cấp nước và vệ sinh cho 58 trường học và 28 trạm y tế, xây dựng hệ thống thu gom rác thải cho 2 xã điểm (Sơn Dương, Đồng Luận) và một số mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh...;

nâng tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh năm 2013 đạt 86%, ước năm 2014 đạt 89%, tăng 19,6% so với năm 2010; tỷ lệ sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn năm 2013 là 37,5%, tăng 22,2% so với năm 2010 [92, tr.7]. Những kết quả trên cho thấy sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và cả nhân dân tỉnh Phú Thọ trong việc xây dựng nông thôn mới nói chung, trong công tác vệ sinh môi trường nói riêng. Giải quyết vấn đề môi trường không phải làm một lần, hay “một sớm một chiều” là xong, mà đó là công việc phải làm thường xuyên, kiên trì và kiên quyết. Bởi vậy để đảm bảo tiêu chí môi trường trong thời gian tới, chủ thể của nông thôn mới là người dân cần ý thức hơn nữa trong việc tích cực cùng cộng đồng thực hiện những công việc chung để diện mạo nông thôn ngày càng xanh, sạch, đẹp.

Để thực hiện các tiêu chí về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ vững an ninh, trật tự nông thôn, tỉnh đã có chỉ đạo kịp thời đến từng xã. Ban Thường vụ tỉnh ủy cùng các cấp, ban, ngành tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”, Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” và Chương trình MTQG phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy; Chương trình hành động phòng chống tội phạm mua bán người. Các chương trình được các cấp ban ngành phối kết hợp nhằm triệt để giải quyết các tệ nạn xã hội, đảm bảo cuộc sống bình yên cho làng quê, bà con nông dân yên tâm sản xuất. Lực lượng công an tập trung thực hiện công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. Tỉnh cũng chỉ đạo lực lượng nghiệp vụ thực hiện các biện pháp nắm tình hình từ xa, tại chỗ, chủ động phòng ngừa không để xảy ra các hoạt động phức tạp về an ninh trật tự; chỉ đạo có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ an toàn các sự kiện diễn ra

trên địa bàn; tăng cường công tác phòng, chống cháy nổ, bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Cùng với đó, tỉnh đã triển khai thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của các tổ chức tự quản về an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của lực lượng công an xã, thị trấn trong công tác bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 – 2020”; giải quyết tốt công tác khiếu nại tố cáo, không để xảy ra bức xúc, điểm nóng ở nông thôn…[92, tr.9]

Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội nông thôn: Các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết. Tỉnh ủy kiểm tra giám sát và ban hành Thông báo số 886/TB/TU (2/7/2013) kết luận về việc triển khai thực hiện các nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Hội đồng nhân dân tổ chức giám sát và ban hành Thông báo số 29/TB-TTHĐND (30/10/2013) về kết quả giám sát tình hình triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. UBND tỉnh hàng năm sơ kết, đánh giá thực hiện chương trình, năm 2013 tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.[92, tr.9-10]

Công tác quản lý Nhà nước được tăng cường, hàng năm Ban chỉ đạo tỉnh kiểm tra việc thực hiện chương trình ở các đơn vị, địa phương; phân công trách nhiệm chỉ đạo thực hiện từng tiêu chí xây dựng nông thôn mới; thường xuyên chỉ đạo các sở, ngành hướng dẫn đánh giá các tiêu chí nông thôn... Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời chấn chỉnh công tác chỉ đạo để đảm bảo tiến độ, chất lượng thực hiện chương trình theo kế hoạch.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh thực hiện ký kết chương trình phối hợp với Ban chỉ đạo tỉnh về thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, triển khai 19 tiêu chí gắn với việc thực hiện 5 nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đến với từng xã, khu dân cư và hộ gia đình: Đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định và

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 10/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí