Tình Hình Văn Hóa - Xã Hội Ở Nông Thôn Phú Thọ Trước Khi Xây Dựng Nông Thôn Mới

sinh thái. Khu vực nông thôn Phú Thọ có diện tích tự nhiên 342.591,52 ha (chiếm 96,97% diện tích tự nhiên cuả toàn tỉnh), dân số 1.138.011 người (chiếm 84,58% dân số toàn tỉnh), bao gồm 253 xã với 2593 thôn bản [70, tr.1]. Đây là nơi sản xuất các loại nông sản, sản lượng thịt gia súc, gia cầm, sản lượng nguyên liệu giấy đều được sản xuất ở khu vực nông thôn. Bởi vậy đây là nơi được tỉnh chú trọng phát triển bền vững. Những năm từ 2002 – 2007 sự nghiệp phát triển nông thôn đã đạt được nhiều thắng lợi quan trọng. Nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng bình quân 5,77%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 5,11%; lâm nghiệp tăng 9,94%; thủy sản tăng 10,51% [70, tr.1]. Mặc dù đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm và ngành nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn (47,08% năm 2007) [70, tr.11].

Tuy nhiên xuất phát điểm của nền kinh tế ở nông thôn còn ở mức thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn tỉnh và khoảng cách về thu nhập ngày một lớn dần (thu nhập bình quân/người của vùng nông thôn năm 2007 bằng 58,78% so với bình quân chung của toàn tỉnh). Thu nhập bình quân của vùng nông thôn chỉ 2.369.000đồng/người/năm trong khi đó toàn tỉnh đạt 4.052.000 đồng/người/năm [70, tr.12].

Xét về cơ cấu kinh tế có thể nói kinh tế nông thôn Phú Thọ còn lạc hậu. Nông nghiệp nông thôn còn chiếm tới 47,08%, công nghiệp mới có 20,77% và thương mại dịch vụ 32,15% (năm 2007). Trong khi đó tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh chỉ chiếm 26,21% [70, tr.11]

Sản xuất nông nghiệp

Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế nông thôn (chiếm 42,73% năm 2007). Năm 2008, năng suất lúa bình quân cả năm đạt khá 48,9 tạ/ha (cả nước 52,2 tạ/ha), cao hơn so với một số tỉnh lân cận như

Yên Bái (42,93 tạ/ha), Sơn La (32,59 tạ/ha)…[70, tr.295]. Nhìn chung nền sản xuất nông nghiệp của nông thôn Phú Thọ trước khi xây dựng nông thôn mới có sự biến đổi. Trong cơ cấu ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng GTSX trồng trọt, tăng tỷ trọng GTSX ngành chăn nuôi.

Năm 2007, tổng diện tích trồng cây hàng năm vùng nông thôn đạt

118.486 ha (chiếm 92,2% so với toàn tỉnh). Các cây màu, cây công nghiệp giá trị cao được chú trọng như: diện tích lạc đạt 5880,31 ha (toàn tỉnh 6011,2 ha), đậu tương đạt 1508,7 ha (toàn tỉnh 1594,4 ha); rau các loại 8707,43 ha (toàn tỉnh 9538,0 ha).v.v [70, tr.12].

Trong trồng trọt, sản xuất lúa là cây lương thực chủ yếu, chiếm 74,86% về diện tích gieo trồng và 43,3% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Cây công nghiệp lâu năm chủ lực là cây chè. Đây là sản phẩm hàng hóa đặc trưng của vùng, với diện tích 12458,5 ha, sản lượng trên 70 ngàn tấn búp tươi [70, tr.12 -13]. Cây ăn quả như nhãn, vải, cam, quýt... đều cho sản lượng lớn. Công tác chuyển đổi mùa vụ thời gian qua đã có những kết quả tốt, có sự chuyển dịch trong cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ.

Chuyển dịch cơ cấu giống: tỷ lệ cơ cấu lúa lai tăng, những huyện duy trì tỷ lệ diện tích lúa lai cao như: Hạ Hòa, Thanh Thủy, Phù Ninh, Thanh Sơn, Đoan Hùng... Ở vùng đồng bằng, cơ cấu sử dụng giống lúa chất lượng cao ngày một tăng. Những huyện có diện tích lúa chất lượng cao như huyện Lâm Thao, thành phố Việt Trì, Hạ Hòa... Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ: Đối với sản xuất lúa đã chuyển dịch mạnh cơ cấu các trà lúa, vụ chiêm xuân giảm sớm và chính vụ, tăng trà xuân muộn để hạn chế bất lợi của thời tiết. Vụ động qua các năm mở rộng phát triển và được coi là vụ sản xuất chính. Diện tích cây vụ động từ 16 – 17 ngàn ha (trước năm 2001) lên trên 20 ngàn ha (năm 2007), góp phần nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích [70, tr.13].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Trong chăn nuôi: Ngành chăn nuôi tiếp tục được quan tâm nhằm từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Đã có một số mô hình

chăn nuôi theo quy mô công nghiệp và bán công nghiệp đem lại hiệu quả; chương trình sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn được nhân rộng, nhiều xã đã chú trọng cải tạo đàn bò, đàn lợn, đưa một số giống gia cầm có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Công tác phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm luôn được chú trọng, góp phần giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất.

Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 - 4

Tình hình sản xuất lâm nghiệp

Khu vực nông thôn Phú thọ có 166.004 ha đất có rừng [70, tr.14]. Công tác trồng rừng trong những năm qua được chú trọng. Tổng diện tích rừng trồng toàn tỉnh năm 2007 là 107.828 ha, so với năm 2000 diện tích trồng rừng đã tăng lên 38.067,2 ha [70, tr.14]. Loại cây chủ yêu trong rừng trồng như: Keo, bạch đàn, bồ đề, sồi... Các loại cây cho giá trị kinh tế. Công tác bảo vệ rừng cũng đạt được những thành công nhất định. Phú Thọ đã thực hiện đóng cửa rừng, tập trung vào công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên.

Ngành nuôi trồng thủy sản

Ngành thủy sản phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Tính đến năm 2007, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn khu vực nông thôn có 8139,2 ha (bằng 89,67% toàn tỉnh), tập trung ở các huyện: Cẩm Khê, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Thủy.v.v..[70, tr.15]. Vùng đã tập trung khai thác diện tích ao hồ sẵn có, đồng thời tích cực chỉ đạo và có chính sách hỗ trợ thực hiện chuyển đổi diện tích ruộng trũng sang nuôi thủy sản; đã có nhiều mô hình cấy lúa kết hợp nuôi thả cá, nuôi con đặc sản đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn

Nhận thấy được tiềm năng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn nên tỉnh Phú Thọ luôn chú trọng phát triển và coi đây là lĩnh vực đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn năm 2007 ước đạt 2.623 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2002 – 2007 đạt 12,92%/năm về giá trị sản xuất [70, tr.18]. Phú Thọ là tỉnh có truyền thống với các làng nghề: Nghề

chế biển, bảo quản, nông, lâm, thủy sản; nghề đan lát (đây là mặt hàng tương đối phổ biến ở nhiều địa phương và có nhiều làng nghề sản xuất với số lượng lớn đem lại thu nhập ổn định cho người sản xuất như làng chúm tôm Ba Đông

– Thanh Thủy, làng đan lát Đỗ Xuyên – Thanh Ba, Minh Hòa – Hạ Hòa.v.v..), nghề sản xuất gỗ gia dụng, nghề sản xuất hàng mành dệt, nghề làm nón lá, nghề xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn, nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.v.v..

Vùng nông thôn Phú Thọ có ba khu công nghiệp: Khu công nghiệp Thụy Vân, Trung Hà, Phù Ninh, và khoảng 20 cụm công nghiệp. Hầu hết các huyện đều đã có các cụm công nghiệp, một số huyện còn lại cũng đã có kế hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp, song giai đoạn vừa qua vừa phát triển công nghiệp mới, chủ yếu tập trung vào xây dựng hạ tầng cho các khu cụm công nghiệp.

Nhìn chung giai đoạn 2002 – 2007, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, giá trị sản xuất tăng mạnh, cụm công nghiệp đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư, ngành nghề nông thôn từng bước phát triển, một số nghề mới được du nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông nhàn ở nông thôn. Các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua đã đầu tư, nâng cấp, cải tạo, thay thế máy móc thiết bị, sản xuất kinh doanh ngày càng đi vào ổn định.

Tình hình phát triển thương mại, dịch vụ ở nông thôn

Trong cơ cấu kinh tế nông thôn Phú Thọ, tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ chiếm 32,15% [70, tr.11], cao hơn tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, cho thấy ngành dịch vụ ở khu vực nông thôn khá phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nông dân. Một số họat động chủ yếu như dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ tín dụng ở nông thôn đang ngày càng phát triển. Hoạt động bưu chính viễn thông có tốc độ phát triển nhanh và theo

hướng hiện đại. Đến nay, 100% số xã có bưu điện văn hóa xã hoặc trạm bưu cục, tỷ lệ máy điện đạt 5,01 máy/100 dân. Dịch vụ tín dụng nông thôn trong vùng có 35 xã có chi nhánh ngân hàng hoạt động, 23 xã có quỹ tín dụng nhân dân.v.v..[70, tr.18].

Khu vực nông thôn có 182 chợ [70, tr.17]. Đây là nơi mua bán hàng tiêu dùng cũng như tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên những chợ này cơ sở vật chất còn sơ sài, mất vệ sinh, chưa được đầu tư đồng bộ. Mạng lưới chợ và cơ sở hạ tầng thương mại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương của người dân. Bên cạnh những thành tựu đạt được ngành thương mại dịch vụ ở nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế.

1.2.2. Kết cấu hạ tầng nông thôn

Nhìn chung kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn trước khi Phú Thọ triển khai xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp của vùng.

Hệ thống tưới tiêu vùng nông thôn được xây dựng khá lâu đời, cho đến nay nhìn chung là xuống cấp, ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu thoát nước. Diện tích tưới hiện chỉ đảm bảo cung cấp 71,9% Vụ chiêm, Vụ mùa 72,6% so với thiết kế; phần diện tích chưa có công trình tưới chủ yếu tồn tại ở các huyện có địa hình miền núi như: Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Tân Sơn... [70, tr.38]. Ven các sông, ngòi có nhiều vùng đầm trũng nên thường úng vào cả 2 vụ chiêm và vụ mùa như khu vực đàm Chính Công (Hạ Hòa), khu vực 16 xã Cẩm Khê... Trong những năm qua, các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu chủ yếu tập trung cho tưới lúa và rau màu, các công trình kết hợp tưới đồi mới chỉ dừng lại ở mức tạo nguồn, còn giải pháp công nghệ tưới đồi hoàn chỉnh chưa được triển khai đồng bộ.

Đường giao thông ở khu vực nông thôn chủ yếu là đường đất 67,76%, tỷ lệ đường bê tông chỉ đạt 15,8%. Loại đường ra đồng, lên đồi hầu như chủ yếu là đường đất (chiếm 96%) [70, tr.44]. Nhìn chung, mạng lưới giao thông

nông thôn trên địa bàn Phú Thọ còn rất khó khăn, đặc biệt là các xã miền núi cao. Các tuyến liên thôn bản, đường nội đồng đa phần là đường đất, nền đường hẹp, hệ thống rãnh thoát nước chưa đồng bộ. Cầu, cống qua sông suối còn thiếu hạn chế đến sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng.

Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua: Sông Hồng, sông Lô và sông Đà gặp nhau tại thành phố Việt Trì. Ngoài ra còn có các sông nhánh như sông Chảy, sông Vòng tạo thành một mạng lưới vận tải đường sông rất thuận lợi cho việc giao lưu, vận chuyển các sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, hệ thống đường sông của vùng chưa phát huy hết thế mạnh, việc nạo vét luồng lạch, nâng cấp xây dựng một số cảng mới chưa được thực hiện.

Về cơ bản khu vực nông thôn đã được đáp ứng đầy đủ về điện. Người nông dân có điện để sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp đang từng bước được cải tạo, nâng cấp, thay thế và xây dựng mới. Năm 2003, 100% xã đã có điện lưới quốc gia. Bên cạnh đó, tỉnh còn tập trung đầu tư các công trình trọng điểm về lưới điện, truyền tải điện: mở rộng trạm 220kv Vân Phú; đầu tư mới 4 trạm biến áp 110kv tại Phú Thọ - Nhánh rẽ, Đồng Lạng, Bạch Hạc, Phố Vàng.

Năm 2007, 100% số xã, 97,34% số thôn và 97,74% số hộ đã có điện lưới quốc gia, đảm bảo cho nhu cầu tối thiểu sử dụng điện của người dân [70, tr.46]. Những xã vùng cao do người dân ở khá phân tán nên suất đầu tư cao dẫn đến tỷ lệ số hộ dùng điện của các xã này đạt thấp nhất. Mặc dù lưới điện đã vươn tới tất cả các xã trong vùng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu điện năng về tiêu dùng và sản xuất của người dân, nhất là những vùng có kinh tế phát triển. Công suất dùng điện của người dân ngày một tăng, hệ thống đường dây xuống cấp. Vài năm gần đây ngành điện thực hiện việc cắt điện luân phiên và nhiều khi cắt điện không thông báo trước. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng.

Cơ sở vật chất như nhà ở và đồ dùng sinh hoạt của người nông dân còn thiếu thốn, đơn sơ, nhiều nơi còn không có nhà kiên cố đặc biệt là vùng miền núi. Toàn vùng có 47,09% số hộ có xe máy: vùng đồng bằng có 52,65%; vùng miền núi có 45,95% và vùng miền núi cao có 25,34%. Gần 80% số hộ có ti vi, trong đó vùng đồng bằng có trên 90% số hộ; vùng trung du có gần 80%; vùng miền núi có gần 50% số hộ [70, tr.47]. Nhìn chung, mức độ sử dụng các loại đồ dùng có sự chênh lệch nhau giữa 3 vùng: vùng đồng bằng có tỷ lệ cao nhất, sau đó đến vùng miền núi và kém nhất là vùng núi cao.

1.2.3. Tình hình văn hóa - xã hội ở nông thôn Phú Thọ trước khi xây dựng nông thôn mới

Dân số, lao động ở khu vực nông thôn

Dân số khu vực nông thôn là 1.138.011 người, chiếm 84,09% dân số toàn tỉnh (năm 2007) [70, tr.25]. Mật độ phân bố không đều, trung bình đạt

332 người/km2. Huyện có mật độ dân số cao nhất là Lâm Thao (1040

người/km2), thấp nhất là Tân Sơn (109 người/km2) [70, tr.25]. Nhìn chung dân cư phân bố khá tập trung dọc theo các trục đường giao thông và các thị trấn, thị tứ.

Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có 561.107 người, chiếm 49,30% tổng số dân nông thôn. Trong đó, chủ yếu là lao động trong ngành nông lâm nghiệp, thủy sản (chiếm 79,99% tổng số lao động) [70, tr.26]. Chất lượng lao động ở khu vực nông thôn ngày một tăng, tuy nhiên, số lao động chưa qua đào tạo vẫn còn 495.039 lao động [70, tr.26]. Cơ cấu lao động tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: lao động trong nông nghiệp ở nông thôn đã giảm dần, lao động công nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu lao động tăng dần nên số người chưa có việc làm cũng đã giảm đáng kể.

Giáo dục – đào tạo, y tế ở khu vực nông thôn trước khi xây dựng nông thôn mới

Trong những năm qua, nhìn chung chất lượng dạy và học ở khu vực nông thôn không ngừng được nâng lên, năm 2002 đã hoàn thành phổ cập giáo

dục tiểu học đúng độ tuổi, năm 2003 hoàn thành phổ cập THCS, và đến hết 2007 có 191 trường đạt chuẩn quốc gia. Các trường dạy nghề đang chuyển hướng đào tạo gắn với yêu cầu sử dụng lao động theo cơ chế thị trường. Số lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 9%, trong đó có khoảng 7% là công nhân kỹ thuật [70, tr.27]. Nhìn chung, mạng lưới trường học các cấp tương đối hợp lý. Toàn tỉnh có 330 nghìn học sinh các cấp, chiếm 24,9% dân số toàn tỉnh [70, tr.29]. Phú Thọ đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Chất lượng giáo dục đang được nâng lên, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học thấp, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp ngày càng tăng.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân đặc biệt ở khu vực nông thôn được thực hiện tốt. Đội ngũ y, bác sĩ được nâng cao cả về trình độ và số lượng. 100% số xã có trạm y tế, bình quân mỗi trạm có 5 cán bộ y tế, 100% thôn bản có nhân viên y tế thôn bản [70, tr.30]. Tuy nhiên, bên cạnh đó y tế khu vực nông thôn còn rất khó khăn: hơn 50% trạm y tế chưa đạt chuẩn quốc gia về y tế, trang thiết bị ở tuyến huyện và xã chưa được đầu tư nâng cấp, trình độ và cơ cấu nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, công tác bố trí nhân lực cán bộ y tế về thôn bản khó khăn.v.v..

Tình hình văn hóa- xã hội ở khu vực nông thôn Phú Thọ trước khi xây dựng nông thôn mới

Cũng như những miền quê khác, thôn, làng nơi đây cũng đang từng ngày xây dựng nếp sống văn hóa văn minh nơi xóm làng. Mạng lưới thông tin, văn hóa ở nông thôn phát triển nhanh. Cơ bản xã, thôn đều có điểm bưu điện văn hóa, có nhà văn hóa xã, thư viện, có hệ thống loa truyền thanh tới thôn. Năm 2006. Có 90% số xã có điện thoại (năm 2001 có 88,3%), số bưu điện văn hóa xã có 93,6%, số lượng máy điện thoại trên địa bàn nông thôn đạt 5,01 máy/100 dân [70, tr.31]. Người nông dân có điều kiện cập nhật thông tin, có điều kiện quan tâm tới đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thông

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 10/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí