Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 - 9

từng bước phát triển (huy động nguồn lực trong nhân dân được 93.074 ngày công lao động, 4.415 hộ tham gia hiến đất)[92, tr.10]; Đoàn kết xây dựng văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình; Đoàn kết xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp (dọn dẹp và sửa chữa đường giao thông, thu gom xử lý rác thải, trồng mới cây xanh); Đoàn kết phát huy dân chủ, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh (có 2.803 khu dân cư xây dựng được hương ước, quy ước, 2.616 khu dân cư có tổ hòa giải, 100% khu dân cư xây dựng được nhóm nòng cốt tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật); Đoàn kết tương trợ nhau trong cộng đồng, phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, “tương thân tương ái” (tổng số quà tặng thông qua Mặt trận Tổ quốc trên 30 nghìn suất với số tiền trên 10 tỷ đồng).[92, tr10]

Cùng với đó các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia chung sức xây dựng nông thôn mới bằng kế hoạch, chương trình cụ thể. Nhiều phong trào đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân, mang lại hiệu quả thiết thực trong thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh triển khai các câu lạc bộ phụ nữ, mô hình 10 trong 1 (10 hộ khá giúp 1 hộ nghèo); mô hình 5 trong 1 (5 hộ giúp 1 hộ có người mắc bệnh tệ nạn xã hội). Phối hợp với Sở NN và PTNT ký giao ước thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2015.

Hội Cựu chiến binh tỉnh phối hợp cùng Sở NN và PTNT qua 2 năm triển khai hiệu quả 12 lớp tập huấn nâng cao kiến thức xây dựng nông thôn mới cho các cán bộ, hội viên... [92, tr.11]

Hội Nông dân tỉnh xuất bản 65 nghìn cuốn sách tuyên truyền về các vấn đề cơ bản của Chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao nhận thức của hội viên nông dân, vận động hội viên đóng góp làm đường giao thông nông thôn, sửa chữa kênh mương..[92, tr.11]

Các cấp Công đoàn trong tỉnh tuyên truyền vận động thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phối hợp với các doanh nghiệp trực tiếp đào tạo, tuyển dụng lao động, đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm…[92, tr.11]

Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội thảo “Trí thức khoa học và công nghệ với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ”.[92, tr.11]

Tỉnh đoàn chỉ đạo các cấp bộ đoàn trong tỉnh tích cực phối hợp thực hiện chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHKT, xây dựng 160 mô hình sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế cho đoàn viên thanh niên...[92, tr.11]

Các lực lượng vũ trang tham gia xây dựng nông thôn mới: Quân đội tích cực tham gia chung sức xây dựng nông thôn mới, trong đó Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Thọ xác định thực hiện phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” là một trong những nội dung trọng tâm. Năm 2014, lực lượng quân đội đã tham gia xây dựng nông thôn mới tại 17 xã khó khăn (lực lượng tham gia tương đương 2.880 ngày công, hỗ trợ hơn 900 triệu đồng...[92, tr.11-12]

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương về nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ tiến hành xây dựng, bổ sung cơ chế, chính sách phát triển nông thôn mới. Thực hiện Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt “Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”, theo đó, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết về quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh và kế hoạch triển khai thực hiện chương trình; đồng thời ban hành các cơ chế, chính sách liên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

quan như: Chính sách hỗ trợ về các chương trình sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2012-2015; chương trình tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đề án hỗ trợ người nghèo về nhà ở; đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; chương trình phát triển giao thông nông thôn; chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Chương trình huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội then chốt giai đoạn 2011- 2015; quy định tỷ lệ thu từ đấu giá đất để lại ngân sách cấp xã để xây dựng nông thôn mới.v.v..

Thực hiện Quyết định 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, để giúp các xã tiết kiệm chi phí trong đầu tư xây dựng các hạng mục công trình. UBND tỉnh ban hành Quyết định 1788/QĐ-UBND ngày 17/7/2013 về ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với công trình thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn cấp xã quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản để áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù trong Chương trình; Quyết định số 3048/QĐ-UBND ngày 27/11/2013 về việc ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với công trình giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn số 889/HD-BCĐ ngày 22/3/2013 về một số nội dung khen thưởng phong trào thi đua “xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015”; văn bản số 3751/UBND-KT5 ngày 17/9/2013 về hướng dẫn thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù đối với công trình xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Văn bản số 4140/UBND-KT5 ngày 09/10/2013 về việc đánh giá, công nhận tiêu chí đạt chuẩn và xã đạt chuẩn nông thôn mới.v.v.. Các cơ chế chính sách được ban hành đầy đủ, kịp thời đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực

Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 - 9

hiện Nghị quyết. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, vấn đề dân chủ được phát huy triệt để, ý thức trách nhiệm của người dân được nâng cao. Tỉnh Phú Thọ luôn nhất quán quan điểm trong công tác xây dựng nông thôn mới đó là “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; “Người dân là chủ, và làm chủ”. Tỉnh ủy và các cấp ủy Đảng đã quán triệt Nghị quyết, triển khai mạnh mẽ trong từng công tác chỉ đạo điều hành, phát huy quyền làm chủ của người dân, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, bởi vậy trong các bước triển khai chương trình luôn được công bố minh bạch rõ ràng, làm cho “ý Đảng lòng dân được thống nhất”. Khi tiến hành các bước trong công tác xây dựng nông thôn mới, chính quyền cơ sở luôn họp bàn, lấy ý kiến của nhân dân, nhằm phát huy vai trò chủ thể của người dân, đồng thời tạo lòng tin của nhân dân với Đảng, với chính quyền, đoàn thể. Chẳng hạn như phong trào hiến đất làm đường, đóng góp công sức, tiền của xây dựng nhà văn hóa thôn. Để nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con nhân dân, UBND các xã đã họp cùng các tổ chức xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, hội nông dân, hội Phụ nữ, hội Thanh niên... để đi đến từng hộ gia đình vận động, tuyên truyền, phân tích cho bà con hiểu được ý nghĩa thiết thực của phong trào. Sau đó cùng đưa ra bàn bạc lấy ý kiến của người dân để tìm ra cách tối ưu, nhanh nhất. Chính sự chung tay, chung sức cùng bàn bạc như vậy đã đem lại kết quả to lớn. Bà con nhân dân trên địa bàn xã đều nhiệt tình hưởng ứng, đóng góp ý kiến rất sôi nổi. Nhiều gia đình đã không ngần ngại hiến đất của gia đình cho thôn xóm làm đường, đóng góp tiền của để xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng như nhà văn hóa, các công trình phúc lợi... Nhiều gia đình còn đầu tư nhiều tiền bạc, vật chất góp phần xây dựng mô hình nông nghiệp theo chỉ tiêu nông thôn mới.

Được sự chỉ đạo, hướng dẫn từ các cấp chính quyền, nhiều xã trong tỉnh đã khẩn trương triển khai xây dựng nông thôn mới. Với nguồn vốn hỗ trợ hạn chế, chủ yếu do nội lực từ người dân nhưng chương trình xây dựng nông

thôn mới ở nhiều xã trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, nhân dân nhiệt tình tham gia, hưởng ứng, sáng tạo nhiều cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên toàn tỉnh.

Xây dựng nông thôn mới ở xã Thụy Vân (Thành phố Việt Trì)

Xã Thụy Vân trực thuộc Thành phố Việt Trì. Đây là một xã cận đô thị với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội riêng có. Với xuất phát điểm tương đối thuận lợi, nên khi tiến hành thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Thụy Vân có nhiều điều kiện để hoàn thành sớm chương trình. Kết quả đến cuối năm 2013, xã đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, trở thành xã đầu tiên đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Là xã có nền tảng, điều kiện cơ sở, vật chất, môi trường và khả năng phát triển kinh tế, xã hội tương đối khá nên Thụy Vân rất thuận lợi để triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới. Khi được tỉnh lựa chọn làm điểm chỉ đạo, hệ thống chính quyền và nhân dân trong xã đã tích cực triển khai đồng bộ, nghiêm túc ngay từ những khâu đầu tiên như tuyên truyền, lập quy hoạch, đề án. Nhờ đó, nội dung những công việc còn lại được tập trung đầu tư, hoàn thành đúng theo kế hoạch đề ra. Trong những năm đầu, xã đã huy động được gần 3.500 triệu đồng đầu tư các công trình hạ tầng và phát triển sản xuất. Bước đầu đã làm được ba tuyến giao thông nội đồng có tổng chiều dài hơn 1200m, xây 4 phòng học mầm non khu Cẩm Đội. Ngoài các chương trình đầu tư của chương trình nông thôn mới, xã còn lồng ghép để xây dựng được trạm y tế trị giá gần 1.336 triệu đồng, nhà lớp học mầm non khu trung tâm và công trình đài FM phát lại trị giá hơn 100 triệu đồng... Một trong các yếu tố quan trọng giúp việc triển khai các công trình dự án đảm bảo tiến độ là công tác giải phóng mặt bằng phải được tiến hành khẩn trương. Được như vậy là nhờ công tác tuyên truyền rất tích cực của cán bộ xã, nâng cao nhận thức của bà con trong xã. Đồng thời, Thụy Vân cũng rất chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sạch, nâng

cao chất lượng, giá trị sản phẩm, hưởng ứng dự án sản xuất nông nghiệp cận đô thị; áp dụng các mô hình sản xuất trong nông nghiệp như mô hình sản xuất giống lúa Taponica DSI; mô hình cải tạo nâng cấp hệ thống bờ vùng, bờ bao; dự án sản xuất giống lúa TBR 45 Thái Bình..[94, tr4]. Bên cạnh đó, một trong những thế mạnh của xã Thụy Vân là một xã cận đô thị, các doanh nghiệp trên địa bàn khá nhiều, điển hình là Khu Công nghiệp Thụy Vân. Nhận thức được thế mạnh đó, Đảng ủy xã cùng các cán bộ, đảng viên đã rất tích cực trong công tác vận động để huy động các doanh nghiệp vào cuộc xây dựng nông thôn mới. Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp là một điều kiện rất thuận lợi để chính quyền và nhân dân Thụy Vân bắt tay xây dựng nông thôn mới, và đạt được kết quả to lớn.

Đến cuối năm 2013, xã Thụy Vân đã đạt 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia, trở thành xã đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới. Qua hơn một năm hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, không chỉ dừng lại ở những kết quả đạt được, Thụy Vân không ngừng xây dựng để củng cố và duy trì kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, bởi xây dựng nông thôn mới đã khó, làm sao để giữ gìn những thành quả ấy lại càng khó khăn. Đến nay, sau hơn một năm hoàn thành xây dựng nông thôn mới, sản xuất nông nghiệp của xã không ngừng phát triển, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư, nâng cấp; trật tự xã hội bảo đảm, thu nhập bình quân đạt 16 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,01%...[98, tr.8]. Đó là những cố gắng của chính quyền và nhân dân Thụy Vân để làm sao xứng đáng với những nỗ lực trước đây để hoàn thành chương trình nông thôn mới, xứng đáng với danh hiệu xã nông thôn mới, để các địa phương khác có thể học hỏi nhân rộng mô hình.

Xây dựng nông thôn mới ở xã Sơn Dương (Lâm Thao)

Xã Sơn Dương là một trong 3 xã được tỉnh Phú Thọ chọn xây dựng điểm mô hình nông thôn mới. Năm 2014, xã Sơn Dương đã đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Xã Sơn Dương vốn là vùng đất giữa không giáp đường quốc lộ, địa phương không có chợ. Người dân chủ yếu thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi, ngành nghề CN –TTCN chậm phát triển. Nguồn thu trên địa bàn thấp, ngân sách hàng năm đều phải do ngân sách cấp trên trợ cấp nên nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng còn hạn chế... Ngay từ khi bắt đầu triển khai, chính quyền và nhân dân xã xác định đây là chủ trương lớn, phù hợp với lòng dân nên rất đồng thuận. Do đó, xã đã dồn sức, góp công xây dựng nông thôn mới và đến nay, đời sống kinh tế xã hội có bước phát triển rõ rệt, cơ sở hạ tầng nông thôn của xã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh.

Từ Quốc lộ 32C về xã Sơn Dương, con đường nhựa dẫn vào phẳng lỳ, đường liên thôn được bê tông hóa, riêng đường liên ngõ 100% đổ bê tông. Cách trụ sở UBND xã chừng 300 mét, tuyến đường giao thông nội đồng từ Trạm Y tế đi trạm bơm Nhà Cốc, hàng chục xe chở đất, đá, cát... nối đuôi nhau ra vào liên tục, máy gạt san lấp bằng phẳng những con đường bắt đầu lộ diện. Bà con nông dân phấn khởi, từ nay đã có xe cơ giới chạy vào tận ruộng để chở lúa về, chứ không như những năm trước, họ phải gánh lúa đi qua bao nhiêu ruộng mới đưa ra được đến đường... Thành công lớn nhất của xã Sơn Dương sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới có lẽ chính là sự ghi nhận của người dân khi các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh được xây dựng và củng cố; an ninh trật tự bảo đảm... Tuy nhiên, trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, có những tiêu chí như: An ninh trật tự xã hội, môi trường, thu nhập, tỷ lệ lao động có việc làm là những tiêu chí được xã rất quan tâm chú ý. Cán bộ xã Sơn Dương đã chỉ đạo sát sao, đồng thời tuyên truyền để người dân hưởng ứng thực hiện.

Tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo có những điều chỉnh, thay đổi theo từng năm, từng thời kỳ, bởi không ngừng nỗ lực để tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân là mục tiêu hàng đầu của xã Sơn Dương. Xã đã tập trung tạo chuyển biến về đổi mới cơ cấu sản xuất, đào tạo nghề cho nông dân, hỗ trợ

vay vốn, triển khai tốt các dự án phát triển sản xuất. Các giống lúa lai, cho giá trị kinh tế cao được đưa cào trồng đại trà, chiếm tới 70% diện tích lúa của cả xã. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, 90% diện tích gieo trồng được sử dụng máy móc. Mô hình trồng ngô lai, mô hình nhà lưới trồng cà chua, ớt lai xuất khẩu ký kết hợp tác tiêu thụ với Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu GOC mang lại hướng đi ổn định, bền vững cho nông sản địa phương. Thu nhập từ những mô hình mới này gấp hai đến gấp ba lần so với trồng lúa. Cùng với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã tích cực phối hợp với trung tâm dạy nghề, hội nông dân tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, mở các lớp sơ cấp nghề về nuôi cá nước ngọt, trồng ngô năng suất cao, trồng nấm…[96, tr.4]

Bên cạnh đó, môi trường cũng là tiêu chí được địa phương quan tâm. Với nhiều giải pháp như: tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, thành lập các tổ thu gom rác thải, xây dựng khu tập kết rác, môi trường của xã được cải thiện đáng kể. Toàn bộ chất thải, rác thải được thu gom, xử lý đúng quy định. Tuy nhiên, một vấn đề đang được đặt ra với môi trường xã Sơn Dương là nước thải sinh hoạt đang phát sinh những vấn đề cần giải quyết. Trước đây ở xã khi làm đường bê tông không theo quy định tổng thể mà theo từng khu dân cư nên thoát nước xuống ao, hồ. Vì vậy khi mưa lớn xảy ra tình trạng úng cục bộ. Để khắc phục tình trạng này, xã đã kiến nghị xin ngân sách hỗ trợ đồng thời huy động đóng góp về vật chất và ngày công lao động của nhân dân làm 3.000 m rãnh nước thải... Với những nỗ lực của Đảng bộ xã Sơn Dương cùng bà con nông dân trong xã đến năm 2014 Sơn Dương đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới ở xã Đồng Luận (huyện Thanh Thủy)

Xã Đồng Luận là một xã đồng bằng, nằm phía nam huyện Thanh Thủy, được tỉnh chọn thí điểm đại diện cho ba vùng kinh tế của tỉnh để xây dựng nông thôn mới. Ngay từ đầu, Đồng Luận đã có xuất phát điểm với nhiều lợi

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 10/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí