Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 - 10

thế: Giao thông đường sông và đường bộ thuận lợi tạo điều kiện cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa của người dân địa phương với vùng phụ cận, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương ngày càng phát triển.

Ngay khi được UBND huyện duyệt quy hoạch (tháng 8/2010) xã đã tiến hành lập dự án đầu tư các hạng mục công trình theo thứ tự ưu tiên: đường, trường, trụ sở. Theo đó, trường mầm non được xã đầu tư hơn 3,2 tỷ đồng: xây nhà điều hành, 4 phòng học, khuôn viên, bổ sung trang thiết bị dạy và học; trường THCS được xây bổ sung 4 phòng học; trụ sở UBND xã được xây mới và đường giao thông nông thôn được nâng cấp, mở rộng.

Là một xã thuần nông, thu nhập của người dân xã Đồng Luận chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún, chưa có vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở đây chỉ chiếm 10%, trong khi đó để cập với tiêu chí nông thôn mới thì con số này ít nhất phải là 40%. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm môi trường do chưa xây dựng được khu xử lý rác thải tập trung và hệ thống rãnh thoát nước cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan và cuộc sống của con người. Đây là những khó khăn của Đồng Luận trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đòi hỏi phải có sự chung tay của cả chính quyền và nhân dân mới giải quyết được.

Trước những khó khăn ấy, xã Đồng Luận đã có nhiều cách làm hiệu quả, huy động sức dân cùng vào cuộc để hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Trước mắt xã chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; gắn thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư với xây dựng nông thôn mới. Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình. Bên cạnh đó, việc phát huy nội lực, tiềm năng sắn có, linh hoạt trong cách làm góp phần quan trọng để hoàn thiện chương trình MTQG này. Để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho

người dân từ năm 2010 – 2013, xã đã tổ chức thực hiện 16 mô hình phát triển sản xuất, đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX trên địa bàn xã.

Kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng nông thôn theo Bộ tiêu chí Quốc gia, xã Đồng Luận đạt 19/19 tiêu chí, 38/39 chỉ tiêu. Năm 2013, xã Đồng Luận đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay, sản xuất trên địa bàn xã đã không ngừng phát triển, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư nâng cấp, thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,71%; trật tự xã hội của xã được bảo đảm, cảnh quan môi trường sạch đẹp, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, quan trọng hơn là sự hài lòng của chính người nông dân Đồng Luận.

Ngoài những mô hình trên còn có một số xã như xã Xuân Lộc (huyện Thanh Thủy), Đông Thành, Đỗ Xuyên (huyện Thanh Ba), Thanh Minh (Tx Phú Thọ), Chí Đám (huyện Đoan Hùng), Phùng Xá (Cẩm Kê).v.v..là những xã đang dần hướng tới hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

2.2.4. Kết quả thực hiện bước đầu

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được một số kết quả bước đầu: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 18,8 triệu đồng/người/năm (năm 2013), ước đạt 19,8 triệu đồng/người/năm (năm 2014), tăng 1,64 lần so với năm 2010 [92, tr.3]. Tỷ lệ hộ nghèo còn 12,52% giảm 6,68% so với năm 2010.

Số lao động được tạo việc làm mới giai đoạn 2010-2013 là 51,9 nghìn người, trung bình đạt 12,97 nghìn người/năm; ước năm 2014 giải quyết việc làm cho 14,5 nghìn người. Duy trì tỷ lệ phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở hàng năm đạt 100%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Năm 2013, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh họat hợp vệ sinh đạt 86% (tăng 16,64% so với năm 2010). Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 58,6% (tăng 16,99% so với năm 2010). Tỷ lệ số hộ nông dân

có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 50,6% (tăng 9,21% so với năm 2010).[92, tr.3-4]

Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 - 10

Công tác lập quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh hoàn thành đảm bảo thời gian, tiến độ theo quy định. 100% số xã trên địa bàn đã được phê duyệt quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới. Nội dung cơ bản thực hiện theo hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

Năm 2013, UBND các huyện, thành thị đã rà soát thực trạng theo Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh. Trong 247 xã triển khai xây dựng nông thôn mới:

+ Số xã đạt 19 tiêu chí: Có 2 xã (Thụy Vân-Thành phố Việt Trì; xã Đồng Luận-huyện Thanh Thủy)

+ Số xã đạt 15-18 tiêu chí: 25 xã (chiếm 10,1%)

+ Số xã đạt 10-14 tiêu chí: 75 xã (chiếm 30,4%)

+ Số xã đạt 5-9 tiêu chí: 134 xã (chiếm 54,2%)

+ Số xã đạt dưới 5 tiêu chí: 11 xã (chiếm 4,5%)

Đến năm 2014, toàn tỉnh Phú Thọ có 47 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 8 xã so với năm 2013) đó là: Sơn Dương, Hợp Hải, Cao Xá, Xuân Huy, Tứ Xã, Thạch Sơn (thuộc huyện Lâm Thao), xã Đông Thành (huyện Thanh Ba), xã Thanh Minh (Tx. Phú Thọ).

+ Số xã đạt 15 – 18 tiêu chí: 37 xã (tăng 21 xã so với năm 2013)

+Số xã đạt 10 – 14 tiêu chí: 107 xã (tăng 40 xã so với năm 2013)

+ Số xã đạt 5 – 9 tiêu chí: 93 xã (giảm 51 xã so với năm 2013) [51, tr6]

+ Không có xã đạt dưới 5 tiêu chí

Bình quân tiêu chí toàn tỉnh năm 2014 đạt 11,2 tiêu chí/xã (cao hơn mức bình quân chung cả nước là 10 tiêu chí/xã và vùng miền núi phía bắc là 7,77 tiêu chí/xã), tăng 2,75 tiêu chí/xã so với bình quân tiêu chí toàn tỉnh năm 2013 (bình quân 8,45 tiêu chí/xã). Toàn tỉnh đã hoàn thành tăng thêm 796 tiêu

chí so với năm 2013. Tuy nhiên, một số tiêu chí đạt được còn thấp như giao thông (đạt 13,8%), thủy lợi (đạt 15,8%), môi trường (đạt 16,6%).[51, tr.6]

Địa phương có tiêu chí đạt bình quân cao nhất là huyện Lâm Thao (đạt 17,3 tiêu chí/xã); Thành phố Việt Trì (đạt 15,7 tiêu chí/xã); thấp nhất là huyện Thanh Sơn (đạt 8,0 tiêu chí/xã), Yên Lập (đạt 8,6 tiêu chí/xã).[51, tr.6]

Năm 2013: Toàn tỉnh Phú Thọ có 100% xã đạt tiêu chí số 1 về Quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Một số tiêu chí đạt kết quả cao như:

Tiêu chí số 19 (An ninh, trật tự xã hội): có 242/247 xã đạt (97,9%), theo đó tình hình an ninh, trật tự nông thôn được giữ vững.

Tiêu chí số 18 (Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh): có 221 xã hoàn thành chỉ tiêu. Công tác nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cán bộ, năng lực tổ chức quản lý của cán bộ ở cấp xã được tiến hành ở các xã trên địa bàn.

Tiêu chí số 8 (Bưu điện): 84,2% xã hoàn thành chỉ tiêu, có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, mạng lưới internet về đến từng xã.

Tiêu chí số 13 (Hình thức tổ chức sản xuất): 198 xã có hợp tác xã họat động hiệu quả, kinh tế trang trại phát triển cả về số lượng và quy mô.

Tiêu chí số 4 (Hệ thống điện): Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 96% (270.177 hộ/281.480 hộ). Số xã có hệ thống điện nông thôn đạt chuẩn là 148 xã.

Tiêu chí số 16 (Văn hóa): 148 xã hoàn thành tiêu chí. 87% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 86% khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư văn hóa, 98,85 % khu dân cư có nhà văn hóa.

Những kết quả trên mới chỉ là bước đầu trong xây dựng nông thôn mới ở Phú Thọ. Tuy trước mắt còn nhiều khó khăn, nhưng các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các xã trên địa bàn toàn tỉnh sẽ quyết tâm nỗ lực hoàn thành tiêu chí đã đề ra cũng như đạt được mục đích cuối cùng của Chương trình xây dựng nông thôn mới là mang lại cho người nông dân một cuộc sống mới, ấm no, giàu đẹp hơn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn với vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội là câu chuyện “muôn thủa” của Đảng và Nhà nước. Trong thời kỳ kháng chiến nông dân, nông nghiệp là yếu tố quan trọng làm nên thắng lợi lịch sử hào hùng. Thời đại ngày nay, khi đất nước bước vào thế kỷ XXI, với rất nhiều đổi thay, nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn là yếu tố quan trọng để đất nước vươn lên xây dựng, phát triển và hội nhập. Qua từng giai đoạn trong lịch sử, trước đổi mới và sau đổi mới, nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, điều đó thể hiện sự thay đổi trong tư duy nhận thức của Đảng, đặc biệt là vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Ở nước ta, từ Đại hội VIII (1996), Đảng đã bàn về vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Sau hơn mười năm thực hiện tình hình đã có nhiều biến đổi khả quan, bước đầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đã tạo ra hiệu quả kinh tế mới, kinh tế trang trại có nhiều hứa hẹn, thị trường nông sản được mở rộng.v.v.. Quá trình xây dựng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được Đảng đưa ra các giải pháp, bước đi phù hợp. Vấn đề quan trọng tiếp theo trong nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là vấn đề phát triển công nghiệp ở các vùng nông thôn. Đặc biệt, vấn đề quan trọng thứ ba là vấn đề xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới – một vấn đề đòi hỏi rất nhiều công, của và thời gian dài.

Nông nghiệp, nông thôn nước ta còn những vấn đề tồn tại cần giải quyết trong thời đại mới, cần những bước đi phù hợp để đáp ứng yêu cầu của đất nước. Xây dựng nông thôn mới chính là một trong những bước đi rất thiết thực để đáp ứng nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chương trình đã được sự đồng lòng của cả cộng đồng, đến với từng làng xã, từng người nông dân trên cả nước.

Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển, điều kiện tự nhiên và thị trường cho phép phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Trong

những năm qua, sự nghiệp phát triển nông thôn Phú Thọ đạt được nhiều thắng lợi quan trọng, còn những khó khăn trước mắt đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của Đảng bộ tỉnh và nhân dân Phú Thọ. Với mục tiêu “Phát triển kinh tế nông thôn bền vững theo hướng CNH, HĐH. Tạo diện mạo mới cho nông thôn...” tỉnh Phú Thọ phấn đấu để thực hiện tốt đường lối của Đảng về nông nghiệp, nông thôn; đồng thời có bước đi, sáng tạo riêng, phù hợp với điều kiện của tỉnh để xây dựng nông thôn Phú Thọ giàu đẹp; hưởng ứng và tham gia tích cực chương trình xây dựng nông thôn mới cùng các vùng nông thôn trên cả nước. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ luôn bám sát đường lối về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng, nhận thức về thực trạng nông thôn trong vùng, lắng nghe ý kiến của người dân từ đó đưa ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp để tiến hành xây dựng nông thôn mới, tiến hành triển khai thực hiện một cách khoa học, tập trung công tác tuyên truyền vận động. Nhờ đó, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã đến được với từng người nông dân, giúp họ hiểu rõ được ý nghĩa và sự cần thiết của chương trình đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Hơn hết, Đảng bộ và các cấp ủy Đảng đã giúp người nông dân hiểu được chương trình này là vì lợi ích của chính họ. Như vậy, có cơ sở lý luận vững chắc, là đường lối đúng đắn của Đảng, có hệ thống chính trị vững mạnh từ tỉnh đến cơ sở, được sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân – đó chính là nền tảng cơ bản để Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, để 5 năm sau một diện mạo nông thôn mới Phú Thọ được hình thành.

Chương 3

NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO CHỦ YẾU

3.1. Nhận xét chung

3.1.1. Về thành tựu

Chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ đã đi được một nửa chặng đường trong tiến trình xây dựng 2010 - 2020. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh chương trình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo một động lực thúc đẩy mạnh mẽ để Phú Thọ tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo.

Một là: Kinh tế nông thôn được đẩy mạnh phát triển, quan hệ sản xuất được củng cố từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân Phú Thọ.

Trong quá trình chỉ đạo triển khai chương trình, công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giúp năng suất, sản lượng tăng lên đáng kể. Các loại hình kinh tế trang trại, ngành nghề, làng nghề nông thôn dần có bước phát triển, các HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp mới được thành lập. Hiệu quả họat động của các HTX, trang trại, làng nghề dần được khẳng định, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, và tăng thu nhập cho người nông dân.

Chủ trương đẩy mạnh phát triển sản xuất được tỉnh chú trọng ngay từ đầu, do vậy dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đã đảm bảo tốt công tác dịch vụ sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn. Cụ thể như: đảm bảo đủ giống phục vụ sản xuất, thực hiện đúng khung lịch thời vụ từ đó tạo bước chuyển biến tích cực, nhiều mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới đạt kết quả tốt như: thực hiện mô hình sản xuất lúa chất lượng cao gắn với xây dựng “mô hình cánh đồng mẫu lớn” trồng lúa tại các huyện (Thanh Ba, Lâm Thao, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Tam Nông)… Các chương trình sản xuất nông nghiệp đã

góp phần đảm bảo duy trì tốc độ tăng giá trị tăng thêm cho ngành nông, lâm nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực có bước phát triển theo hướng hàng hóa hiện đại. Chương trình sản xuất nông nghiệp cận đô thị đã dần được khẳng định…Đặc biệt, các hình thức tổ chức sản xuất phát triển nhanh. Một số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất- chế biến

– tiêu thụ sản phẩm, từng bước thúc đẩy sự phát triển kinh tế hợp tác và hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Nhiều cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệ được thành lập, thu hút được nhiều dự án đầu tư. Một số làng nghề truyền thống được khôi phục, thương mại, dịch vụ được mở rộng… làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực, nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn. Kết quả các chương trình đạt được là những kết quả khả quan, tích cực, góp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu đảm bảo an toàn lương thực, giảm nghèo, tạo việc làm, và nâng cao thu nhập, đời sống cho người nông dân, tạo tiền đề quan trọng giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, đồng thời củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Hai là: Cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất được xây dựng, tạo tiền đề trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, trong những năm qua, tỉnh đã huy động nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, khơi dậy nguồn lực từ trong nhân dân - chủ thể của nông thôn mới để xây dựng quê hương, do vậy, kết cấu hạ tầng từng bước được hoàn thiện, nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất, phúc lợi thiết yếu, góp phần tạo đà cho phát triển kinh tế- xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân.

Trong 5 năm, dưới sự chỉ đạo của các cấp, ban, ngành thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, toàn tỉnh đã làm mới, nâng cấp, và cải tạo hơn 1 nghìn km đường giao thông nông thôn; làm mới và sửa chữa nhiều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/12/2023