ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
––––––––––––––––––
ĐẶNG XUÂN QUỲNH
ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 - 2
- Kinh Tế, Văn Hóa - Xã Hội Tỉnh Phú Thọ Trước Năm 2008
- Tình Hình Văn Hóa - Xã Hội Ở Nông Thôn Phú Thọ Trước Khi Xây Dựng Nông Thôn Mới
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
––––––––––––––––––
ĐẶNG XUÂN QUỲNH
ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đình Lê
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên, xuất phát từ thực tế địa phương để hình thành hướng đề tài nghiên cứu. Các số liệu thu thập được trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Tác giá luận văn
Đặng Xuân Quỳnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 5
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp của luận văn 6
7. Bố cục của luận văn 7
Chương 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở PHÚ THỌ 8
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội tỉnh Phú Thọ8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 8
1.1.2. Kinh tế, văn hóa - xã hội tỉnh Phú Thọ trước năm 2008 11
1.2. Nông thôn Phú Thọ trước khi xây dựng nông thôn mới17
1.2.1. Tình hình phát triển sản xuất khu vực nông thôn 17
1.2.2. Kết cấu hạ tầng nông thôn 22
1.2.3. Tình hình văn hóa - xã hội ở nông thôn Phú Thọ trước khi xây dựng nông thôn mới24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 27
Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2008 - 2014) 29
2.1. Chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới 29
2.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới (2008 – 2014) 37
2.2.1. Khái quát về Đảng bộ tỉnh Phú Thọ 37
2.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về xây dựng nông thôn mới 38
2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ 43
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 70
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO CHỦ YẾU 72
3.1. Nhận xét chung 72
3.1.1. Về thành tựu 72
3.1.2. Về hạn chế 77
3.2. Một số kinh nghiệm chỉ đạo 79
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 84
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ
Bảng 1.2: Giá trị sản xuất công nghiệp của Phú Thọ (2005 – 2007)
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTMTQG : Chương trình Mục tiêu Quốc gia GTSX : Giá trị sản xuất
KHKT : Khoa học kĩ thuật
H : Huyện
HTX : Hợp tác xã
NTM : Nông thôn mới
TP : Thành phố
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
UBND : Ủy ban nhân dân.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam nông dân, nông thôn là chủ thể của quá trình dựng nước và giữ nước. Hơn hai mươi năm đổi mới vừa qua, nông dân, nông thôn và nông nghiệp lại tiếp tục đi trước mở đường, tạo nền tảng vững chắc để đất nước vươn mình đi lên. Nông nghiệp là bộ phận quan trọng của nền kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, và đảm bảo cho sự phát triển của đất nước trong suốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nông nghiệp tạo cơ sở đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia, thu nhập cao cho nông thôn, và là thị trường lớn cho kinh tế cả nước. Kinh tế nông thôn phát triển tạo ra việc làm và thu nhập cho phần lớn dân cư, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng để phát triển kinh tế. Nông dân có việc làm và thu nhập là nền tảng để đảm bảo xóa đói giảm nghèo, công bằng và ổn định cho toàn xã hội. Khu vực nông thôn vốn là nơi duy trì và phát triển môi trường sống, là nơi bảo tồn và phát triển môi trường văn hóa lành mạnh, trong sạch cho đất nước.
Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng tốc, tiến đến đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để có thể tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trong giai đoạn này, nền kinh tế của đất nước cần được chú trọng một cách toàn diện. Nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới của đất nước vẫn luôn luôn được xác định là có vị trí chiến lược. Nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, xây dựng nông thôn mới văn minh, kinh tế phát triển, chính trị dân chủ, kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trường sinh thái cân bằng và giữ vững bản sắc dân tộc trong giai đoạn mới, Đảng và Nhà nước đã tiến hành thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nông thôn khắp cả nước.
Phú Thọ - một tỉnh thuộc miền núi trung du phía Bắc, đời sống nhân dân ở đây còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; cơ sở vật chất, hạ tầng còn thấp