Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 - 12

hành thành lập ban chỉ đạo do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm trưởng ban, ban quản lý chương trình do Chủ tịch làm trưởng ban, ban phát triển thôn; tổ chức Hội nghị Đảng bộ trong toàn xã, hội nghị cán bộ toàn xã bao gồm Ban chấp hành Đảng ủy, bí thư chi bộ, trưởng khu dân cư; trưởng, phó các ban ngành đoàn thể, cán bộ quản lý hợp tác xã, đội trưởng đội sản xuất… để tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đến với từng người dân.

Đối với cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở cần nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình. Họ là những người trực tiếp lắng nghe nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, hiểu rõ tình hình thực tế của xã mình. Thực tế ở nhiều xã trên địa bàn tỉnh, Bí thư Đảng ủy là Trưởng Ban chỉ đạo cấp xã về xây dựng nông thôn mới, nhờ đó có thể trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi và kiểm tra việc tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã, trực tiếp đối thoại với người dân trong xã, giải thích và giải đáp kịp thời những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra đối với người dân trong quá trình sản xuất và đời sống.

Bản thân các cán bộ, đảng viên là người gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện trách nhiệm xây dựng nông thôn mới tại nơi cư trú, thống nhất giữa lời nói và việc làm để làm gương tốt, tạo sự lan toả nhằm phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, tạo lòng tin trong nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.

Bốn là: Coi trọng công tác vận động, tuyên truyền về quan điểm, mục tiêu và ý nghĩa của chương trình xây dựng nông thôn mới đến cơ sở

Sau 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thấy được tầm quan trọng của công tác vận động, tuyên truyền đến từng người dân. Qua thực tế triển khai, một bộ phận các cấp và người dân nông thôn còn chưa hiểu đầy đủ về các nội dung xây dựng nông thôn mới, nhất là các vấn đề như vai trò chủ thể của người dân

trong xây dựng nông thôn mới, thu hút nguồn lực, cách thức phát triển sản xuất; cách thức xây dựng lối sống văn hóa bản sắc nông thôn trong quá trình hiện đại hóa. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh cho rằng để đạt được mục tiêu lâu dài của chương trình cần phải thay đổi nếp nghĩ, cách làm, thay đổi hành vi của một số cán bộ, người dân có điều kiện sống khó khăn. Nếu các hoạt động thông tin không được tổ chức một cách hệ thống thì quá trình triển khai không đồng bộ, chồng chéo, không phối hợp và không thể đạt hiệu quả. Mặt khác, nếu công tác tuyên truyền giải thích ở địa phương không được tiến hành tốt sẽ không làm cho người dân hiểu hết ý nghĩa, không khuyến khích họ chủ động tham gia và hưởng lợi một cách đầy đủ từ chương trình.

Sau 5 năm thực hiện kinh nghiệm rút ra của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong quá trình xây dựng nông thôn mới là cần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác vận động quần chúng nhằm tạo được sự đồng thuận trong cán bộ và người dân nông thôn tham gia thực hiện chương trình, xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người dân khi tham gia. Trong đó nhấn mạnh: xây dựng nông thôn mới là chương trình của dân, do dân và vì dân, nhân dân làm là chính. Công tác vận động, tuyên truyền cần được đẩy mạnh theo hướng tuyên truyền thông qua các gương điển hình, qua những việc đã làm được, các mô hình nông thôn mới đã thành công để từ đó nhân rộng ra các xã trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp tục triển khai công tác thông tin tuyên truyền qua các phương tiện thông tin truyền thông như: internet, phối hợp Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ... thực hiện chuyên mục chung sức xây dựng nông thôn mới, chương trình tọa đàm về xây dựng nông thôn mới... Ban Tuyên giáo tỉnh tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên tạp chí sinh hoạt chi bộ.v.v... Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, nhân dân hiểu rõ được vấn đề - đó là chìa khóa để hoàn thành thành công chương trình xây dựng nông thôn mới ở Phú Thọ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Sau khi thí điểm xây dựng nông thôn mới ở ba xã đầu tiên, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã tiến hành triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới trên toàn bộ các xã trong tỉnh. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 28 – NQ/TƯ (20/11/2009) về phát triển nông thôn mới, công tác chỉ đạo được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thống nhất, tổ chức thực hiện đồng bộ, kịp thời và đáp ứng các nhiệm vụ trọng tâm, chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: đã có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nhiều xã còn lại cũng đang hướng tới hoàn thành các tiêu chí; cơ sở hạ tầng ở nông thôn được nâng cấp; hàng ngàn mô hình chuyển đổi hình thức sản xuất từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường đã được thực hiện... Diện mạo nông thôn mới đang được hình thành với những nhà cửa cao tầng, đường xá bê tông hóa, các công trình thủy lợi được xây dựng đáp ứng nước tưới tiêu cho đồng ruộng; có nhà văn hóa, có trạm y tế, con em được đến trường học... Đời sống vật chất của người nông dân được nâng lên nhờ có nhiều mô hình sản xuất cho năng suất cao; hộ nghèo đang giảm dần... Đời sống tinh thần ngày càng sôi nổi với những phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Làng trên xóm dưới đều ngân nga tiếng hát bên cạnh thời gian lao động vất vả của người nông dân. Nông thôn Phú Thọ giờ được đổi thay như thế, văn minh và tiến bộ hơn rất nhiều so với trước.

Để đạt được những kết quả khả quan đó có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị tỉnh Phú Thọ, cho thấy công tác vận động, tuyên truyền được tiến hành tốt, và đi đúng hướng. Trong giai đoạn tiếp theo, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã nhấn mạnh sẽ ưu tiên tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước để hoàn thành chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới ở Phú Thọ một cách thành công nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Những thành tựu đạt được đã mang lại những thay đổi cơ bản cho nông thôn Phú Thọ. Tuy nhiên đó mới chỉ là những kết quả bước đầu, chặng đường

phía trước còn dài, cần sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính quyền và người dân nơi đây. Phú Thọ phấn đấu đến hết năm 2015 sẽ có 57 xã đạt chuẩn nông thôn mới để hòa chung với nhịp độ của phong trào cả nước. Là một tỉnh nghèo, nhiều nơi đồng bào dân tộc còn khó khăn, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm rất thiết thực để giải quyết các vấn đề của xây dựng nông thôn mới như huy động nguồn vốn, lồng ghép cân đối các chương trình, đặc biệt là huy động lòng dân, chỉ có sự chung tay góp sức của người dân chương trình nông thôn mới ở Phú Thọ mới có thể hoàn thành. Bởi thực tế đã cho thấy, nhiều địa phương trên cả nước vẫn còn tình trạng xã trắng nông thôn mới, nhất là các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc. Để dẫn đến tình trạng đó có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là chưa huy động được sự đồng lòng của người dân, “dễ trăm lần không dân cũng chịu”. Do vậy, người dân giữ một vai trò chủ yếu và công tác tuyên truyền để người dân hiểu được là một việc làm quan trọng.

Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 - 12

Phú Thọ là một tỉnh nghèo của miền núi trung du phía Bắc, còn nhiều xã nghèo và khó khăn trên địa bàn tỉnh, bởi vậy việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới còn nhiều thử thách trong giai đoạn tới (2015 – 2020). Tuy nhiên không phải như vậy mà người dân nơi đây nản lòng mà ngược lại trước những kết quả khả quan đạt được, nhân dân Phú Thọ còn hăng say hơn nữa, quyết tâm hơn nữa cùng với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh để hoàn thành xây dựng nông thôn mới, để được sống trong vùng quê được đổi mới, hiện đại, và văn minh hơn.

KẾT LUẬN

Phú Thọ đã đi được một chặng đường trên con đường xây dựng nông thôn mới. Qua chặng đường đầu tiên với những thành quả đạt được đã chứng minh sự đúng đắn trong đường lối, chủ trương của Đảng trong vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng, và trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung.

Là một tỉnh của miền núi trung du phía Bắc, trong lịch sử địa giới hành chính Phú Thọ đã trải qua nhiều lần tách nhập. Qua từng “khớp nối” lịch sử ấy người dân nơi đây đã nỗ lực không ngừng vượt qua khó khăn để phát triển nền kinh tế - xã hội của quê hương mình. Ngày 20/11/2009 thực hiện đường lối của Đảng về phát triển nông nghiệp, giải quyết vấn đề tam nông, thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã ban hành nghị quyết lãnh đạo nhân dân xây dựng nông thôn mới Phú Thọ đến năm 2020, bắt đầu một cuộc “cách tân” trong nông nghiệp, nông thôn. Phú Thọ có nguồn lực và nhiều điệu kiện để tiến hành xây dựng chương trình nông thôn mới như nằm ở vị trí chung chuyển, có hệ thống giao thông đường sông, đường bộ... thuận tiện để giao lưu với nhiều nơi khác trong khu vực, có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nguồn nhân lực dồi dào. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua khá ổn định, và có sự tăng trưởng trên mọi lĩnh vực. Phú Thọ vốn là tỉnh có thế mạnh về sản xuất công nghiệp với rất nhiều khu công nghiệp đứng chân trên địa bàn tỉnh. Tất cả đó là những điều kiện rất thuận lợi để làm cơ sở, nền tảng cho công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Phú Thọ.

Những năm qua khu vực nông thôn Phú Thọ, về cơ bản luôn được Đảng bộ tỉnh quan tâm, xây dựng những điều kiện thiết yếu cho bà con nông dân. Nhưng bên cạnh đó, đặt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tinh thần nghị quyết của Đảng thì nông thôn còn rất nhiều bất cập. Bắt tay vào thực hiện chương trình nông thôn mới, cùng với việc đề ra chủ

trương đúng đắn, sáng tạo, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã biết đưa ra những giải pháp, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện một cách có hiệu quả. Từ khi có Bộ tiêu chí nông thôn mới, Đảng bộ Phú Thọ đã xây dựng, chỉ đạo theo các tiêu chí, đồng thời có những nhận định, rà soát những tiêu chí không phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương để đề xuất với chính phủ điều chỉnh nhằm thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh chương trình xây dựng nông thôn mới ở Phú Thọ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Sau năm năm thực hiện Phú Thọ đã có 10 xã nông thôn mới, theo đó là một diện mạo nông thôn đổi khác ở các xã này. Có nhiều yếu tố để làm nên thành công đó, nhưng một trong những yếu tố quan trọng là chương trình nhận được sự đồng tình, nhất trí của người dân. Nhờ có sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh quán triệt tốt công tác tuyên truyền, vận động mà hầu hết người dân đều nghe theo những bước đi, cách làm của các cấp chính quyền. Những thành công đó là sự tiếp thu hiệu quả đường lối của Đảng của các cấp ủy Đảng tỉnh Phú Thọ, khẳng định sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ Phú Thọ trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nói riêng.

Đảng bộ Phú Thọ nhận thức rõ xây dựng nông thôn mới là một chặng đường dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực bền bỉ, trong quá trình chỉ đạo không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế. Qua đó các cấp chính quyền cũng rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu làm cơ sở cho giai đoạn tiếp theo.

Những thành tựu đạt được của Phú Thọ sau 5 năm là sự nỗ lực không ngừng của các cấp ủy Đảng chính quyền cùng nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, đưa nông thôn Phú Thọ lên một bước phát triển mới, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Đến hết năm 2015, tỉnh Phú Thọ quyết tâm phấn đấu xây dựng 57 xã nông thôn đạt nông thôn mới. Trong tương lai không xa tỉnh phấn đấu sẽ trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở khu vực miền núi phía Bắc.

Mục tiêu trên có thể sẽ thực hiện được khi Phú Thọ có sự thuận hòa của tất cả các nhân tố, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và sự đồng lòng quyết tâm của nhân dân, tạo tiền đề vững chắc cho cán bộ và nhân dân Phú Thọ thực hiện thành công các mục tiêu về xây dựng cuộc sống ấm no, hiện đại trên quê hương mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (2007), Lịch sử Đảng bộ Thành phố Việt Trì (1936 – 2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, tập 1 (1939 – 1968), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, tập 2 (1968 - 2000 ), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Quyết định số 435/QĐ-BCĐXDNTM (20/09/2010), Về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 – 2020.

5. Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Quyết định số 437/QĐ-BCĐXDNTM (20/09/2010), Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020.

6. Ban chỉ đạo thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, Văn phòng điều phối chương trình, Tài liệu tập huấn về công tác xây dựng nông thôn mới cho cán bộ của tỉnh.

7. Ban chỉ đạo thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, Quyết định số 3053/QĐ-BCĐ (28/9/2010), Quyết định về việc ban hành quy chế hoạt động của BCĐ CTMTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ thay thế quy chế hoạt động của BCĐ xây dựng NTM tỉnh Phú Thọ.

8. Ban chỉ đạo thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, số 4638/CV – BCĐ (16/12/2011), Về việc báo cáo kết quả chỉ đạo thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới năm 2011.

9. Ban chấp hành Đảng bộ xã Thụy Vân, Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu xã Thụy Vân lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2010 – 2015.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 10/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí