Tổng Hợp Các Nguồn Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ 2001 - 2006


có tính liên ngành, liên vùng. Vì vậy phát triển kinh tế du lịch là nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội và của toàn thể nhân dân trong tỉnh. Cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào du lịch [54]. Ưu tiên đầu tư cho các khu du lịch trọng điểm như Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư, hồ Đồng Chương, thị xã Ninh Bình, đưa vào khai thác các khu du lịch khác như: Vân Long - Địch Lộng - Động Hoa Lư, khu Kênh Gà - Vân Trình, khu Tam Điệp Biện Sơn. Đồng thời từng bước lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bởi vì cơ sở hạ tầng là yếu tố tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội. Vậy để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết nguồn vốn.

Bảng 2.1. Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ 2001 - 2006

Đơn vị: Nghìn đồng



Chỉ tiêu

Dự toán được duyệt

Vốn đã giải ngân đến 31/12/2006

Thời gian thực hiện

I. Nguồn ngân sách địa phương

5.283.981

4.335.173


1. XD trụ sở làm việc Sở Du lịch

5.181.643

4.185.173

2004-2005

2. QH khu DL Kênh Gà - Vân Trình

102.388

50.000

2004

3. Bổ sung QHKDL Tam Cốc-Bích Động


100.000

2005-2006

II. Nguồn ngân sách Trung ương

2.906.887.137

392.439.586


1. Xây dựng CSHT KDL Vân Long

37.520.000

21.300.586

2002-2007

2. Xây dựng CSHT KDL Tràng An

2.572.243.000

247.000.000

2003-2010

3. Xây dựng CSHT KDL Tam Cốc - Bích Động

199.850.000

112.639.000

2001-2006

4. Xây dựng CSHT các làng nghề truyền thống

18.965.000

3.500.000

2002-2006

5. Nạo vét tuyến giao thông thủy Bích Động-Hang Bụt

78.309.137

8.000.000

2005-2006

Tổng số

2.912.171.118

396.774.759

2001-2006

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 - 2008 - 8

Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình


Bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng Đảng bộ tỉnh Ninh Bình luôn tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của cán bộ, Đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, triển vọng phát triển và hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch. Nhằm rút kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ của những năm trước, năm 2005 Đảng bộ đã có những chủ trương bám sát thực tiễn, bám sát cơ sở, hướng về cơ sở để có những phương án chỉ đạo điều hành cho phù hợp. Cho nên đã cụ thể hóa bằng chương trình phát triển du lịch trên nhiều mặt như: kinh phí đầu tư, công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển năng lực kinh doanh, công tác thông tin, quảng bá, tiếp thị, xúc tiến du lịch, phát triển loại hình du lịch văn hóa; bảo vệ môi trường du lịch, công tác tổ chức cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí… Tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động để tập trung đầu tư cho phát triển du lịch, để kinh tế du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đảng bộ lần thứ XIV, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình đã đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu do Đại hội XIV đề ra. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2005 đạt (11,9%) [56, tr.13]. Năm 2005 cơ cấu tổng sản phẩm các ngành dịch vụ chiếm 33,41% (mục tiêu 30%).

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp, giá trị sản xất công nghiệp tăng 2,7 lần so với năm 2000, ngành du lịch đã có bước tăng trưởng về quy mô, tốc độ, chất lượng, đánh dấu một bước ngoạt mới của du lịch Ninh Bình. Nếu năm 2000 tổng doanh thu du lịch đạt 28 tỷ đồng thì năm 2005 đạt 63,17 tỷ đồng, đạt 103,57% kế hoạch, tăng 23,88% so với cùng kỳ năm 2004, khách du lịch đạt 1.021.236 lượt khách, đạt 102,12%, trong đó khách quốc tế là 329.847 lượt, đạt 106,4% kế hoạch [32].


Bảng 2.2. Kết quả hoạt động Du lịch Ninh Bình 2001 - 2005


Các chỉ tiêu

ĐVT

2001

2002

2003

2004

2005

Khách du lịch

Lượt

510.700

647.072

739.671

877.343

1.021.236

Trong đó:







Khách quốc tế


159.850

254.375

218.805

287.900

329.847

Khách nội địa


350.850

392.697

520.866

589.443

691.389

Tổng doanh thu

Tỷ đồng

30,56

40,41

41,61

51,00

63,17

Nộp ngân sách

Tr.đồng

3.500

4.637

4.500

6.060

7.463

Số cơ sở lưu trú du lịch:

Phòng

19

21

20

30

41

Trong đó: Số khách sạn


1/103

1/103

5/196

6/243

8/283

đạt sao







Số phòng


335

385

455

529

639

Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình

Như vây chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV về du lịch được triển khai và bước đầu đạt kết quả. Đã xây dựng được quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch; lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày một tăng, trong đó có du lịch nước ngoài tăng 59%. Các dự án du lịch trọng điểm như: Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, hồ Đồng Chương, hồ Yên Thắng, khu du lịch sinh thái Vân Long được tập trung chỉ đạo, xây dựng, thu hút các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư và khai thác.

Những thành tựu mà Đảng bộ và Nhân dân Ninh Bình đạt được trong thời gian năm 2001-2005 là do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh sớm cụ thể hóa các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương. Bên cạnh đó các cơ chế, chính sách của tỉnh ban hành phù hợp với thực tiễn ở địa phương Ninh Bình, phát huy được các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án du lịch từ nhiều năm trước đang từng bước phát huy tác dụng.


Tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt tồn tại và những chuyển biến của thời đại đã và đang yêu cầu những đường hướng và chính sách mới cho sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nói chung và kinh tế du lịch Ninh Bình nói riêng. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX (1-2006). Sau khi nêu lên những thành tựu, hạn chế trong 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV và phân tích những thời cơ và thách thức trong giai đoạn mới. Đại hội đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp trong 5 năm tới (2005 - 2010) trong đó đánh giá cao vai trò của ngành kinh tế du lịch nhằm thúc đẩy kinh tế du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đảng bộ đã xác định xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2010, doanh thu du lịch đạt 350 tỷ đồng (trong tổng số mức bán lẻ và doanh thu du dịch vụ tiêu dùng xã hội là 6.450 tỷ đồng). Đại hội cũng đề ra giải pháp phát triển du lịch cho đến năm 2010 đó là:

- Bổ sung quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2010, xây dựng quy hoạch chi tiết và quản lý chặt chẽ việc đầu tư xây dựng từng khu du lịch, điểm du lịch.

- Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung chính sách để thu hút các nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa, tôn tạo các di tích danh thắng. Xây dựng, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư. Kêu gọi đầu tư, tập trung xây dựng khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch Tràng An thành điểm nhấn du lịch của tỉnh.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án khu du lịch sinh thái Linh Cốc - Hải Nham, hồ Đồng Chương, hồ Yên Thắng, hồ Yên Đồng, khu du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Cúc Phương, Kênh Gà - Vân Trình. Nâng cao hiệu quả công tác quảng bá và xúc tiến du lịch. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch, dịch vụ. Có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các nhà đầu tư, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ du lịch [56, tr.66].

Để tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động các nguồn lực, phát triển toàn diện kinh tế du lịch. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX,


Thông báo Kết luận số 192-TB/TU ngày 28/7/2006 của Ban thường vụ Tỉnh ủy “Về tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của Ban Thường vụ khóa XIV về phát triển du lịch đến 2010” đã khảng định: “Phải thực sự coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh”.

Trên tinh thần của Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX, tỉnh Ninh Bình phấn đấu đến năm 2015 đón 3.000.000 lượt khách du lịch trở lên, trong đó có 1.000.000 lượt khách quốc tế; thu hút 900.000-1.000.000 trở lên khách lưu trú tại Ninh Bình, trong đó có 350.000-400.000 khách quốc tế. từ năm 2015 trở đi, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân 10%/năm. Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cho du lịch, đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên. Phấn đấu đến năm 2015, tổng số khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng từ 3 sao tăng thêm so với năm 2008 là 20 khách sạn với 2.500 phòng. Đồng thời quan tâm đúng mức việc phát triển các làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê để phát triển loại hình du lịch ở nhà dân (Homestay). Thu nhập từ du lịch đến năm 2015 đạt 1.500 tỷ đồng, các năm tiếp theo tăng trưởng bình quân 15%/năm. Thu nhập từ du lịch năm 2020 trở đi chiếm trên 10% GDP của toàn tỉnh.

Năm 2008 là những năm đầu tiên thực thực hiện đường lối chỉ đạo của Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX, du lịch Ninh Bình đã có đã có bước phát triển ổn định và bền vững một phần nhờ các sự kiện nội bật như: Tuần lễ du lịch Ninh Bình, Đại lễ Phật Đản Liên hiệp quốc năm 2008... Đây là dịp tuyên truyền, quảng bá đậm nét về truyền thống lịch sử, văn hóa, du lịch, tiềm năng, thế mạnh, về đất và người Ninh Bình. Từ đó kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư xúc tiến các chương trình liên doanh, liên kết đưa du lịch Ninh Bình trở thành môt ngành kinh tế mũi nhọn, có sự phát triển bền vững, tạo thành một điểm nhấn riêng về mảnh đất Ninh Bình. Để hoàn thành nhiệm vụ to lớn của ngành kinh tế du lịch, các chính sách bổ trợ khác cũng đã được tỉnh chỉ đạo thực hiện đó là vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện đúng tiến độ thi công và đảm bảo chất lượng các hạng mục công trình tại các Khu du lịch Tràng An, Khu văn hóa tâm


linh chùa Bái Đính, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động. Doanh thu năm 2008 đạt 162,1 tỷ đồng; khách du lịch đến Ninh Bình tăng 20,9% so với năm 2007.

Bảng 2.3. Tổng lượng khách du lịch đến Ninh Bình 2004 - 2008

Đơn vị : Ngàn người


Năm

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng lượng khách

877.343

1021.236

1186.988

1518.559

1900.888

Khách quốc tế

287.9

329.847

375.017

457.92

584.4

Khách nội địa

589.443

691.389

811.971

1060.639

1316.488

Nguồn: Cục Thống kê Ninh Bình

Tóm lại, ngày từ khi tái lập tỉnh, Đảng bộ Ninh Bình đã sớm xác định tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của tỉnh và tạo điều kiện để du lịch dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung. Bên cạnh đó tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bước đầu đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong tỉnh, đặc biệt là sự phối hợp giữa Sở Văn hóa - Thể thao - Du Lịch với các cơ sở trong quản lí điều hành hoạt động du lịch, tháo gỡ khó khăn còn vướng mắc. Nhận thức về phát triển du lịch trong các tầng lớp dân cư đã được nâng cao lên một bước và tạo điều kiện thuận lợi về nhiều mặt, hỗ trợ cho hoạt động du lịch. Và qua các kỳ đại hội từ Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, XIII, XIV, XIX, những đường lối, chính sách ngày càng được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với đường lối và chính sách chung của Đảng và đáp ứng những yêu cầu cấp bách của địa phương. Những tiềm năng du lịch to lớn của tỉnh đang được đánh thức, khai thác một cách có hiệu quả đang hướng tới sự bền vững, ngành kinh tế du lịch đang khảng định vị trí mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

2.3.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đối với ngành kinh tế du lịch từ (1992 - 2008)

2.3.2.1. Công tác kiện toàn bộ máy nhà nước về du lịch

Sau khi tỉnh Ninh Bình được tái lập (năm 1992), UBND tỉnh đã ra Quyết định số 160/QĐ/UB ngày 7/5/1992 về việc thành lập Công ty du lịch tỉnh Ninh


Bình. Đây là cơ sở bước đầu trong việc phát triển kinh tế du lịch. Thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25/01/1995 UBND tỉnh Ninh Bình đã có Quyết định số 87/QĐ-UB về việc thành lập Sở Du lịch. Đây là cơ quan tham mưu cho tỉnh ban hành các văn bản, quy định quản lý ngành du lịch, triển khai các chủ trương đường lối phát triển du lịch của tỉnh đến các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Qua các kỳ đại hội của Đảng bộ tỉnh, công tác kiện toàn bộ máy nhà nước về du lịch ngày càng được hoàn thiện.

Để quản lý trực tiếp những hoạt động kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng, UBND tỉnh tiến hành kiện toàn và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh khi thành lập các Ban quản lý khu du lịch trực thuộc Sở du lịch trên cơ sở kinh nghiệm và mô hình thành công của Ban quản lý khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (hoạt động vào tháng 10/2006).

Công tác kiện toàn bộ mày quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh xuống đến huyện đã được từng bước triển khai. UBND tỉnh đã đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, cụ thể hóa các văn bản luật, các văn bản quản lý khai thác tài nguyên du lịch có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp tạo nên hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động khai thác tài nguyên du lịch. Năm 2006 huyện Gia Viễn thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch của huyện, Ban chỉ đạo ra đời đã hoạt động tích cực trong hoạt động phát triển kinh tế du lịch tại địa phương. Sở Du lịch cũng tạo điều kiện cho UBND các huyện, thị xã tham gia đóng góp xây dựng quy hoạch du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là nghiên cứu hang động phục vụ phát triển du lịch.

Năm 2002 Tổng cục Du lịch quy định về việc thành lập các Ban thanh tra du lịch trên các tỉnh trên cả nước. Ban thanh tra tỉnh Ninh Bình đã ra đời với nhiệm vụ kiểm tra giám sát các hoạt động của tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch sao cho đúng pháp luật, đúng quy định của ngành. Hàng năm ban thanh tra tiến hành nhiều đợt kiểm tra định kỳ và không định kỳ về chất lượng địch vụ, sản phẩm, giá cả, vệ sinh an toàn… Đối với toàn bộ các cơ sở du lịch trên địa bàn tỉnh đã nhác nhở, cảnh cáo, xử phạt hàng trăm vụ vi phạm lập lại trật tự du lịch, làm tăng lòng tin của du khách.


Trước những biến đổi nhanh mạnh của tình hình trong và ngoài tỉnh, để phù hợp với tình hình mới UBND tỉnh đã quyết định hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch, Sở Văn hóa Thông tin thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo Quyết định số 422/QĐ - UBND ngày 03/03/2008.

Hiện nay Ninh Bình vẫn đang tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ tỉnh đến huyện, hoàn chỉnh hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh trong quản lý quy hoạch và phát triển du lịch. Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển du lịch của tỉnh.

2.3.2.2. Công tác quy hoạch phát triển du lịch

Trong chiến lược phát triển du lịch, Đảng bộ Ninh Bình luôn quan tâm đến công tác xây dựng quy hoạch phát triển du lịch. Bởi vì công tác này được thực hiện tốt có thể làm gia tăng những lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà du lịch có thể đem lại cho cộng đồng. Công tác này thực hiện không tốt có thể dẫn đến sự phát triển du lịch thiếu tính kiểm soát.

Xác định tầm quan trọng của công tác quy hoạch phát triển du lịch, nên ngay sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã bắt tay vào công tác xây dựng quy hoạch tổng thể, được thể hiện ở Quyết định số 949/QĐ-UB ngày 22/09/1995 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 1995 - 2010. Đây chính là tiền đề làm cơ sở cho quá trình xây dựng và phát triển du lịch của tỉnh.

Về việc triển khai quy hoạch chi tiết các vùng, các khu du lịch cũng được tỉnh chỉ đạo triển khai đồng bộ và thu hút khá nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước như: khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, hồ Đồng Chương, Vân Long, Kênh Gà - Vân Trình, Cố đô Hoa Lư, hang động Tràng An, khu sân sân golf - hồ Yên Thắng, khu du lịch hồ Yên Đồng…

Từ chỗ chỉ khai thác các sản phẩm tự nhiên và di tích lịch sử văn hóa, từ năm 2001 đến năm 2004 đã có 38 dự án lớn đầu tư phát triển du lịch, trong đó có 34 dự án của các thành phần kinh tế, 4 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Riêng năm 2008 có 8 dự án được chấp thuận đầu tư với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/08/2022