Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Ở Tỉnh Hòa Bình Trước Năm 2006


đó có 6 dân tộc có số dân đông nhất là Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Hmông. Dân tộc Mường chiếm 63% dân số toàn tỉnh (chiếm 84.3% đến 90.2% dân số các huyện). Dân tộc kinh chiếm 31% dân số toàn tỉnh, còn lại là các dân tộc khác, sinh sống ở hầu khắp các huyện trong tỉnh. Đa phần dân số trong độ tuổi lao động. Quy mô dân số và lực lượng lao động của tỉnh sẽ đặt ra nhu cầu lớn về đời sống văn hóa, đặc biệt là loại hình văn hóa công cộng, loại hình văn hóa nghệ thuật mới và thông tin.

Hòa Bình tự hào là quê hương của nền văn hóa Hòa Bình - nền văn hóa của cư dân nông nghiệp sơ khai cách đây hàng vạn năm, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hình thành, phát triển của loài người. Từ nền văn hóa Hòa Bình qua nền văn hóa Bắc Sơn đến Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn in đậm dấu ấn tại nhiều di chỉ khảo cổ trên đất Hòa Bình, chứng tỏ cư dân trên đất Hòa Bình đã góp phần xây dựng nền văn minh nông nghiệp của đất Việt.

Các dân tộc tụ cư trên đất Hòa Bình có sắc thái văn hóa riêng, thể hiện qua nhiều phương diện: kho tàng văn học dân gian, dân ca, các lễ hội truyền thống, trang phục… Song nhân dân các dân tộc miền núi đều có đặc trưng chung là cần cù lao động, nghị lực, thật thà, chân chất, giàu lòng nhân ái và mến khách.

Cùng chung sức đồng lòng với nhân dân cả nước trong tiến trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, lại sống ở địa bàn có vị trí quan trọng, địa thế hiểm yếu nên nhân dân các dân tộc Hòa Bình có truyền thống yêu nước đấu tranh rất lâu đời. Ngay từ những năm đầu công nguyên, nhiều thủ lĩnh và nhân dân trong vùng đã tham gia cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng chống quân xâm lược Đông Hán khi hai bà Trưng lập căn cứ huyện Lương Sơn. Tiếp đó nhân dân Hòa Bình đã có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân Minh vào thế kỷ XV, chống quân Mãn Thanh thế kỷ XVIII. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hòa Bình đã cùng nhân dân cả nước chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc.

Không chỉ có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, nhân dân Hòa Bình còn có truyền thống đấu tranh chống ách áp bức bóc lột của triều đình phong kiến thối nát. Đất Hòa Bình từng là căn cứ của các cuộc khởi nghĩa nông dân do


Phùng Tuân, Phùng Chương lãnh đạo (nửa cuối thế kỷ XV), cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng (nửa đầu thế kỷ XVIII), khởi nghĩa của Lê Duy Lương (nửa cuối thế kỷ XIX).

Người Hòa Bình có đời sống văn hóa tinh thần phong phú với sự đan xen các sắc thái văn hóa của nhiều dân tộc. Hòa Bình được gọi là tỉnh Mường với đúng nghĩa đen của nó để chỉ nơi tập trung sinh sống đông đảo nhất của người Mường. Nói đến văn hóa Hòa Bình không thể không nói đến văn hóa của người Mường. Một trong những giá trị văn hóa đặc sắc nhất của người Mường Hòa Bình phải kể đến Mo Mường. Mo Mường là áng sử thi không chỉ nói về sinh hoạt cộng đồng của người Mường trước sự chia lìa vĩnh viễn của một thành viên trong Mường, mà còn bao gồm cả một triết lý sống, lịch sử hình thành và phát triển của bộ tộc Mường, cũng như những tâm tư tình cảm khát vọng cháy bỏng của những con người đã và đang sinh sống trên vùng đất này. Nói đến văn hóa Hòa Bình không thể không kể đến các dân tộc khác đã sinh sống ở đây. Có thể nói đến các điệu dân ca Thái, đặc biệt là các điệu xòe và sử thi đồ sộ Ẳm ệt, các sinh hoạt lễ nghi phong phú của người Dao, điệu khèn say đắm lòng người của người Hmông…

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phục hồi. Sự phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống cho thấy sự đặc sắc của văn hóa Hòa Bình và sự coi trọng những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng. Điều này góp phần tạo nên sự phong phú cho đời sống văn hóa, đồng thời là nhân tố tích cực trong xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội đã tạo nên một số đặc thù tác động vào quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hòa Bình là:

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, là tỉnh có vị trí chiến lược, có nhiều công trình kinh tế quốc phòng quan trọng.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 - 3

Là một tỉnh miền núi, trình độ phát triển kinh tế của Hòa Bình chưa cao, còn có nhiều hạn chế về tiềm lực đầu tư cho phát triển. Về cơ bản, Hòa Bình vẫn là một


tỉnh có cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp, đang chuyển dịch sang hướng công nghiệp và dịch vụ, tốc độ đô thị hóa còn chậm. Kết cấu kinh tế xã hội này đã quy định những điều kiện và đặc điểm của quá trình xây dựng đời sống văn hóa trong tỉnh.

Hòa Bình là cái nôi của văn hóa Việt - Mường cổ, là một trong số ít vùng đất có nền văn hóa lâu đời ở Việt Nam, vùng đất chứa đựng nhiều nét văn hóa, những tập quán đặc sắc của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, là cơ sở để bảo tồn xây dựng phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, hệ thống sông, hồ, rừng, các di sản vật thể và phi vật thể phong phú, Hòa Bình có thể xây dựng được bản sắc, sự khác biệt về mặt văn hóa và du lịch, góp phần xây dựng cốt cách văn hóa của con người Hòa Bình, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.1.2. Thực trạng đời sống văn hóa ở tỉnh Hòa Bình trước năm 2006

Trong xây dựng đời sống văn hóa, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã có những chỉ đạo sát sao nhằm từng bước xóa bỏ những tàn dư lạc hậu của chế độ cũ để lại và dần xác lập những yếu tố mới của nền văn hóa XHCN.

Thời kì chung tỉnh Hà Sơn Bình, Đại hội đại biểu tỉnh Hà Sơn Bình lần I (1977) đã xác định phương hướng nhiệm vụ 2 năm 1977 - 1978 và đến năm 1980 là: “Tăng cường đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc… tiến hành mạnh mẽ và đồng thời ba cuộc cách mạng… Phấn đấu xây dựng Hà Sơn Bình thành tỉnh giàu đẹp và kiên cường cách mạng” [6, tr. 498]. Đại hội nhấn mạnh trong 2 năm 1977 - 1978, phấn đấu đạt các mục tiêu cơ bản, trong đó phải “Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động”.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Sơn Bình lần II (1979) tiếp tục xác định mục tiêu nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đến năm 1980, công tác văn hóa và thông tin cổ động có bước phát triển, từng bước góp phần xây dựng nền văn hóa mới, gia đình văn hóa mới và con người mới XHCN. Cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa mới, cải tạo phong tục tập quán cũ và xóa bỏ tệ nạn mê tín dị đoan được các cấp ủy Đảng chính quyền và đoàn thể quan tâm lãnh


đạo. Tuy nhiên, trước tình hình sản xuất và đời sống nhân dân có khó khăn, hiện tượng tiêu cực có chiều hướng phát triển như mê tín dị đoan, đánh bạc… Để khắc phục các hiện tượng tiêu cực, ngày 06/2/1980 Ban thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 03-CT/TU về “Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống mới” nhằm xây dựng cuộc sống mới, con người mới XHCN. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xác định trước mắt thực hiện tốt hai nội dung: Xây dựng nếp sống lao động mới và đưa cái đẹp vào cuộc sống; thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị 244 của Ban Bí thư Trung ương và Quyết định số 56 của Chính phủ, xây dựng nếp sống mới trong việc cưới việc tang.

Quán triệt Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trong năm 1980, Ban vận động nếp sống văn hóa mới được thành lập. Các huyện đã nghiên cứu bàn bạc, ra nghị quyết, đồng thời triển khai công tác này một cách tích cực.

Từ năm 1981 - 1985, dù đời sống nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình rất khó khăn, song các mặt văn hóa, xã hội vẫn đạt được những bước tiến quan trọng. Công tác văn hóa - thông tin, báo chí, truyền thanh đã tập trung vào tuyên truyền giải thích những chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước mới ban hành, giáo dục nhân dân nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các luận điệu chiến tranh tâm lí của địch, phê phán các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Năm 1981, toàn tỉnh có 18 đài truyền thanh huyện, thị xã, 150 đài cơ sở, 126 đội thông tin lưu động. Ở các huyện miền núi Hòa Bình có trên 6000 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa mới [6, tr. 551]. Phong trào thể dục thể thao có nhiều cố gắng. Các môn vật, bóng đá, bóng bàn… được nhiều người tham gia luyện tập. Những thành tích trên lĩnh vực văn hóa từ 1981 đến 1985 khẳng định những biến đổi tích cực, sâu sắc trong đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Sơn Bình, góp phần tạo nên những con người mới trong lao động sản xuất và chiến đấu.

Những năm 1986 - 1991, các hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền và phát thanh được chỉ đạo tập trung vào phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn, xây dựng nếp sống văn hóa mới, đấu tranh chống tiêu cực… Hai năm một lần, tỉnh tổ chức thành công ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc, các hội diễn văn nghệ quần chúng; tổ chức và tham gia các triển lãm thành tựu kinh tế, văn hóa. Các huyện thị


trong tỉnh đều chỉ đạo có kết quả phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Ở 308 cơ sở xã, phường trong tỉnh có trên 300.000 người tập luyện thể dục thường xuyên [6, tr. 601]. Dù có nhiều tiến bộ trong đời sống văn hóa, song các tệ nạn xã hội còn nhiều, nhất là các hủ tục trong ma chay cưới xin, khôi phục đình chùa miếu mạo, nhà thờ mang tính mê tín có chiều hướng phát triển. Đạo đức xã hội nhiều mặt suy thoái. Tệ nạn nghiện hút, mại dâm trỗi dậy ở các địa bàn thị xã.

Để đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, đưa Nghị quyết Đại hội VII của Đảng vào cuộc sống, phấn đấu thực hiện “dân giàu, nước mạnh”, tháng 9/1991 Quốc hội quyết định chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây.

Tháng 3/1992 Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần XI đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đảng bộ trong những năm 1991 - 1995, trong đó có mục tiêu “Nâng cao chất lượng y tế, văn hóa giáo dục, tăng cường sức khỏe cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh” [6, tr. 621]. Tháng 3/1993 Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) họp quán triệt tinh thần và nội dung các nghị quyết Hội nghị Trung ương 4. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của tỉnh, Hội nghị đề ra kế hoạch và biện pháp cụ thể thực hiện nghị quyết Trung ương 4 về lĩnh vực văn hóa - văn nghệ là: “Đẩy mạnh hoạt động sáng tác văn thơ, ca, kịch phục vụ nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, sinh đẻ kế hoạch… chống lại các hủ tục mê tín dị đoan; Phấn đấu 50% số xã có đội thông tin, đội cồng chiêng, đội bóng, 30% số xã có đội điền kinh, mỗi xã có 1 đội văn nghệ, mỗi huyện có một đội thông tin lưu động” [6, tr. 635].

Tháng 5/1996 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần XII đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 1996 - 2000, trong đó nhấn mạnh “Phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững an ninh quốc phòng” [6, tr. 669]. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XII đề ra những nhiệm vụ cơ bản cho công tác văn hóa - thông tin, phát thanh truyền hình, truyền thanh, thể thao là “Tập trung tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; biểu dương người tốt việc tốt, những điển hình kinh tế làm ăn có hiệu quả; phổ biến kiến thức khoa học, kĩ thuật,


tuyên truyền pháp luật, đồng thời phê phán những thói hư tật xấu, những tập tục lạc hậu, chống mê tín dị đoan, luận điệu xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, chống 4 nguy cơ, chống văn hóa phẩm đồi trụy, phản động. Mở các hội thi văn nghệ, ca múa, xây dựng các đội thông tin quần chúng với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, phản ánh đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong các trường học và xã hội…”. Năm 1999, có 100% số xã phường, thị trấn trong tỉnh, 30% số làng bản xây dựng được quy ước của địa phương kết hợp với quy chế dân chủ ở cơ sở. Cuối năm 2000, toàn tỉnh có 78.252 hộ gia đình (48.75%), 459 làng, bản (24.56%), 231 trường học, 58 khu tập thể được công nhận đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hóa [6, tr. 706].

Tháng 1/2001 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần XIII đã xác định mục tiêu phương hướng của Đảng bộ tỉnh giai đoạn 2001 - 2005. Đại hội đề ra 8 nhiệm vụ cụ thể trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội… và quyết định 10 giải pháp thực hiện các nhiệm vụ, trong đó có giải pháp về văn hóa là: “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng văn hóa, xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa” [6, tr. 739]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các hoạt động văn hóa thông tin được duy trì và phát triển phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh với các hình thức phong phú, đa dạng. Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở phát triển sâu rộng và có tác dụng thiết thực. Năm 2005, toàn tỉnh có 60% số hộ; 47.6% xóm, bản; 73% trường học, 59% khối cơ quan huyện, thị và 80% đơn vị trong lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn văn hóa [26, tr. 37]. Phong trào thể thao quần chúng được mở rộng. Số người luyện tập thể thao chiếm 16% dân số toàn tỉnh. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh mở thêm nhiều chuyên mục mới, tăng thời lượng phát sóng, từng bước đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhân dân. Đặc biệt năm 2005, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã phát chương trình tiếng Mường trên cả hai hệ phát thanh và truyền hình, góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của đông đảo nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Trong những năm 1975 - 2005, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hòa Bình, công tác xây dựng đời sống văn hóa đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên


vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế như: Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa chưa thật vững chắc, còn nặng về hình thức. Các thiết chế văn hóa phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí còn thiếu, chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Đội ngũ làm công tác văn hóa, nhất là ở các làng, bản có trình độ cao còn ít, chưa phát huy hết vai trò của mình. Hoạt động văn hóa thể thao chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Các hủ tục trong việc cưới, việc tang vẫn còn tồn tại…

Những hạn chế trên đặt ra yêu cầu bức thiết, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Hòa Bình phải có những chủ trương, chính sách và biện pháp phù hợp để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, tỉnh mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

1.2. Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2010

1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình

1.2.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Tháng 4 năm 2006, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã diễn ra. Với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật để kiểm điểm đánh giá khách quan, toàn diện những thành tựu, yếu kém khuyết điểm, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2001 - 2005), chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001 - 2010), từ đó tiếp tục phát triển và hoàn thiện đường lối, quan điểm, định ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm giai đoạn (2006 - 2010). Đại hội xác định mục tiêu tổng quát giai đoạn 2006 - 2010 là: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được sự chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập chủ


quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Đại hội nêu các nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Một trong các nhiệm vụ đó là “Tạo chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hóa, đạo đức và lối sống; kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao thể chất và sức khỏe nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường” [23, tr. 187]. Đại hội đã tiếp tục khẳng định những quan điểm cơ bản của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa được nêu lên trong các văn kiện trước đây và nhấn mạnh tư tưởng phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội. Đảng khẳng định “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” [23, tr. 106].

Trong chiến lược phát triển kinh tế 10 năm (2001 - 2010), việc đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa đã được xác định là “làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thồng của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân” [23, tr. 213]

Đại hội đã đưa ra các định hướng về phát triển văn hóa: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến, thúc đẩy sáng tạo văn hóa và xây dựng thiết chế văn hóa. Đặc biệt nâng cao văn hóa lãnh đạo và quản lý, văn hóa trong kinh doanh… chống những hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa.

Đẩy mạnh việc xây dựng đời sống văn hóa đại chúng và môi trường văn hóa lành mạnh. Bồi dưỡng các tài năng văn hóa, khuyến khích sáng tạo nhiều tác phẩm

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí