Hoạt Động Chỉ Đạo Công Tác Bảo Tồn Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa


hết các thôn, bản, xã, huyện đều thành lập các đội văn nghệ quần chúng, hoạt động thường xuyên và thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Năm 2006, toàn tỉnh có 1.095 đội văn nghệ quần chúng ở các khu vực dân cư, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang và các cơ quan. Hàng năm, các cơ sở, huyện, thị, cơ quan đã tổ chức nhiều buổi biểu diễn, liên hoan văn hóa nghệ thuật - thông tin tuyên truyền, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, góp phần tích cực trong việc vận động toàn dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa, cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân; góp phần gìn giữ và phát huy vốn văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc ở địa phương [59, tr. 4]. Đến năm 2010, toàn tỉnh có 210 đội văn nghệ xã, phường, thị trấn; 1.974 đội văn nghệ quần chúng thôn bản tại cơ sở; tổ chức được 9.734 buổi biểu diễn, ước phục vụ 2,8 triệu lượt người xem [97, tr. 3].

Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức nhiều hội thi, hội diễn từ tỉnh đến cơ sở; duy trì hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa tại cơ sở, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Điều đáng chú ý là các hội thi, hội diễn văn nghệ ở cơ sở đã huy động được nhiều lực lượng xã hội tham gia với chất lượng nghệ thuật ngày càng cao, cho thấy tiềm năng và nhu cầu của nhân dân về lĩnh vực này rất lớn. Nhân dân tham gia ngày càng nhiều vào các sinh hoạt văn nghệ tại cộng đồng dân cư góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống văn hóa ở cơ sở phát triển.

Bên cạnh hoạt động văn nghệ quần chúng là hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp cũng được quan tâm phát triển. Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã tổ chức hàng trăm buổi biểu diễn phục vụ các ngày lễ lớn, các nhiệm vụ chính trị của địa phương và phục vụ nhân dân ở các xã vùng cao, vùng sâu.

Phong trào văn hóa nghệ thuật phát triển mạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy lùi tệ nạn xã hội, nâng cao dân trí, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

1.2.2.3. Hoạt động chỉ đạo công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa


Công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy và phát triển các di sản, giá trị văn hóa các dân tộc là công tác được Đảng bộ tỉnh quan tâm chỉ đạo. UBND tỉnh đã ban hành Quy chế bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, danh thắng và Quy chế phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cơ sở và được nhân dân hưởng ứng.

Về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể:

UBND tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức kiểm kê, đánh giá, phân loại 176 địa chỉ di tích, danh thắng (trong đó có 37 di tích cấp quốc gia, 20 di tích cấp tỉnh). Bảo vệ và từng bước phát huy tốt giá trị các di tích, danh thắng trong địa bàn; kết hợp tốt công tác bảo vệ và khai thác giá trị văn hóa du lịch, tín ngưỡng, điển hình như các di tích: Chùa Tiên huyện Lạc Thủy, Chùa Hang huyện Yên Thủy… Công tác trùng tu tôn tạo di tích được quan tâm. Đến năm 2009, đã có 22 di tích được đầu tư trùng tu, tôn tạo bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia [65, tr. 5].

Công tác bảo tồn, bảo tàng được coi trọng với nhiều hình thức: Tổ chức trưng bày tại chỗ và lưu động theo các chủ đề lịch sử; đầu tư bảo quản và chế bản một số hiện vật bảo tàng có giá trị như: di cốt Đười ươi (Pongo), xác ướp Ba ba có tuổi thọ hàng trăm năm… Tỉnh đã tích cực đầu tư cho công tác sưu tầm các di vật, cổ vật trong địa bàn tỉnh; công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Mường luôn được quan tâm. Đến năm 2009, có 9.968 chiếc cồng chiêng của người Mường Hòa Bình được lưu giữ trong nhân dân [65, tr. 5].

Về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Công tác nghiên cứu khoa học đối với lĩnh vực này được tỉnh quan tâm đầu tư; bình quân mỗi năm tỉnh đầu tư thực hiện từ 01 đến 02 đề tài, ngoài những đề tài tiêu biểu đã nghiên cứu như: Đám tang và Lễ mừng cơm mới của dân tộc Mường, Lễ hội Chá Chiêng của dân tộc Thái. Từ năm 2006 đến 2010 tỉnh đã đầu tư nghiên cứu các đề tài: Lễ cưới cổ truyền của người Thái huyện Mai Châu; kiểm kê phong tục tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc trong tỉnh; Lễ cưới xin cổ truyền người


Mường; Sưu tầm nghề thủ công rèn đúc của người Mông ở xã Pà cò, huyện Mai Châu…

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đầu tư hàng tỷ đồng để khuyến khích một số đề tài nghiên cứu văn hóa như: Nghệ thuật múa Mường, đám cưới dân tộc Dao; Đĩa mo trong đám tang Mường Bi….

Các hình thức truyền dạy văn nghệ dân gian mang tính tự phát có dấu hiệu phát triển ở các huyện Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu… được con em các dân tộc hưởng ứng tham gia. Thông qua các đề án hỗ trợ của Viện nghiên cứu âm nhạc Việt Nam, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ các lớp truyền dạy đó, tiêu biểu như: Lớp truyền dạy âm nhạc truyền thống của nghệ nhân Bùi Thu Hình ở cụm văn hóa Mường Vang (Lạc Sơn), lớp truyền dạy nghệ thuật đánh cồng, chiêng của nghệ nhân Đinh Kiều Dung ở huyện Kim Bôi.

Đảng bộ tỉnh và các cơ quan chức năng đã gắn công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa với các chương trình, dự án, chính sách về dân tộc trên địa bàn tỉnh, làm thay đổi nhanh chóng và cơ bản diện mạo của nông thôn vùng dân tộc miền núi. Trong năm 2007 - 2008, UBND tỉnh đã tổ chức đoàn công tác mở Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và Rumani, đã thu hút được sự quan tâm của gần 1000 nhà đầu tư, các cơ quan thông tấn, báo chí nước ngoài. Sau các hội nghị, đã có nhiều nhà đầu tư đăng ký dự án đầu tư vào tỉnh, trong đó có một số dự án đầu tư vào lĩnh vực khôi phục, phát triển nghề truyền thống, khai thác giá trị, nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường.

Ngoài ra, tỉnh cũng đẩy mạnh các hoạt động thông tin đối ngoại, quảng bá, giới thiệu các di tích, danh lam, thắng cảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và sách báo. Xuất bản cuốn Địa chí Hòa Bình, cuốn “Hòa Bình thế và lực thế kỷ XXI”, tái bản cuốn Người Mường ở Hòa Bình; thành lập Báo Điện tử Hòa Bình và 4 trang thông tin của các ngành giới thiệu tiềm năng phát triển và bản sắc văn hóa các dân tộc Hòa Bình [65, tr. 7].


Nhìn chung, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, các ban ngành chức năng và nhân dân các địa phương trong toàn tỉnh đã có nhiều hoạt động hiệu quả thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc

1.2.2.4. Hoạt động chỉ đạo công tác xây dựng gia đình, làng xã, cơ quan đơn vị văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Hòa Bình luôn nhận thức được việc vận động nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia xây dựng phong trào “Gia đình văn hóa” là một trong những nội dung quan trọng mang yếu tố quyết định đến sự phát triển chung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Với mục đích xây dựng gia đình hòa thuận, bình đẳng ấm no hạnh phúc, tiến bộ, góp phần vào việc phát triển kinh tế... phong trào xây dựng gia đình văn hóa với nhiều mô hình, cách làm hay đã đạt được kết quả đáng khích lệ.

Bảng 1.1: Số lượng gia đình đạt gia đình văn hóa 3 năm liên tục (2005-2010)


Giai đoạn

Số gia đình đạt gia đình văn hóa 3 năm liên tục

2005-2007

15.097

2006-2008

38.759

2008-2010

46.046

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 - 5

[Nguồn: 99, tr. 12]

Nhân dân đồng tình, hưởng ứng phong trào, từ việc đăng ký đến việc bình xét danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm được tiến hành công khai, dân chủ, bình đẳng. Số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa năm sau luôn cao hơn năm trước. Số gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa đạt 3 năm liền cũng liên tục tăng

Nhiều gia đình văn hóa tiêu biểu được huyện, thành phố, tỉnh khen thưởng, tạo nên không khí vui tươi phấn khởi ở các địa phương.

Phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa.


Phong trào xây dựng làng văn hóa với nòng cốt là xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư tiên tiến ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Phong trào đã góp phần tích cực, tạo ra những chuẩn mực văn hóa, nếp sống văn hóa thấm sâu vào từng người dân, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng dân cư. Đến năm 2010, 72% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; công tác phòng chống các dịch bệnh, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm. 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã, hàng trăm km đường liên thôn, liên xóm được bê tông hóa, các công trình văn hóa, thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư xây dựng, tạo điều kiện đi lại thuận lợi nhằm phục vụ có hiệu quả nhu cầu, lợi ích của nhân dân.

Năm 2008, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị biểu dương và khen thưởng 89 làng văn hóa xuất sắc, có 03 làng văn hóa tiêu biểu là: Thôn 7 xã Phú Lão huyện Lạc Thủy, Thôn Bôi Cả xã Nam Thượng huyện Kim Bôi, Bản Lác xã Chiềng Châu huyện Mai Châu được bình chọn đi dự Hội nghị tổng kết 20 năm phong trào xây dựng làng văn hóa và Lễ tuyên dương làng văn hóa tiêu biểu Toàn quốc năm 2009.

Phong trào xây dựng cơ quan đơn vị văn hóa đã được các cấp uy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo và vận động cán bộ, công nhân viên chức tích cực hưởng ứng tham gia, từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Năm 2010, toàn tỉnh Hòa Bình có 1.291 tổ chức công đoàn thuộc 11 Liên đoàn lao động huyện, thành phố; 06 công đoàn ngành và công đoàn viên chức tỉnh đã thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ quan. Cán bộ, công nhân viên chức - lao động, đoàn viên công đoàn đã được tạo điều kiện tham gia vào việc xây dựng kế hoạch công tác của cơ quan và thực hiện nhiệm vụ của mình, đồng thời tham gia phong trào thi đua yêu nước gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. 100% cơ quan, doanh nghiệp tổ chức thực hiện tốt nội quy, quy chế hoạt động cơ quan, doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức - lao động có tác phong làm việc văn minh, hiệu quả. Nhiều cơ quan có trang phục riêng cho người lao động và tổ chức khám sức khỏe định kì cho cán bộ, công nhân viên chức lao động.


Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhiệt tình hưởng ứng. Năm 2009, tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương các cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa tiêu biểu xuất sắc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2005 - 2009, có 83 cơ quan đơn vị, trường học tiêu biểu xuất sắc được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen.

Phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa có tác dụng tích cực trong việc củng cố tổ chức, hoạt động của hệ thống chính quyền cơ sở, của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, phát huy tốt vai trò làm chủ của người lao động, gắn kết quần chúng nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức - lao động với Đảng, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân.

Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các cấp, các ngành đã gắn việc triển khai, thực hiện Chỉ thị 27 với việc triển khai thực hiện Chương trình 341, Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo Quyết định số 308/2005/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 20/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và kế hoạch của UBND tỉnh, các cấp, các ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đã triển khai công tác tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức và biện pháp tích cực, nhất là việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và lễ hội tới từng cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cư để đạt kết quả tốt trong công tác này.

Về việc cưới: Đã được các địa phương quan tâm chỉ đạo, các tệ nạn như: ép hôn, tảo hôn, thách cưới đã giảm, nhiều nơi được loại bỏ hẳn. Tệ nạn ăn uống theo lối “trả nợ miệng” và nhiều phong tục tập quán rườm rà, hủ tục trong việc cưới cũng từng bước được khắc phục. Hầu hết đám cưới trước đây thường tổ chức 2 - 3 ngày, nay rút lại còn 1 hoặc ½ ngày. Các lễ thức tiến hành từ 4 - 6 bước trước đây, nay cơ bản chỉ còn thực hiện ở 2 lễ là lễ hỏi và lễ cưới.


Về việc tang: Khu vực đô thị đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ tang trong cán bộ cũng như nhân dân. Việc tổ chức lễ tang ở khu vực nông thôn nhìn chung có chuyển biến tích cực, người dân có ý thức chấp hành quy ước của thôn, bản về thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang và quy định của pháp luật về báo tử. Hầu hết các đám tang đều thực hiện đúng những quy định về giữ gìn vệ sinh trong việc chôn cất người chết theo Thông tư số 29 BYT/TT ngày 21/10/1971 của Bộ Y tế. Các địa phương đều có quy định cụ thể về thời gian tổ chức tang lễ, mở nhạc hiếu tránh gây ồn ào, ảnh hưởng sinh hoạt cộng đồng và có quy định về kích thước, quy cách mai táng, xây mộ. Có quy hoạch nghĩa trang, tránh tình trạng đua nhau xây lăng mộ lộn xộn, tốn kém, ảnh hưởng đến quỹ đất sản xuất và đất dành cho sinh hoạt cộng đồng. Đến năm 2010, 100% số xã, thị trấn, khu dân cư đã có quy hoạch khu nghĩa trang bảo đảm vệ sinh chung; 100% số người tử vong được thực hiện theo các quy định của pháp luật về báo tử.

Các tập tục viếng đám ma bằng thức ăn chín và rượu không còn, việc tổ chức ăn uống linh đình trong đám tang kèm theo nạn cờ bạc cũng giảm hẳn; các hủ tục như khóc mướn, gọi hồn, yểm bùa, đốt vàng mã… đã không còn diễn ra ở nhiều nơi. Đồng bào Hmông đã bỏ tục bón cơm cho người chết. Việc chôn cất người chết có quan tài, tránh chôn ở đầu nguồn nước cũng đã có trong quy ước văn hóa của người Dao và được tổ chức thực hiện. Một số thủ tục rườm rà do thầy cúng đặt ra trong việc tang không phù hợp cũng được loại bỏ.

Về lễ hội; Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã khôi phục được một số lễ hội mang tính chất cộng đồng tín ngưỡng, như: Lễ hội Khai Hạ - Mường Bi huyện Tân Lạc; Lễ hội Chùa Tiên huyện Lạc Thủy; Lễ hội Chùa Hang huyện Yên Thủy; Lễ hội Chùa Khánh huyện Cao Phong; Lễ hội mừng cơm mới của dân tộc Mường; Lễ hội Chá Chiêng của dân tộc Thái…; một số lễ hội được duy trì tại một số vùng Mường trong tỉnh như: Lễ đón Giao thừa, Tết độc lập 2/9…; đặc biệt là “Ngày hội văn hóa dân tộc Mường toàn quốc 2007” được tổ chức tại Hòa Bình.

Nhìn chung các lễ hội đã thực hiện tốt các quy định theo Quy chế lễ hội do Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành, đảm bảo tiết kiệm, lành mạnh và đoàn kết trong cộng


đồng; đồng thời tạo điều kiện giao lưu, học tập với các dân tộc khác trong khu vực, khích lệ tinh thần vui tươi phấn khởi, tạo niềm tin trong lao động sản xuất. Công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra các hoạt động lễ hội được tăng cường, có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần và tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

1.2.2.5. Hoạt động chỉ đạo công tác thể dục thể thao

Phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh với nhiều hình thức, nội dung phong phú. Thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ, năm 2006, trên địa bàn tỉnh có 357 câu lạc bộ thể dục - thể thao, trong đó có 37 đơn vị ngoài công lập. Năm 2010, toàn tỉnh có 491 câu lạc bộ thể dục thể thao, tăng 134 câu lạc bộ so với năm 2006.

Các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và tài trợ cho thể dục thể thao được huy động, Toàn tỉnh có 686 sân thể dục thể thao, trong đó 99 sân thuộc khu vực ngoài công lập; diện tích đất sử dụng cho thể dục thể thao khoảng 75 ha, trong đó khu vực ngoài công lập khoảng 06 ha (không kể Sân Gold Lương Sơn). Đến năm 2009, ở cấp tỉnh có 02 sân vận động, 01 bể bơi thi đấu, 01 nhà thi đấu, 06 nhà tập và 22 sân quần vợt. Ở cấp huyện có 10 sân vận động, 10 nhà tập, 06 bể tập bơi. Với thiết chế thể thao như trên đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tập luyện của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Các phong trào rèn luyện thể dục thể thao như: “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, “Thanh niên khỏe để lập nghiệp giữ nước”, “chiến sĩ khỏe”, được duy trì, phát triển. Năm 2006 số người tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên chiếm 18.8% dân số cuả tỉnh, đến năm 2010 tăng lên 24.27%. Năm 2006 có 24.500 hộ gia đình tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên chiếm 12% số hộ dân trong tỉnh và năm 2010 tăng lên 16%.

Công tác giáo dục thể chất trong trường học, tập luyện thể dục thể thao trong công nhân, viên chức - lao động được quan tâm. Thể thao thành tích cao được quan tâm xây dựng. Toàn tỉnh có 640 huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể dục thể thao

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023