Hoạt Động Chỉ Đạo Công Tác Xây Dựng Thiết Chế Văn Hóa


chuyên nghiệp. Hàng năm tỉnh tổ chức được các hội thi, Đại hội thể dục thể thao, Hội khỏe Phù Đổng cho học sinh sinh viên, tổ chức các đoàn thể thao tham gia các Đại hội thể dục thể thao khu vực, Quốc gia.

Thể thao thành tích cao được nâng lên về chất lượng. Tại Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ IV, tỉnh Hòa Bình xếp thứ 52/64 tỉnh, thành phố, đến Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ V, tỉnh Hòa Bình xếp thứ 32/64 tỉnh, thành phố. Năm 2009, Hòa Bình tham gia thi đấu 11 giải thể thao khu vực và toàn quốc. Được trao cờ nhất toàn đoàn tại Ngày hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc Tây Bắc lần thứ XI.

1.2.2.6. Hoạt động chỉ đạo công tác xây dựng thiết chế văn hóa

Hiện nay, nhiều xóm, tổ dân phố, khu dân cư, các xã phường đã xây dựng được thiết chế văn hóa và hoạt động có hiệu quả như nhà văn hóa cộng đồng. Nhà văn hóa vừa là nơi hội họp của chính quyền, đoàn thể, vừa là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; nơi phổ biến thời sự, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nơi trưng bày tranh ảnh, sách báo; nơi diễn ra các hoạt động chính trị tập trung của cấp ủy, chính quyền cơ sở.

Đến hết năm 2006 trên địa bàn tỉnh có tổng số 800 nhà văn hóa xóm bản, đạt 38% số xóm, bản có nhà văn hóa [58, tr. 4]. Trong 2 năm 2007 - 2008, trên toàn tỉnh có 479 nhà văn hóa được xây dựng mới. Tỉnh cũng tiến hành trang bị các thiết bị kĩ thuật, trang âm, ánh sáng, dụng cụ tuyên truyền cho 170 nhà văn hóa thôn, bản trong tỉnh với trị giá 10 triệu đồng/ bộ. 100% các xã có Điểm Bưu điện văn hóa xã [92, tr. 6].

Như vậy, với việc thực hiện, đề án hỗ trợ xây dựng Nhà văn hóa xóm, bản giai đoạn 2005 - 2010, đến năm 2010 toàn tỉnh có 1.450 xóm, bản có Nhà văn hóa, chiếm 72% xóm, bản trên địa bàn tỉnh có Nhà văn hóa [97, tr. 8].


Tiểu kết chương 1

Qua thực tế lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Hòa Bình, chúng ta nhận thức ngày càng rõ hơn về thực chất của cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa. Đây là một cuộc vận động cách mạng sâu sắc nhằm làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách làm, thói quen trong đời sống. Qua quá trình chọn lọc, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, giữ gìn phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, nếp sống văn hóa, văn minh của cá nhân, gia đình, cộng đồng dần hình thành, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và sự nhiệt tình hưởng ứng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Đảng bộ và nhân dân Hòa Bình đã đạt được thành tựu nhất định về kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Trong đó phong trào xây dựng đời sống văn hóa phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa của tỉnh cũng còn những hạn chế, yếu kém: Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở nhận thức về chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chưa đầy đủ. Việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII) về văn hóa chưa được thường xuyên liên tục; Thuần phong, mỹ tục, nghi thức giao tiếp trong gia đình, cộng đồng của người trẻ tuổi có lúc, có nơi chưa được uốn nắn, giữ gìn theo khuôn phép truyền thống riêng của từng dân tộc nên có nguy cơ dần mai một; Một bộ phận nhân dân trong xã hội chịu tác động của kinh tế thị trường và lối sống thực dụng lôi cuốn, đề cao giá trị vật chất, làm giàu bằng mọi cách gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn và tình cảm đạo đức của con người trong xã hội; Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” có lúc, có nơi nặng về thành tích, hình thức, thiếu kiểm tra đôn đốc dẫn đến chất lượng phong trào không đảm bảo như mục tiêu đề ra; Hàng năm, mức đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động văn hóa còn thấp. Hòa Bình là một trong số ít tỉnh trên cả

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 - 6


nước chưa có Bảo tàng riêng, Thư viện tổng hợp riêng, Nhà hát riêng để phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân…

Những hạn chế yếu kém của công tác lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa đặt ra cho Đảng bộ tỉnh Hòa Bình những nhiệm vụ nặng nề trong thời gian tiếp theo. Những nhiệm vụ đó đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phải đoàn kết chặt chẽ, quyết tâm cao, chung sức đồng lòng, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, biến truyền thống đó thành động lực, sức mạnh để xây dựng Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh.


Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015‌

2.1. Chủ trương về xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình

2.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Kết thúc thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, trải qua 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 10 năm thực Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, toàn Đảng, toàn dân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Năm 2011, Đại hội Đại biểu lần thứ XI của Đảng đã kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2011 - 2015; tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế 10 năm 2001 - 2010, xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011

- 2020; tổng kết, bổ xung và phát triển cương lĩnh năm 1991.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ tiến bộ; làm cho văn hóa gắn chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời thấp kém, đấu tranh chống những biểu hiện phản văn hóa. Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [24, tr. 75-76].

Đại hội thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020. Trong đó Đảng khẳng định quan điểm “Tăng trưởng kinh tế kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc


sống của nhân dân” [24, tr. 90 - 91]. Trong chiến lược, Đảng ta đề ra mục tiêu tổng quát: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau” [24, tr. 103]. Mục tiêu chủ yếu về văn hóa là: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật” [24, tr. 105].

Đại hội đã xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 2011 - 2015. Trong nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2015, Đảng khẳng định: “Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” [24, tr. 189]. Trong chăm lo phát triển văn hóa Đảng nhấn mạnh: “Đưa phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho các giá trị của văn hóa thấm sâu vào mọi mặt của đời sống, được thể hiện cụ thể trong sinh hoạt, công tác, quan hệ hàng ngày của cộng đồng và từng con người, tạo sức đề kháng đối với các sản phẩm độc hại. Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; ngăn chặn đẩy lùi các hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự công cộng, mại dâm, ma túy, cờ bạc… Sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển các giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Đúc kết và xây dựng giá trị chung của con người Việt Nam thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa ở các cấp, đồng thời có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng một số công trình văn


hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao hiện đại ở các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của đất nước. Xã hội hóa các hoạt động văn hóa, chú trọng nâng cao đời sống văn hóa ở nông thôn, vùng khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các nhóm xã hội, giữa đô thị và nông thôn” [24, tr. 222-223].

Có thể nói, đến Đại hội XI, các quan điểm về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã được Đảng tiếp tục bổ xung, phát triển. Đây chính là cơ sở lý luận để Đảng bộ tỉnh Hòa Bình vận dụng vào công tác xây dựng đời sống văn hóa trong tỉnh.

2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình

Sau 25 năm đất nước đổi mới và 20 năm tái lập tỉnh Hòa Bình, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của lạm phát, khủng hoảng tài chính, thiên tai dịch bệnh… nhưng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã đoàn kết một lòng, cùng nhau nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tháng 10/2010 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV diễn ra. Đại hội tổng kết, kiểm điểm, đánh giá một cách sâu sắc toàn diện nhiệm kì 2005 - 2010, làm rõ những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được, những hạn chế yếu kém, nguyên nhân của những hạn chế yếu kém, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, xác định những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu có tính đột phá để đưa tỉnh Hòa Bình tiến nhanh và bền vững trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đại hội nêu rõ phương hướng, mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ 2010 - 2015: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ, phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của tỉnh, huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, từng bước xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững. Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực. Tập trung thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính,


tích cực phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và giữ vững ổn định chính trị xã hội. Từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phấn đấu đến năm 2015, kinh tế tỉnh Hòa Bình cơ bản đạt mức phát triển trung bình của cả nước” [27, tr. 82].

Đại hội chỉ ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về phát triển văn hóa, báo chí, phát thanh, truyền hình và thể dục thể thao của tỉnh “Đến năm 2015, xây dựng và hoàn thành 80% thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh; 80% sân vận động, nhà văn hóa, nhà thi đấu thể thao cấp huyện; 50% xã, thị trấn có nhà văn hóa, sân vận động đủ tiêu chuẩn theo quy định; 80% xóm, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa. Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đến năm 2015, đạt 80% số hộ gia đình, 65% số làng bản, tổ dân phố; 80% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa. Chú trọng công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản, giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số.

Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, xuất bản. Hiện đại hóa hệ thống kỹ thuật, công nghệ phát thanh truyền hình và tăng cường thời lượng, chất lượng phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc Mường.

Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Đến năm 2015, có 30% số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, 22% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn thể thao” [27, tr. 88].

Phát huy những thành tựu đạt được của nhiệm kì 2005 - 2010, với chủ trương của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết nhất trí, khắc phục khó khăn tiếp tục xây dựng nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân.

2.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Hòa Bình chỉ đạo thực hiện xây dựng đời sống văn hóa

Năm 2011, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; năm diễn ra kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016,


Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành đẩy mạnh hoạt động xây dựng đời sống văn hóa.

Tháng 3/2011, Ban chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh thực hiện kế hoạch 385/KH-BCĐ triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011 - 2015. Kế hoạch nêu rõ mục tiêu giai đoạn 2011 - 2015 là: Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, làm cho phong trào phát triển bền vững, có sức lan tỏa sâu rộng; các cấp các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia phong trào đạt hiệu quả cao.

Tuyên truyền vận động 100% các hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, phấn đấu có 80% trở lên số hộ giữ vững và phát huy danh hiệu gia đình văn hóa.

Tuyên truyền vận động 100% làng, bản, tổ dân phố cơ quan, đơn vị đăng ký xây dựng làng, bản, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị văn hóa. Trong đó phấn đấu có 65% trở lên số làng, bản, tổ dân phố, giữ vững và phát huy danh hiệu làng, bản, tổ dân phố văn hóa, trên 80% cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa.

Phấn đấu có trên 80% số làng, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa, 60% số xã phường, thị trấn có nhà văn hóa và khu vui chơi thể thao, trong đó có 40% nhà văn hóa, khu vui chơi thể thao đạt tiêu chuẩn, điểm mô hình xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa.

Phấn đấu 30% trở lên người dân tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và luyện tập thể thao thường xuyên; 22% số hộ gia đình đạt gia đình thể thao.

Kế hoạch 385/KH-BCĐ cũng vạch rõ nội dung, biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng của phong trào, trong đó nhấn mạnh bốn biện pháp chủ yếu là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, mục tiêu của phong trào; Chú trọng nâng cao đầu tư các thiết chế văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao các cấp và thực hiện chính sách xã hội hóa văn hóa; Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát và đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng; Tổng kết thi đua, khen thưởng, nhân rộng các điển hình trong các phong trào.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023