Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 - 2


Đại hội X của Đảng (2006) nhấn mạnh: tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế, xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Tiếp nối tinh thần đó, tại Đại hội XI (2011) Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển.

Với đường lối chủ trương phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã lãnh đạo nhân dân xây dựng đời sống văn hóa, góp phần tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Những kết quả đạt được của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong việc lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, khẳng định sự đúng đắn của đường lối chính sách xây dựng văn hóa của Đảng nói chung và Đảng bộ tỉnh Hòa Bình nói riêng.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở Hòa Bình còn có những hạn chế do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa là cần thiết. Trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm nhằm thực hiện có hiệu quả công tác lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hòa Bình hiện nay.

Từ những lí do trên tôi chọn đề tài: Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 làm luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa được thực hiện trên phạm vi cả nước. Có thể kể đến một số nhóm công trình tiêu biểu như:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Thứ nhất: Một số tác phẩm viết về đường lối văn hóa của Đảng: Đỗ Đình Hãng (1999), Lí luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, Nxb Văn hóa dân tộc; Đỗ Đình Hãng (2006), Tìm hiểu về đường lối văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phạm Duy Đức (2010), Đường lối văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam từ 1930 đến nay, Nxb Văn hóa thông tin… Ở những công trình này, các tác giả đã trình bày cụ thể những cơ sở hình thành quan điểm của Đảng về văn hóa, chủ trương chính sách phát triển văn hóa ở nước ta từ năm 1930 đến nay.

Thứ hai: Những sách báo tạp chí viết về xây dựng đời sống văn hóa: Phạm Quang Nghị, Để văn hóa trở thành một động lực bên trong của sự phát triển, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, (Số 149); Nguyễn Trung Thu (1999), Thực hiện nghị quyết Trung ương 5 về cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Tạp chí tư tưởng văn hóa, (Số 07); Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nước ta, Nxb Văn hóa thông tin; Nguyễn Khoa Điềm (2000), Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, (Số 4); Trung Đông (2002), Để có một phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Nxb Văn hóa nghệ thuật, Viện văn hóa, Hà Nội; Phạm Duy Đức (2010), Phát triển Văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, những vấn đề phương pháp luận, Nxb Văn hóa, Hà Nội … Trong những tác phẩm, bài viết này các tác giả làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, những hạn chế còn tồn tại từ đó đưa ra một số phương hướng giải pháp để đẩy mạnh việc xây dựng đời sống văn hóa hiện nay.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 - 2

Thứ ba: Đối với tỉnh Hòa Bình, nghiên cứu về văn hóa có một số tác phẩm như: Nguyễn Thị Thanh Nga (2007), Văn hóa truyền thống một số tộc người ở Hòa Bình, Nxb Văn hóa dân tộc; Bùi Huy Vọng (2014), Làng Mường ở Hòa Bình, Nxb Văn hóa thông tin; Kỷ yếu hội thảo văn hóa dân tộc Mường tại Hòa Bình (9. 1993)…


Dù đã có nhiều tài liệu nói về đời sống văn hóa nhưng đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015. Tuy nhiên, các công trình trên là nguồn tài liệu quý mà tôi có thể tham khảo để thực hiện luận văn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ vai trò của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong lãnh đạo, thực hiện đường lối chủ trương của Đảng về xây dựng đời sống văn hóa của tỉnh Hòa Bình từ năm 2006 đến năm 2015. Trên cơ sở đó đánh giá những ưu điểm và hạn chế, từ đó đúc rút kinh nghiệm có giá trị tham khảo trong những năm tiếp theo.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình tác động đến quá trình lãnh đạo thực hiện xây dựng đời sống văn hóa.

- Hệ thống hóa quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015.

- Phân tích quá trình Đảng bộ tỉnh Hòa Bình chỉ đạo thực hiện xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015.

- Đánh giá các thành tựu, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hòa Bình từ năm 2006 đến năm 2015.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Chủ trương, quá trình thực hiện của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về xây dựng đời sống văn hóa và tình hình đời sống văn hóa tỉnh Hòa Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Khái niệm đời sống văn hóa có nội hàm rất phong phú. Trong khôn khổ đề tài Luận văn Thạc sĩ, luận văn quan tâm đến những nội dung chủ yếu sau: Hoạt động truyên truyền cổ động, thông tin thư viện, đọc sách báo; Hoạt động


văn hóa nghệ thuật quần chúng; Hoạt động bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa; Hoạt động xây dựng gia đình, làng xã, cơ quan đơn vị văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Hoạt động thể dục thể thao; Hoạt động xây dựng thiết chế văn hóa.

- Về không gian: Tỉnh Hòa Bình (gồm 10 huyện và 01 thành phố)

- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2015

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Nguồn tài liệu sử dụng làm luận văn bao gồm:

- Các văn kiện của Đảng, Bộ chính trị, Ban bí thư về xây dựng văn hóa

- Các văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình

- Các báo cáo tổng kết, kết luận của tỉnh Hòa Bình

- Các tác phẩm và công trình nghiên cứu về văn hóa của các tác giả, nhà nghiên cứu đã được công bố, các sách đã xuất bản, các bài đăng trên tạp chí khoa học.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp logic, ngoài ra kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh, điều tra thực tế, đối chứng tài liệu… để làm sáng tỏ nội dung của đề tài.

6. Đóng góp của luận văn

Hình thành hệ thống tư liệu về chủ trương chính sách về xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình từ năm 2006 đến 2015.

Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong việc xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng công tác này ở địa phương.


7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương.

Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2010.

Chương 2: Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2011 đến năm 2015.

Chương 3: Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2011 đến năm 2015.


Chương 1: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010

1.1. Các yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình

1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội

1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội 73 km theo quốc lộ 6, Hòa Bình được cả thế giới biết đến là cái nôi của văn hóa Hòa Bình, vùng đất sinh sống của người Việt cổ cách đây hàng vạn năm. Hòa Bình là một tỉnh miền núi có vị trí địa lí quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi. Tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên 4.662,53 km2 phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Thanh Hóa.

Từ năm 1896, địa giới của tỉnh Hòa Bình về cơ bản đã được ổn định. Sau năm 1954, các châu được chuyển thành đơn vị hành chính cấp huyện. Sau năm 1976, hai tỉnh Hòa Bình và Hà Tây sát nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1991, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa VIII đã quyết định điều chỉnh lại địa giới hành chính tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình

Tỉnh Hòa Bình có 11 huyện, thành phố: Huyện Đà Bắc, Cao Phong, Kim Bôi, Mai Châu, Tân Lạc, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy và thành phố Hòa Bình với 210 xã, phường, thị trấn. Hòa Bình là tỉnh có mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy tương đối phát triển so với các tỉnh trong vùng, trong đó có các tuyến đường quốc gia quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 6, tuyến đường cao tốc Hòa Bình đi Hòa Lạc - Hà Nội... Mạng lưới giao thông phân bố khá đều khắp, kết nối Hòa Bình với các tỉnh trong khu vực và các địa phương trong tỉnh khá thuận lợi.

Địa hình Hòa Bình bị chia cắt phức tạp và có độ dốc lớn. Vùng núi cao hiểm trở nằm ở phía tây bắc tỉnh chiếm 46% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, với độ cao trung


bình 600 - 700m so với mặt nước biển. Phía đông nam tỉnh là vùng núi thấp chiếm 54% diện tích tự nhiên với độ cao trung bình 100 - 200m so với mực nước biển.

Trên dải cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ - Lai Châu đến bờ biển tỉnh Ninh Bình, hoạt động catxtơ hóa đã tạo ra các bồn địa giữa núi có điều kiện cư trú thuận lợi, hình thành nên các xứ Mường trù phú, thường được người Mường ca tụng “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” (nay thuộc địa phận các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong và Kim Bôi).

Tỉnh Hòa Bình có mạng lưới sông, suối phân bố khắp trên tất cả các huyện, thành phố. Nguồn cung cấp nước lớn nhất của Hòa Bình là sông Đà chảy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình với tổng chiều dài 151 km. Hồ Hòa Bình với diện tích mặt nước khoảng 8.000 ha, dung tích 9,5 tỷ m3, ngoài nhiệm vụ cung cấp nước cho Nhà máy Thủy điện Hòa Bình phát điện còn có nhiệm vụ chính là điều tiết và cung cấp nước cho vùng Đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, Hòa Bình còn có 3 con sông lớn nữa là sông Bôi, sông Bưởi và sông Bùi, cùng khoảng 1.800 ha ao hồ, đầm nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Đây cũng nơi trữ nước, điều tiết nước và nuôi trồng thủy sản tốt.

Hòa Bỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình 60%, cao nhất tới 90% vào tháng 8 và tháng 9 và khoảng 75% vào tháng 11, tháng 12, thuận lợi cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên khí hậu Hòa Bình có sự bất thường trong thời tiết như: mưa, nắng trái quy luật như thường gặp ở miền bắc Việt Nam. Đây cũng là những hạn chế cho hoạt động sản xuất và đời sống.

Rừng Hòa Bình có nhiều loại gỗ, tre, bương, luồng, cây dược liệu quý như dứa dại, xạ đen, củ bình vôi... Động vật rừng có một số loài thú như: Gấu, lợn rừng, khỉ, cày, cáo, rùa núi, nai rừng nhưng số lượng không lớn. Ngoài ra các khu vực rừng phòng hộ, phần lớn diện tích rừng trồng thuộc các dự án trồng rừng kinh tế hiện nay đã đến kỳ khai thác và tiếp tục được trồng mới mở rộng diện tích, hứa hẹn khả năng xây dựng các nhà máy chế biến quy mô lớn.


Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Hòa Bình, từ điều kiện về khí hậu, tài nguyên… đã tạo cho tỉnh nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Cùng với truyền thống lao động cần cù sáng tạo của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, những điều kiện về địa lí, tự nhiên sẽ góp phần tạo nên chuyển biến tích cực cho Hòa Bình trên mọi phương diện nhằm thực hiện mục tiêu: Dân giàu, tỉnh mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

1.1.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội

Căn cứ vào yêu cầu khách quan đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội và nguyện vọng của nhân dân, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII (8 - 1991) quyết định chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Ngày 1/10/1991, tỉnh Hòa Bình chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới.

Sau khi chia tỉnh, Hòa Bình là một trong những tỉnh nghèo nhất nước; đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn; cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, cán bộ các ngành ở tỉnh thiếu trầm trọng (chỉ có 200/500 cán bộ cần thiết ban đầu), kinh tế chủ yếu là nông lâm - nghiệp và còn mang nặng tính tự cấp tự túc, công nghiệp, thương mại, dịch vụ quá nhỏ bé, sơ sài, lạc hậu…

Sau hơn 20 năm phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 đạt 9.1%. Kinh tế Hòa Bình tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, hiện nay quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh còn thấp. Chưa phát huy tốt lợi thế về mặt địa lý là tỉnh tiếp giáp với thành phố Hà Nội, tổ chức sản xuất chậm đổi mới, hiệu quả chưa cao.

Sự phát triển kinh tế cũng đặt ra nhu cầu lớn về phát triển văn hóa thông tin. Với cơ cấu kinh tế đang chuyển sang phát triển công nghiệp dịch vụ, nhu cầu phát triển văn hóa cũng có sự thay đổi như: nhu cầu xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa hiện đại, nhu cầu văn hóa cho các khu dân cư, các loại hình văn hóa nghệ thuật mới, nhu cầu giao lưu thông tin, luyện tập thể dục thể thao.

Năm 2000 dân số Hòa Bình là 794.900 người, năm 2012 là 832.534 người. Theo số liệu điều tra, cộng đồng dân tộc Hòa Bình có khoảng trên 10 dân tộc, trong

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí