Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 - 1

Đại học quốc gia hà nội

Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn

-------------------------------------------------


Đỗ Thị Tiến Thành


Đảng bộ tỉnh hòa bình

lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015


LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Đại học quốc gia hà nội

Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn

-------------------------------------------------


Đỗ Thị Tiến Thành


Đảng bộ tỉnh hòa bình

lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng

Mã số: 60220315


Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Minh Hạnh


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Minh Hạnh.

Các số liệu, tài liệu tham khảo đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.


Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn


Đỗ Thị Tiến Thành


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các ban ngành, tập thể, cá nhân.

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Minh Hạnh - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Khoa Lịch sử, Phòng tư liệu khoa Lịch sử, Thư viện Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội.

Tôi xin chân thành cảm ơn các quý cơ quan: Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, Thư viện Tổng hợp Hòa Bình… đã giúp đỡ tôi trong công tác sưu tầm, thu thập tài liệu.

Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn


Đỗ Thị Tiến Thành


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1. Lý do chọn đề tài 4

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 8

6. Đóng góp của luận văn 8

7. Kết cấu của luận văn 9

Chương 1: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 10

1.1. Các yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình 10

1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội 10

1.1.2. Thực trạng đời sống văn hóa ở tỉnh Hòa Bình trước năm 2006 15

1.2. Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2010 19

1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình 19

1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình 23

Tiểu kết chương 1 38

Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH 40

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015 40

2.1. Chủ trương về xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình 40

2.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam 40

2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình 42

2.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Hòa Bình chỉ đạo thực hiện xây dựng đời sống văn hóa 43

2.2.1. Hoạt động chỉ đạo tuyên truyền cổ động, thông tin thư viện, đọc sách báo .. 48

2.2.2. Hoạt động chỉ đạo phong trào văn hóa nghệ thuật 51

2.2.3. Hoạt động chỉ đạo bảo tồn và phát huy di sản văn hóa 52

2.2.4. Hoạt động chỉ đạo xây dựng gia đình, làng xã, cơ quan, đơn vị văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và lễ hội 54

2.2.5. Hoạt động chỉ đạo thể dục thể thao 60

2.2.6. Hoạt động chỉ đạo xây dựng thiết chế văn hóa 61

Tiểu kết chương 2 63

Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 64

3.1. Một số nhận xét 64

3.1.1. Ưu điểm 64

3.1.2. Một vài hạn chế 82

3.2. Một số kinh nghiệm 86

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 106

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


UBND: Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU



STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

1.1

Số lượng gia đình đạt gia đình văn hóa 3 năm liên tục

32

2

2.1

Hoạt động phục vụ bạn đọc của hệ thống thư viện

50

3

2.2

Hoạt động nghệ thuật quần chúng

51

4

2.3

Hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp

52

5

2.4

Số hộ gia đình đạt danh hiệu giá đình văn hóa

54

6

2.5

Số đám cưới thực hiện theo nếp sống văn hóa

58

7

2.6

Số đám tang thực hiện theo nếp sống văn hóa

59

8

2.7

Số lễ hội được tổ chức trong tỉnh

60

9

2.8

Số cán bộ văn hóa tham gia bồi dưỡng, nâng cao trình độ

62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 - 1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh hun đúc nên phẩm chất cốt cách con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Nền tảng đó giúp cho nhân dân ta vượt qua bao khó khăn thử thách, đánh thắng mọi kẻ thù, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc và nền độc lập. Nhận thức được vai trò quan trọng của văn hóa, của việc xây dựng đời sống văn hóa, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương chính sách về văn hóa, coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội được thể hiện qua các chỉ thị, nghị quyết của Đảng.

Một trong những văn kiện có tính chiến lược, đánh dấu sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về văn hóa là Nghị quyết Hội nghị lần 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1998). Nghị quyết chỉ rõ: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Nghị quyết đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo, 10 nhiệm vụ cụ thể và 4 giải pháp lớn trong đó các giải pháp: phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống dưới, từ trong Đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể tích cực tham gia phong trào… vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng tiếp tục khẳng định: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023