Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ TĨNH


ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.


HÀ NỘI - 2018

Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ TĨNH


ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mã số: 62 22 03 15


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. NGUYỄN VIẾT THẢO

2. PGS.TS. HOÀNG THỊ KIM THANH


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.


Tác giả luận án


Nguyễn Thị Tĩnh

MỤC LỤC

Trang


MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8

1.1. Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án 8

1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan và nội dung

luận án tập trung nghiên cứu 30

Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ

TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010 34

2.1. Những yếu tố tác động đến xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

ở tỉnh Đắk Lắk 34

2.2. Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc

thiểu số (2005-2010) 47

Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2010

ĐẾN NĂM 2015 74

3.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về xây dựng

đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số 74

3.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ

dân tộc thiểu số 95

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 112

4.1. Một số nhận xét 112

4.2. Một số kinh nghiệm 127

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 169

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Trang


Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy Đảng 119

Biểu đồ 3.2: Cán bộ dân tộc thiểu số là đại biểu Hội đồng nhân dân 120

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số đang công tác tại các cơ quan 125


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Nhà nước và toàn xã hội bằng Cương lĩnh và đường lối chính trị; bằng đội ngũ cán bộ đảng viên; bằng thuyết phục, nêu gương; bằng kiểm tra, giám sát. Trong những yếu tố đó, yếu tố quyết định nhất là phải có đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên, đủ năng lực hoạch định, kiến tạo đường lối chính trị của Đảng và trực tiếp tổ chức, thực hiện đường lối đó. Vì thế, ở bất cứ thời kỳ nào, Đảng luôn xác định: công tác cán bộ là vấn đề trọng yếu, khâu đột phá, then chốt để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng; đồng thời, là nhân tố quyết định sự tồn vong của chế độ, sự thành bại của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Đội ngũ cán bộ là nhân tố quan trọng nhất trong bộ máy tổ chức Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân. Thực tiễn lịch sử cách mạng đã chứng minh vai trò của cán bộ quyết định sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực, một địa phương và của đất nước.

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, có sự phát triển không đồng đều giữa các dân tộc, các vùng miền. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy sự phát triển các vùng dân tộc thiểu số, trong đó có việc xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến sự phát triển của ba vùng chiến lược: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Các vùng đó, có vị trí chiến lược về an ninh - quốc phòng của quốc gia, nơi có nhiều đồng bào các dân tộc sinh sống nên tầm quan trọng cũng như tính chất phức tạp được hội tụ tại các vùng chiến lược này. Để phát huy tiềm năng, lợi thế vùng và xử lý kịp thời những vấn đề nóng phát sinh; tạo môi trường an toàn, ổn định trong sự phát triển chung của đất nước; cần thực hiện


tốt Chiến lược công tác dân tộc với nhiệm vụ trọng tâm là: tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và triển khai thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ phát triển mới.

Phát triển vùng Tây Nguyên là vấn đề thiết yếu và căn cơ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phòng thủ đất nước. Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, đất rộng, người đông, có nhiều tôn giáo và 47 dân tộc cùng sinh sống; là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội của Tây Nguyên và cả nước. Chính vì vậy, Đắk Lắk luôn là trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch, chúng triệt để lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo” và nhất là vấn đề “dân tộc” để chống phá. Trong những năm gần đây, chúng lập nên cái gọi là “Tin Lành Đêga”, “Nhà nước Đêga” để quy tụ, tập hợp lực lượng. Đặc biệt, trong những năm: 2001, 2004 và 2008, chúng liên tiếp tổ chức gây rối, biểu tình, bạo loạn chính trị nhằm gây mất ổn định an ninh chính trị tại địa phương. Để phòng chống có hiệu quả âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, vấn đề quan trọng hiện nay là xây dựng được đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

Để thực hiện mục tiêu chiến lược đến năm 2020, thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên và trực thuộc Trung ương, tỉnh Đắk Lắk trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Nguyên, đòi hỏi Đắk Lắk phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng cần đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có khả năng hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới. Đối với tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống như tỉnh Đắk Lắk, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số giữ vị trí quan trọng trong bộ máy hệ thống chính trị. Họ có những đặc điểm chung của người dân tộc thiểu số là gắn bó với quê hương, hiểu được tập quán, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào mình; đồng thời, họ là những cán bộ chủ chốt của địa phương nên có khả năng quy tụ được


sức mạnh của dân tộc mình. Họ còn là cầu nối của Đảng với các dân tộc và cũng là cột trụ để giữ vững ổn định chính trị, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn chiến lược và khối đại đoàn kết dân tộc của cả nước.

Nhận thức sâu sắc, vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã có những chủ trương về tạo nguồn cán bộ bằng việc tạo nguồn cán bộ xa từ các bậc học và tạo nguồn gần bằng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; về sử dụng cán bộ thông qua các khâu như bố trí, phân công, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm; về đánh giá cán bộ, khen thưởng, kỷ luật cán bộ; về chế độ chính sách dành cho cán bộ nhằm xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng, trong đó, đặc biệt chú trọng cán bộ dân tộc thiểu số thuộc diện Tỉnh ủy quản lý trong hệ thống chính trị. Nhờ vậy, đã tạo được những kết quả quan trọng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại không ít những mâu thuẫn: giữa tăng số lượng và đảm bảo chất lượng, giữa nhu cầu đòi hỏi cao và khả năng đầu tư có giới hạn, giữa sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ và thu hút cán bộ từ nơi khác đến, giữa đào tạo và sử dụng, giữa yêu cầu và khả năng luân chuyển đội ngũ cán bộ tại địa phương…

Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số một cách khoa học, có hệ thống và toàn diện nghĩa là đồng hành cùng việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc. Qua đó, giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số hiện nay của tỉnh Đắk Lắk. Đó cũng chính là yếu tố quyết định đến việc thực hiện và đạt được những mục tiêu phát triển chiến lược của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và vùng Tây Nguyên, vấn đề có ý nghĩa chiến lược, liên quan trực tiếp đến sự ổn định, phát triển toàn diện của Tây Nguyên cả về chính trị, xã hội lẫn kinh tế, quân sự, an ninh, quốc phòng.

Với mục đích nâng cao sự hiểu biết về một vấn đề trong lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk và rút ra các kinh nghiệm, góp phần phục vụ công tác xây dựng

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí