Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 - 2


đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nghiên cứu sinh chọn đề tài Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 làm luận án Tiến sĩ lịch sử chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk từ năm 2005 đến năm 2015; từ đó, rút ra một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quan trọng này trong giai đoạn tiếp theo.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận án trình bày các yếu tố tác động đến công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk.

- Luận án làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk vận dụng quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số để lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk từ năm 2005 đến năm 2015.

- Luận án đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; từ đó phân tích nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk.

- Luận án đúc rút một số kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 - 2

Luận án nghiên cứu quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số và quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk


Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu có thời gian từ năm 2005 đến năm 2015. Năm 2005, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết số 05, ngày 14/1/2005 về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Sau đó, thực hiện Kết luận số 05-KL/TU, ngày 5/1/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 05- NQ/TU của Tỉnh ủy Đắk Lắk.

- Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, bao gồm 15 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện; số liệu khảo sát chủ yếu là cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý và hỏi ý kiến một số cán bộ ở các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

- Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số có nội dung rất rộng, thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh,... Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu ở bốn khâu chủ yếu trong công tác cán bộ: Quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số; sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số; chính sách cán bộ dân tộc thiểu số.

4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc và chính sách dân tộc; về công tác cán bộ và cán bộ dân tộc thiểu số.

4.2. Nguồn tư liệu

Nguồn tư liệu luận án sử dụng là: Các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, các văn bản pháp luật của Quốc hội, các văn


bản điều hành của Chính phủ, các báo cáo của Ủy ban Dân tộc; các báo cáo của các ban, ngành của tỉnh; những văn kiện của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Đắk Lắk về công tác cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng.

Bên cạnh đó, luận án tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án đã được công bố. Đồng thời, luận án dựa vào số liệu khảo sát ở một số địa phương, đơn vị thuộc tỉnh Đắk Lắk.

4.3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lịch sử, được sử dụng để thu thập và phản ánh nội dung nghiên cứu của các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài luận án, nhằm dựng lại chân thực quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.

- Phương pháp lôgíc, được sử dụng trên cơ sở phương pháp lịch sử để phân tích, đánh giá, khái quát, tổng hợp, thể hiện quan điểm, đánh giá của tác giả luận án.

- Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng trong thu thập các thông tin định lượng về thực trạng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.

- Phương pháp chuyên gia được sử dụng nhằm thu thập các thông tin, ý kiến đánh giá của các lãnh đạo, chuyên viên về công tác lãnh đạo, quản lý để xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số và những ý kiến đánh giá, những thông tin về đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk.

- Phương pháp thống kê được dùng trong xử lý các kết quả của báo cáo, điều tra, khảo sát. Kỹ thuật được sử dụng ở đây là nhờ sự hỗ trợ tối đa của phần mềm chuyên dụng máy vi tính.

5. Đóng góp mới của luận án

5.1. Đóng góp về khoa học

- Luận án hệ thống hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc


thiểu số. Qua đó góp phần làm rõ nội dung, phương thức và quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015.

- Luận án cung cấp nguồn tư liệu về công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại địa phương, góp phần làm phong phú Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

5.2. Đóng góp về thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho các cấp ủy Đảng và chính quyền trong tỉnh tham khảo, vận dụng vào thực tiễn lãnh đạo, tổ chức xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đảm bảo về số lượng và chất lượng.

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo ở khu vực Tây Nguyên.

6. Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (8 tiết) nội dung cơ bản, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Những công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ

Đề cập đến quan điểm của Hồ Chí Minh đối với vấn đề cán bộ, có chuyên khảo “Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài” của Đức Vượng [166] đã khẳng định cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời kỳ cách mạng, đặc biệt là đối với công tác xây dựng Đảng; cán bộ là “gốc của mọi công việc”. Bất cứ chính sách, công tác gì “nếu có cán bộ tốt thì thành công”. Quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh đào tạo, rèn luyện và sử dụng cán bộ, sử dụng nhân tài qua các giai đoạn cách mạng để giành độc lập, kháng chiến và kiến quốc. Hồ Chí Minh. Vì vậy, phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung, phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà.

Trở lại với nền tảng lý luận, công trình “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tổ chức, cán bộ xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Đình Toán [131] đã hệ thống hóa những quan điểm của Hồ Chí Minh đối với công tác tổ chức cán bộ như quan niệm về người cán bộ cách mạng; vị trí, vai trò của cán bộ; đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ, công chức; bố trí, sử dụng cán bộ; tiêu chuẩn người cán bộ. Không chỉ dừng ở việc trích dẫn, phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức cán bộ, cuốn sách đã trình bày sự vận dụng về lý luận công tác tổ chức cán bộ theo quan điểm Hồ Chí Minh như quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về quy hoạch cán bộ qua các thời kỳ lịch sử; quan điểm, chủ trương và giải pháp trong các nghị quyết chuyên đề và hướng dẫn của Đảng


về công tác quy hoạch cán bộ. Qua đó, cuốn sách đã phản ánh tình hình thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay thông qua kết quả thực hiện và nguyên nhân của kết quả về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý. Từ đó, nêu rõ hệ thống quan điểm, nguyên tắc và giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về quy hoạch nhân sự của ông cha ta trong lịch sử và lý luận và kinh nghiệm về quy hoạch cán bộ của một số nước cũng được đề cập trong nội dung cuốn sách.

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Dung luận bàn về phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ thông qua cuốn sách “Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay” [39]. Cuốn sách làm rõ những nội dung cơ bản về cơ sở hình thành, bản chất và những đặc trưng của phong cách, tư duy Hồ Chí Minh. Thực trạng về phong cách, tư duy của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. Một số giải pháp nhằm góp phần xây dựng phong cách tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được Nguyễn Khánh Bật, Trần Thị Huyền đề cập đến trong công trình “xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [21]. Cuốn sách đã nêu lên quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đặc điểm, vị trí, vai trò của trí thức Việt Nam trong tiến trình cách mạng và những yêu cầu đặt ra cho trí thức. Đặc biệt, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần phải chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức vừa hồng, vừa chuyên với hệ thống các biện pháp cụ thể. Phương pháp tìm kiếm, trọng dụng trí thức, nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được nêu lên rất cụ thể và đã được thực hiện thành công trong lịch sử; đồng thời, nêu rõ sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng và Nhà nước trong công tác xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ


đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những biện pháp về đào tạo và sử dụng trí thức, nhân tài trong giai đoạn hiện nay; thực trạng đội ngũ trí thức trên các lĩnh vực cơ bản.

Những bài phát biểu và trả lời phỏng vấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ sau Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI về xây dựng Đảng đã được tuyển chọn trong sách “Xây dựng chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt để phát triển đất nước” [147]. Cuốn sách chỉ rõ, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc khó, rất phức tạp vì nó liên quan đến xây dựng con người, là công tác con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người. Đây là tài liệu thiết thực, góp phần định hướng cho cán bộ, đảng viên tiếp tục rèn luyện bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất đạo đức và năng lực phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu cách mạng.

Ở một bình diện khác, trong sách “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức” của Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương [79] đã nêu lên nhiều luận cứ khoa học của việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành ở nước ta. Nhiều vấn đề được nghiên cứu đề cập trong cuốn sách như: Về vị trí, vai trò nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng của cán bộ và công tác cán bộ; về yêu cầu đức - tài, phẩm chất - năng lực của tiêu chuẩn cán bộ đặt trong trong quan hệ với nhiệm vụ chính trị, với xu thế của thời đại; về trách nhiệm của các cấp chủ thể, nhất là cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy, hệ thống chính trị; về quan điểm, mục tiêu, phương hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Qua thực tế khảo sát, điều tra một số tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng bằng 3 phụ lục và nội dung tiếp cận thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở vùng đồng bằng sông Hồng, cuốn sách “Vai trò cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay” của Mai Đức Ngọc [77] đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về


ổn định, mất ổn định chính trị - xã hội; những nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị xã hội; vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong việc giữ vững ổn định chính trị xã hội nói chung, đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chiến lược cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong thời kỳ mới nói riêng.

Trong chuyên khảo “Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước” của Trần Đình Thắng [140] đã làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ và thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tác giả đã tổng kết những kinh nghiệm chủ yếu và nêu lên giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong giai đoạn hiện nay; bước đầu nêu ra những kinh nghiệm cải cách công vụ, công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của một số nước trên thế giới như Vương quốc Anh, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Singgapo, Hàn Quốc. Cuốn sách đã tổng kết chuyên sâu về quá trình Đảng lãnh đạo cải cách công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay.

Chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, thông tư, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đề cập trong Báo cáo khoa học “Đảng lãnh đạo thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ năm 1998 đến năm 2008” của Nguyễn Thị Thanh [134]. Công trình khoa học trên đã nêu rõ yêu cầu khách quan đổi mới công tác cán bộ và quá trình Đảng tổ chức chỉ đạo thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nêu rõ kết quả và kinh nghiệm thực hiện chiến lược cán bộ.

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí