Thường Xuyên Kiểm Tra, Giám Sát Việc Tổ Chức Thực Hiện Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Cấp Cơ Sở


Ngay từ khi tái lập (1997), Đảng bộ tỉnh Bình Dương xác định, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là một trong những nội dung quan trọng trong công tác xây dựng đảng, góp phần xây dựng Đảng bộ vững mạnh và hoạt động này diễn ra ở phạm vi rộng, với lực lượng tham gia đông đảo, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo của các sở, ban, ngành, hướng dẫn của huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy cơ sở trực tiếp thực hiện. Do vậy, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, chỉ đạt được kết quả cao khi các tổ chức, các lực lượng, kể cả chủ thể, lực lượng tham gia và đối tượng xây dựng có được sự thống nhất về nhận thức, đề cao trách nhiệm trong tham gia thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở địa phương mình.

Báo cáo số 177-BC của Thành ủy Thủ Dầu Một, tổng kết thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30/5/2014 về Đại hội Đảng bộ các cấp cho thấy, một khi tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, và cơ quan chức năng, cũng như cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân không có nhận thức đúng đắn, không phát huy vai trò của nhân dân và các tổ chức đoàn thể, mặt trận, không nắm được nội dung, hình thức, biện pháp, phạm vi, chức trách nhiệm vụ của mỗi tổ chức, mỗi lực lượng thì không thể phát huy được sức mạnh tổng hợp trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, thậm chí còn dẫn đến tình trạng coi nhẹ, buông lỏng hoặc tham gia đóng góp xây dựng đội ngũ cán bộ một cách hình thức, chiếu lệ. Để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vững mạnh, phải có sự chuẩn bị lâu dài, công phu, kỹ lưỡng, từ khâu quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, đặc biệt, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn cấp ủy viên, làm giảm chất lượng cấp ủy, nhân sự cấp ủy.

Đồng thời, chấp hành nghiêm ý kiến chỉ đạo của cấp trên, xây dựng kế hoạch kịp thời, chỉ đạo các bước thực hiện sát với kế hoạch đề ra, tranh thủ sự góp ý của các đồng chí nguyên là Ủy viên Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành đã nghỉ hưu, hoặc chuyển công tác sang địa phương khác. Cùng


với đó, là tổ chức lấy ý kiến đối với cán bộ, đảng viên tại nơi cư trú một cách thường xuyên, nghiêm túc, nhằm phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên đương chức sinh hoạt tại cơ sở. Qua đó, các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, sẽ được nhân dân phát hiện, kiểm điểm, phê bình, giúp cán bộ, đảng viên nhận rõ những hạn chế cần khắc phục, giúp cấp ủy có thêm thông tin thực tế về cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

Trong quá trình chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, các cấp ủy và chính quyền tỉnh Bình Dương luôn xác định rõ, cấp cơ sở là cấp gần dân nhất, cán bộ cấp cơ sở là người trực tiếp tiếp xúc, giải quyết những vấn đề của nhân dân, luôn được nhân dân giám sát. Do vậy, Nghị quyết số 42-NQ/TU năm 1997 của Tỉnh ủy nêu rõ, trong quá trình đánh giá, quy hoạch bố trí sử dụng cán bộ, phải dựa vào tiêu chuẩn và hiệu quả công việc được giao và lấy kết quả trong hoạt động thực tiễn làm thước đo cho năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý của cán bộ, tránh sự cảm tính, chủ quan, thiếu công tâm, hẹp hòi, thành kiến cá nhân, cần phải bảo đảm tính khách quan, trung thực. Đồng thời, để có đội ngũ cán bộ thực sự tiên phong gương mẫu, Thị ủy Bến Cát đã ban hành Quyết định số 2383-QĐ/TU năm 2013 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt. Những quan điểm về đánh giá cán bộ và sử dụng cán bộ trong 18 năm (1997-2015) đã chứng tỏ rằng, chủ trương dựa vào dân, thông qua phong trào của quần chúng nhân để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương là đúng đắn.

4.2.5. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, Đảng bộ tỉnh Bình Dương luôn nhận thức, công tác cán bộ là nội dung then chốt trong xây dựng Đảng, là khâu trọng yếu trong toàn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

bộ hoạt động, là nhân tố quyết định sự thành công. Do vậy, cùng với việc đề ra các chủ trương, đề án, chương trình, kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội thì phải chuẩn bị đề án, chương trình, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, phải xây dựng quy hoạch cán bộ, đi liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Để công tác cán bộ đi nề nếp thì phải thực hiện tốt chức năng quan trọng của Đảng bộ đó là: công tác kiểm tra, giám sát trong việc tổ chức thực hiện các khâu của công tác cán bộ.

Đi đôi với việc triển khai thực hiện các quy định về công tác cán bộ, các cấp ủy phải xây dựng và triển khai chương trình kiểm tra, giám sát định kỳ hàng năm về công tác cán bộ để đôn đốc, hướng dẫn, phát hiện, chấn chỉnh các sai sót, từ đó, có cơ sở đánh giá chính xác kết quả thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở các địa phương. Để công tác kiểm tra, giám sát về xây dựng đội ngũ cán bộ đi vào nề nếp, ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ, căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, từ đó, cụ thể thành các chương trình, kiểm tra, giám sát hằng năm, ban hành quyết định thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát đối với các cấp ủy Đảng trong quá trình thực hiện chương trình, nghị quyết, kế hoạch, đề án về công tác cán bộ tại địa phương như: Quyết định số 375-QĐ/TU ngày 15/3/2007 thành lập đoàn kiểm tra công tác cán bộ; Quyết định số 1177-QĐ/TU ngày 15/3/2015 thành lập đoàn giám sát thực hiện Chương trình số 44-CTr/TU về nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn...

Đảng Bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 - 19

Báo cáo số 179-BC/TU của Tỉnh ủy Bình Dương về tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương ba khóa VIII đã nêu, phải chú trong công tác kiểm tra, giám sát, công tác đánh giá nhận xét cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong đánh giá cần xem xét đến chất lượng những đóng góp có tính sang tạo. Thông qua kiểm tra, giám sát, các cấp ủy Đảng, chính quyền mới


nắm được thực chất công tác này đạt được ở mức độ nào, mặt nào chưa đạt, từ đó mới có sơ sở điều chỉnh, bổ sung hoặc có những chỉ đạo kịp thời để công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đạt kết quả cao. Công tác kiểm tra, giám sát tập trung vào lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án của các cơ quan cấp tỉnh được phân công chủ trì, chủ quản về xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Kiểm tra, giám sát gắn với trách nhiệm cho từng tập thể, cá nhân đối với chương trình, kế hoạch, đề án đào tạo cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh.

Đồng thời, tiến hành báo cáo sơ kết, tổng kết theo từng năm, giai đoạn, theo nhiệm kỳ, qua báo cáo kiểm tra, giám sát, đánh giá nhằm phát hiện các bất hợp lý để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các thể chế, chế độ chính sách cho phù hợp, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc và đề xuất các giải pháp giúp việc triển khai thực hiện các thể chế, chế độ, chính sách để các đề án, chương trình, kế hoạch về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong kiểm tra, giám sát cần tập trung vào công tác quán triệt thực hiện chủ trương, kiểm tra việc ban hành các văn bản chỉ đạo về thực hiện chủ trương, chương trình, đề án, kế hoạch của Tỉnh ủy, kiểm tra bố trí kinh phí và quá trình thực hiện. Đồng thời giám sát về công tác bố trí sử dụng sau đào tạo khi có quyết định của cấp có thẩm quyền phân công.

Tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, các phòng, ban chức năng đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Kịp thời phát hiện, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, sửa chữa những thiếu sót trong công tác cán bộ ở các xã, phường, thị trấn. Đồng thời, quan tâm và thường xuyên kiểm tra cấp ủy cơ sở trong quá trình tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ bảo đảm quy trình, quy định, hướng dẫn của các ngành, các cấp. Thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ ở các xã, phường, thị trấn.


Tiểu kết chương 4

Tỉnh Bình Dương được tái lập ngày 01/01/1997, sau 18 năm phát triển đã đạt được những thành tựu vượt bậc về kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng. Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng tạo tiền đề để phát triển công nghiệp làm nền tảng đột phá. Hoàn thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính một cửa liên thông, tạo môi trường thông thoáng, linh hoạt mời gọi đầu tư. Thực hiện thí điểm hình thức người dân và doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ thủ tục hành chính ngay tại nhà, doanh nghiệp có thể đăng ký lịch làm việc với cơ quan nhà nước qua email, gửi thư xin lỗi trong trường hợp quá hạn quy định ... đã chú trọ ng xây dự ng hì nh ả nh chí nh quyề n thân thiệ n , chủ động và bằng nhiều hình thức tham vấn ý kiến doanh nghiệp và người dân về sự hà i lò ng trong thự c hiệ n thủ tục hành chính.

Thu nhập bình quân đầu người không ngừng nâng cao, năm 1997 là 5,703 triệu đồng/người thì năm 2015 là 73,1 triệu đồng/người tăng 12,8 lần. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế nhập khẩu trừ trợ cấp sản phẩm với tỷ trọng tương ứng là 63% - 23,5% - 4,3% - 9,2%. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh luôn được ổn định và giữ vững. Chuyển từ tỉnh nông nghiệp thành tỉnh công nghiệp và là tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa nhanh. Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho rằng: đằng sau những địa phương bứt tốc trong thời gian vừa qua đều có hình ảnh một người lãnh đạo đủ sức thay đổi cả một bộ máy. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ Đảng bộ tỉnh Bình Dương luôn coi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là một trong những khâu đột phá.

Trong đó, đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nên đã đạt được nhiều kết quả cụ thể, đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, đảm


bảo về chất lượng và quan trọng nhất là cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã nhận thức rõ về vai trò của các khâu trong công tác cán bộ. Cụ thể hóa điều kiện, tiêu chuẩn chức danh là cơ sở quan trọng để đánh giá cán bộ; đánh giá cán bộ là khâu tiền đề; xây dựng quy hoạch cán bộ là khâu nền tảng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là yêu cầu trước mắt và là nhiệm vụ lâu dài; bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ là khâu đột phá; chính sách cán bộ là động lực quan trọng để phát triển đội ngũ; tuyển dụng và tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là nhiệm vụ trọng yếu.


KẾT LUẬN


1. Xã, phường, thị trấn là cấp cơ sở trong hệ thống hành chính bốn cấp của Việt Nam, nơi trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ cán bộ chủ chốt giữ vị trí quan trọng, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, trực tiếp giải quyết các công việc cho nhân dân và là nhân tố quyết định chất lượng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, an toàn xã hội ở cơ sở. Do vậy, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải luôn gắn với quy hoạch và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, với xu thế phát triển của các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế.

Để có đội ngũ cán chủ chốt cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới, Đảng bộ tỉnh Bình Dương xác định: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ phẩm chất, năng lực để tổ chức và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, từng bước trẻ hóa góp phần tạo nguồn cán bộ cho các cấp trong tỉnh. Đồng thời, thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác ở xã, phường, thị trấn và tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ lãnh đạo từ học sinh, sinh viên xuất sắc trong tỉnh.

2. Quá trình chỉ đạo thực hiện, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã quán triệt các chủ trương lớn của Đảng tại các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), IX (2001), X (2006), XI (2011) và Nghị quyết số 03-NQ/HNTW của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết số 17-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; Kết luận số 37-KL/TW của


Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020 vào công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở.

Trong 18 năm (1997-2015), qua bốn kỳ Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ, lần thứ VI năm 1997 khi mới tái lập, lần thứ VII năm 2000, lần thứ VIII năm 2005 và lần thứ IX năm 2010, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện mang tính lý luận và thực tiễn cao, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Một trong những nét riêng của Đảng bộ tỉnh Bình Dương trong quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là, thực hiện đồng bộ, kết hợp chặt chẽ giữa chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng hệ thống chính trị và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

3. Trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã linh hoạt trong bố trí sử dụng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ được Trung ương đánh là, năng động, sáng tạo. Những kết quả nổi bật là: Sớm cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý làm căn cứ để đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển và là tiêu chí để cán bộ hoàn thiện bản thân. Đã vận dụng linh hoạt việc thí điểm, Bí thư cấp ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 1995, trước Hướng dẫn số 25-HD/BTCTW ngày 06/3/2009 của Trung ương.

Công tác tạo đào tạo, bồi dưỡng được Đảng bộ tỉnh Bình Dương đặc biệt coi trọng; công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với cán bộ được quan tâm góp phần tạo động lực cho cán bộ ở cơ sở học tập nâng cao trình độ và an tâm công tác. Khi tái lập (1997), đội ngũ cán bộ chủ

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí