Bảng 2.2 Thống kê số ngành, nghề ở các cấp trình độ và loại hình đào tạo qua các năm (2003 - 2007)
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
ĐẠI HỌC | |||||
Đại học chính quy | 0 | 0 | 0 | 11 | 11 |
Đại học không chính quy | 0 | 0 | 0 | 0 | 6 |
Liên thông TCCN, CĐ-ĐH | 0 | 0 | 0 | 0 | 12 |
CAO ĐẲNG | |||||
Cao đẳng chính quy | 14 | 14 | 16 | 19 | 19 |
Cao đẳng không chính quy | 6 | 6 | 6 | 6 | 6 |
Liên thông TCCN-CĐ | 6 | 6 | 6 | 8 | 10 |
Cao đăng nghề | 0 | 0 | 0 | 0 | 5 |
TRUNG CẤP | |||||
Trung cấp chuyên nghiệp | 12 | 12 | 12 | 13 | 14 |
Trung cấp nghề | 10 | 15 | 19 | 19 | 19 |
Cộng | 48 | 48 | 50 | 67 | 94 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Nhân Lực Khoa Học Và Công Nghệ Trong Trường Đại Học
- Các Quan Điểm Và Giải Pháp Phát Triển Nhân Lực Kh&cn Ở Việt Nam Hiện Nay
- Chuẩn Mực Quốc Gia Về Đội Ngũ Cán Bộ Một Trường Đại Học Và Tình Hình Nhân Lực Của Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Hiện Nay
- Đẩy Mạnh Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Trong Nhà Trường
- Một Số Giải Pháp Chính Sách Phát Triển Nhân Lực Khoa Học Và Công Nghệ Của Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
- Chính Sách Tuyển Dụng, Sử Dụng Cán Bộ
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
(Nguồn Phòng Đào tạo - ĐH Công nghiệp)
Qua bảng thống kê số ngành nghề đào tạo, từ năm 2006 trường ĐH Công nghiệp đã triển khai công tác đào tạo 11 ngành nghề có trình độ đại học và không ngừng phát huy năng lực sẵn có đào tạo nhiều cấp bậc: trung cấp, cao đẳng và hệ liên thông. Đây chính là sự cố gắng của nhà trường cũng như tập thể cán bộ nhằm xây dựng và phát triển trường ĐH Công nghiệp trở thành trường đào tạo đa ngành. Tuy nhiên với sự mở rộng ngành nghề đào tạo cũng như trình độ đào tạo đã khiến cho trường gặp không ít khó khăn đặc biệt về nhân lực. Nếu như năm 2005 trường đào tạo 50 ngành nghề thì năm 2006 tăng
lên 67 ngành tăng 1.3 lần thì đến năm 2007 tăng 1.5 lần. Từ 67 ngành đào tạo năm 2006 tăng lên 97 ngành đào tạo năm 2007.
Bảng 2.3 Thống kê số học sinh, sinh viên tuyển mới qua các năm (2003 - 2008)
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
ĐẠI HỌC | ||||||
Đại học chính quy | 0 | 0 | 0 | 1.412 | 2.132 | 2.500 |
Đại học không chính quy | 0 | 0 | 0 | 413 | 800 | 850 |
Liên thông TCCN, CĐ-ĐH | 0 | 0 | 0 | 0 | 1500 | 1.700 |
CAO ĐẲNG | ||||||
Cao đẳng chính quy | 2.882 | 2.771 | 2.309 | 2.566 | 2.627 | 2.700 |
Cao đẳng không chính quy | 350 | 380 | 350 | 287 | 500 | 700 |
Liên thông TCCN-CĐ | 632 | 856 | 938 | 1.420 | 2.000 | 2.200 |
Cao đăng nghề | 0 | 0 | 0 | 0 | 500 | 560 |
TRUNG CẤP | ||||||
Trung cấp chuyên nghiệp | 1.533 | 1.917 | 2.130 | 2.662 | 2.925 | 3.100 |
Trung cấp nghề | 1.699 | 1.887 | 2.097 | 2.230 | 2.500 | 2.700 |
Cộng | 7.064 | 7.755 | 7.886 | 10.870 | 14.995 | 17.010 |
(Nguồn Phòng Đào tạo - ĐH Công nghiệp)
Qua bảng số liệu thống kê số học sinh, sinh viên tuyển mới qua các năm từ 2003-2008 với con số thay đổi nhanh chóng qua từng năm. Với các trình độ đào tạo từ trung cấp, cao đẳng và đại học đã cho thấy khối lượng lớn cán bộ giảng dạy cũng tăng lên nhằm đáp ứng cho yêu cầu học tập và giảng dạy của trường. Trước nhu cầu phát triển của trường, tháng 12/2005 trường nâng cấp trở thành trường ĐH và từ năm 2006 số lượng học sinh hệ đại học tuyển khóa
đầu tiên hơn 1.400. Số lượng sinh viên tuyển mới ngày càng tăng cao qua các năm là thách thức lớn cho nhà trường.
Bảng 2.4 Thống kê số học sinh, sinh viên tốt nghiệp qua các năm (2003 - 2008)
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
ĐẠI HỌC | ||||||
Đại học chính quy | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Đại học không chính quy | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Liên thông TCCN, CĐ-ĐH | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
CAO ĐẲNG | ||||||
Cao đẳng chính quy | 2.298 | 2.419 | 2.546 | 2.680 | 2.577 | 2.610 |
Cao đẳng không chính quy | 204 | 227 | 252 | 280 | 304 | 414 |
Liên thông TCCN-CĐ | 462 | 513 | 570 | 760 | 950 | 987 |
Cao đẳng nghề | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
TRUNG CẤP | ||||||
Trung cấp chuyên nghiệp | 1.180 | 1.311 | 1.457 | 1.821 | 1.810 | 1.890 |
Trung cấp nghề | 1.101 | 1.223 | 1.359 | 1.510 | 1.678 | 1.762 |
Cộng | 5.244 | 5.693 | 6.184 | 7.051 | 7.319 | 7.663 |
(Nguồn Phòng Đào tạo - ĐH Công nghiệp)
Bảng số liệu thống kê số lượng sinh viên tốt nghiệp qua các năm với chủ yếu là những học sinh, sinh viên hệ cao đẳng và trung cấp. Mỗi năm lượng sinh viên cung cấp cấp nhu cầu về nhân lực cho xã hội là rất lớn từ 2000 đến 2500 là những sinh viên đạt trình độ cao đẳng và từ 1000-1500 là những sinh viên hệ trung cấp với tay nghề kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội.
Bảng 2.5 Thống kê đội ngũ cán bộ viên chức các đơn vị đào tạo (Tính đến 31/12/2008)
Tên đơn vị đào tạo | Tổng số CB | Tiến sĩ | Thạc sĩ | Đại học | Cao đẳng | Trung cấp | |
1 | Khoa Công nghệ Thông tin | 35 | 5 | 20 | 10 | 0 | 0 |
2 | Khoa Cơ khí | 45 | 5 | 23 | 10 | 4 | 3 |
3 | Khoa Công nghệ May và Thiết kế thời trang | 15 | 0 | 2 | 6 | 3 | 1 |
4 | Khoa Công nghệ ô tô | 24 | 1 | 5 | 16 | 1 | 1 |
5 | Khoa Công nghệ Hóa | 10 | 0 | 4 | 5 | 1 | 0 |
6 | Khoa Điện | 48 | 2 | 15 | 20 | 5 | 3 |
7 | Khoa Điện tử | 43 | 1 | 5 | 32 | 2 | 2 |
8 | Khoa Kinh tế | 28 | 1 | 12 | 10 | 5 | 0 |
9 | Khoa Sư phạm Kỹ thuật | 35 | 0 | 12 | 18 | 4 | 1 |
10 | Khoa Tại chức | 22 | 0 | 10 | 12 | 0 | 0 |
11 | Khoa Khoa học cơ bản | 23 | 1 | 13 | 9 | 0 | 0 |
12 | Khoa Mác-Lênin | 24 | 1 | 20 | 3 | 0 | 0 |
13 | Khoa Ngoại ngữ | 48 | 0 | 21 | 24 | 3 | 0 |
14 | Khoa Đào tạo và Hợp tác Quốc tế | 25 | 1 | 14 | 10 | 0 | 0 |
15 | Khoa Giáo dục Thế chất Quốc phòng | 8 | 0 | 3 | 5 | 0 | 0 |
(Nguồn: Phòng TCCB)
Từ bảng thống kê trên, chúng ta có thể thấy số lượng viên chức trong trường chưa phù hợp so với quy mô của trường. Với 8 khoa đào tạo nhưng phần lớn đội ngũ cán bộ khoa học được đào tạo cơ bản, có kiến thức chuyên môn sâu, có năng lực và kinh nghiệm trong công tác đào tạo và NCKH còn thiếu. Mặc dù trường được nâng cấp lên đại học được 3 năm nhưng công tác đảm bảo chất lượng của một trường đại học. Và nhìn chung, đội ngũ cán bộ viên chức còn thiếu cả về chất lượng lẫn số lượng so với các trường đại học trong nước. Đặc biệt về trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế: số lượng cán bộ
trình độ thạc sỹ, tiến sỹ còn ít, vẫn còn những cán bộ ở trình độ cao đẳng, trung cấp. Trong số đó, nhà trường chưa có những cán bộ đầu ngành có uy tín cao không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với đội ngũ này đó là:
- Thiếu và nguy cơ hẫng hụt đội ngũ cán bộ đầu ngành đang trở nên gay gắt, đặc biệt là đối với lĩnh vực ngoại ngữ và một số ngành công nghệ cao, kinh tế, xã hội mũi nhọn.
- Tốc độ phát triển chậm, có xu hướng giảm sút, có sự hẫng hụt về đội ngũ, cán bộ khoa học (CBKH) trình độ cao ngày càng ít.
- Thiếu đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, trình độ, lứa tuổi và phân bố không đều giữa các đơn vị, lĩnh vực, ngành học,...
Hiện nay trong xu thế hội nhập và phát triển đất nước, trường ĐH Công nghiệp gặp phải khồng ít những khó khăn đặc biệ là nhu cầu về nhân lực có trình độ cao để đáp ứng với yêu cầu xây dựng trường đại học. Chính vì thế, điều này đòi hỏi nhà trường cần có những những bước đi đúng đắn, những giải pháp phù hợp để nhanh chóng khắc phục khó khăn đồng thời nhanh chóng phát triển trường đứng ngang tầm với các trường đại học trong cả nước. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý của trường ĐH Công nghiệp phần lớn xuất thân từ CBGD, hầu hết chưa được đào tạo-bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý. Vì vậy, năng lực, tư duy và kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế.
- Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu đồng bộ, thường xuyên biến động.
- Việc sử dụng, bố trí cán bộ quản lý nhìn chung chưa hợp lý. Chính sách chế độ đãi ngộ chưa phù hợp; do vậy, phần đông CBQL chưa an tâm công tác.
- Thêm vào đó là vẫn còn có những cán bộ vẫn ở trình độ cao đẳng hoặc đang theo học tại chức.
Sự giảm đi về số lượng các cán bộ có trình độ cao và thay vào đó là sự tăng lên của các cán bộ có trình độ thấp hơn có thể giải thích là do những cán bộ lão thành của các thế hệ trước đã về hưu.
Như vậy có thể thấy rằng mặc dù số lượng cán bộ tăng lên nhưng chất lượng cũng là điều đáng phải bàn đến. Điều này càng khẳng định đầu tư nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với trường ĐH Công nghiệp trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
Cũng giống như tình trạng chung của cả nước hiện nay, đội ngũ cán bộ của ĐH Công nghiệp cũng đang đứng trước một số khó khăn:
- Tỷ lệ sinh viên/giảng viên còn cao đối với một số ngành, lĩnh vực;
- Số lượng và tỷ lệ giảng viên có học hàm GS, PGS không có;
- Điều kiện làm việc của cán bộ giảng dạy còn khó khăn; trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ giảng dạy còn hạn chế; nhiều giảng viên chưa tiếp cận phương pháp dạy - học (giảng dạy, kiểm tra, đánh giá) tiên tiến, chưa đủ năng lực biên soạn giáo trình điện tử và giảng dạy điện tử; khả năng kết hợp NCKH
- đào tạo - phục vụ xã hội còn thấp.
- Số lượng và chất lượng đội ngũ không tương xứng với quy mô và lĩnh vực đào tạo và NCKH;
- Cơ cấu đội ngũ CBKH thiếu đồng bộ về lĩnh vực, ngành, chuyên ngành, tuổi và giới tính;
- Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) hầu hết chưa được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp, kinh nghiệm quản lý chưa cao
Bảng 2.6: Đội ngũ cán bộ cơ hữu của trường ĐH Công nghiệp các năm 2006-2009
(Nguồn: Báo cáo hoạt động 3 năm trường ĐH Công nghiệp )
Năm 2006 | Năm 2007 | Năm 2008 | Năm 2009 | |
Tổng số CBVC | 40 | 52 | 68 | 72 |
Tổng số CBGD | 150 | 172 | 191 | 203 |
đây.
(Nguồn: Phòng TCCB)
Nhu cầu đối với các khoa và trung tâm: được thể hiện qua bảng dưới
Bảng 2.7 Nhu cầu cán bộ giảng dạy các khoa và trung tâm năm 2006-2009
Số lượng | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
Khoa Công nghệ Thông tin | 113 | 15 | 23 | 30 | 45 |
Khoa Cơ khí | 157 | 25 | 30 | 45 | 57 |
Khoa Công nghệ May và Thiết kế thời trang | 68 | 10 | 14 | 20 | 24 |
Khoa Công nghệ ô tô | 119 | 17 | 26 | 34 | 42 |
Khoa Công nghệ Hóa | 108 | 14 | 23 | 31 | 40 |
Khoa Điện | 114 | 12 | 25 | 32 | 45 |
Khoa Điện tử | 211 | 35 | 45 | 60 | 71 |
Khoa Kinh tế | 96 | 12 | 20 | 29 | 35 |
Khoa Sư phạm | 66 | 7 | 12 | 21 | 26 |
Khoa Tại chức | 87 | 16 | 20 | 25 | 30 |
Khoa Khoa học cơ bản | 83 | 12 | 19 | 23 | 29 |
Khoa Mác-Lênin | 52 | 6 | 10 | 15 | 21 |
Khoa Ngoại ngữ | 98 | 15 | 23 | 28 | 32 |
Khoa Đào tạo và Hợp tác Quốc tế | 52 | 7 | 10 | 14 | 21 |
Khoa Giáo dục Thế chất Quốc phòng | 60 | 8 | 12 | 17 | 23 |
Tổng cộng | 1484 | 211 | 312 | 424 | 541 |
(Nguồn TCCB - ĐH Công nghiệp)
Nhìn chung, các kết quả điều tra, khảo sát trên đây chỉ có tính tương đối, nhưng dẫu sao nó cũng mang đến cho ta một cái nhìn toàn diện về khả năng qui hoạch các ngành nghề đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn trước mắt và những năm tiếp theo; đồng thời là cơ sở cần thiết để tính toán kế hoạch xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng
dạy hợp lý, có đủ trình độ, năng lực và tác phong đạo đức, đáp ứng yêu cầu đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
2.2.4. Đối với Ban Giám hiệu và lãnh đạo các Phòng, Khoa, Trung tâm
2.2.5.1. Kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực quản lý điều hành
Việc kiện toàn bộ máy tổ chức được thực hiện bằng tiềm năng tại chỗ là chính, cùng với sự giúp đỡ của Bộ Công nghiệp. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cần tiến hành ngay việc qui hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý của trường. Đây là công việc phải được tiến hành thường xuyên và liên tục. Phương thức bồi dưỡng cán bộ là cử đi học, bồi dưỡng định kỳ để cập nhật kiến thức quản lý mới cho đội ngũ quản lý các cấp, kết hợp với việc cá nhân tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Quán triệt sâu sắc, triển khai và tổ chức thực hiện Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chú trọng ở cả 3 mặt: đánh giá và sắp xếp, đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ.
- Tiếp tục nghiên cứu để sắp xếp, bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ viên chức hiện có của nhà trường một cách khoa học, góp phần phát huy sức mạnh của đội ngũ về chuyên môn và quản lý. Cuối năm tổ chức đánh giá, xếp loại để trên cơ sở đó, có kế hoạch cử đi đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, đề bạt, nâng lương,…
- Đổi mới phương thức tuyển dụng cán bộ, viên chức theo hướng khách quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh, đồng thời có kế hoạch và chính sách thu hút các chuyên gia giỏi để hỗ trợ cho công tác giảng dạy đại học của trường thông qua việc tiếp tục thực hiện Đề án thu hút và gửi đào tạo sau đại học đối với cán bộ viên chức của trường.
- Sử dụng chế độ hợp đồng dài hạn (với mọi đối tượng đủ tiêu chuẩn và điều kiện) để tăng cường giảng viên đại học, nhằm tiến tới đảm bảo tỷ lệ sinh
.....