Những Kinh Nghiệm Chủ Yếu Từ Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Bắc Giang Lãnh Đạo Xây Dựng Nông Thôn Mới (2010 - 2020)


4.2. Những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới (2010 - 2020)

4.2.1. Quán triệt sâu sắc chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, đánh giá đúng thực lực của địa phương, đề ra nhiệm vụ, mục tiêu, biện pháp xây dựng nông thôn mới phù hợp

Trong hoạt lãnh đạo nói chung, xây dựng NTM nói riêng, việc xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp là vấn đề có ý nghĩa quyết định trước tiên đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng. Nếu đề ra mục tiêu, nhiệm vụ quá cao, không sát với điều kiện thực tế sẽ gây nghi ngờ trong quần chúng Nhân dân. Ngược lại, nếu đề ra mục tiêu, nhiệm vụ quá thấp sẽ triệt tiêu động lực và tinh thần sáng tạo của quần chúng Nhân dân.

Để có chủ trương đúng đắn, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp xây dựng NTM phù hợp, kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang là:

Một là, quán triệt cho mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy hiểu sâu, nắm chắc chủ trương và sự chỉ đạo của Trung ương về xây dựng NTM

Thực tiễn trong quá trình xây dựng NTM của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 đến năm 2020 cho thấy ngay sau khi Trung ương có Nghị quyết và Chính phủ có Chương trình MTQG xây dựng NTM, Tỉnh ủy Bắc Giang đã chủ động mở các lớp học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng đến mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy. Bởi đó là lực lượng tiên phong, đi đầu, trực tiếp xây dựng nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết ở cấp mình, cũng là người làm công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia, thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM.

Quá trình tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết được duy trì nghiêm túc, chặt chẽ, kết hợp giữa giới thiệu nghị quyết với tham quan thực tế, viết thu


hoạch, trao đổi, thảo luận… Nhờ đó, trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy từ Tỉnh đến cơ sở về xây dựng NTM được củng cố vững chắc. Đó là cơ sở nền tảng để cấp ủy các cấp quán triệt, vận dụng xây dựng nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch xây dựng NTM phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Hai là, đánh giá đúng thuận lợi, khó khăn đề ra mục tiêu, nhiệm vụ sát hợp với thực tế địa phương

Bắc Giang là tỉnh có bề dày truyền thống yêu nước, cách mạng và truyền thống văn hóa; Nhân dân dũng cảm chiến đấu chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Trải qua bao thế kỷ khai phá và cải tạo, các thế hệ người Bắc Giang đã tạo ra những cánh đồng màu mỡ suốt từ xuôi lên miền núi để cấy lúa, trồng hoa màu và các loại cây ăn quả. Từ quá trình lao động, Bắc Giang đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý trong phát triển, thâm canh nông nghiệp, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, có giá trị kinh tế cao như vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, lúa thơm Yên Dũng... Đó là những điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh đó, các văn kiện nghị quyết của Đảng bộ cũng chỉ ra những khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng NTM như tình trạng ruộng đất còn manh mún, cơ sở hạ tầng yếu kém, văn hóa - xã hội còn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết…

Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020 - 18

Trên cơ sở đánh giá chính xác những thuận lợi, khó khăn tác động đến quá trình xây dựng NTM, căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM, Tỉnh ủy Bắc Giang ra Nghị quyết số 145-NQ/TU ngày 14 - 7 - 2011 Về xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 đã đề ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong từng giai đoạn, phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương. Nhờ đó đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả HTCT và mọi người dân cùng chung sức xây dựng NTM.


Ba là, lựa chọn hình thức, bước đi, cách làm phù hợp với điều kiện địa phương

Phương châm dễ làm trước, khó làm sau: Xác định rõ, việc thực hiện các tiêu chí trong xây dựng NTM ở một tỉnh nông thôn phát triển chưa đồng bộ, chưa có quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM... nên khi triển khai Tỉnh ủy Bắc Giang đã chỉ đạo các địa phương thực hiện phương châm: Việc nào dễ làm trước, việc nào khó làm sau, cụ thể: Bắc Giang lựa chọn những tiêu chí dễ thực hiện trong đề án, phát huy được nội lực cộng đồng dân cư, Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ. Những tiêu chí không cần sự đầu tư, hỗ trợ vốn của Nhà nước (Tiêu chí 13) và những công việc cấp bách với đời sống dân sinh được ưu tiên làm trước (Tiêu chí 2.3. đường ngõ, xóm). Những tiêu chí cần có sự đầu tư, hỗ trợ kinh phí Nhà nước làm sau. Việc lựa chọn thực hiện các tiêu chí được thực hiện trên nguyên tắc quản lý và sử dụng nguồn vốn chặt chẽ, công khai, dân chủ, không để lãng phí. Do đó, đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Chọn khâu đột phá: Bắc Giang thuộc khu vực Trung du miền núi phía Bắc với diện tích rộng, địa hình chia cắt, phân tán để đảm bảo giao thương liên kết và đi lại thuận tiện giữa các địa phương trong Tỉnh nói chung và các huyện, xã, thôn nói riêng. Do vậy, tiêu chí số 2 về giao thông được Tỉnh xác định là khâu đột phá, động lực cho phát triển KT - XH của tỉnh Bắc Giang, do đó được tập trung nhiều nguồn lực thực hiện.

Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ” chính là chìa khóa để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời phát huy tinh thần, trách nhiệm, tính năng động, tạo được sự đồng thuận trong dân, huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, người dân chủ động đóng góp. Qua đó, nhiều tuyến đường đã được cứng hóa, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho Nhân dân và phát triển KT - XH của địa phương.


Từ thành công trong việc quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, bước đi và cách làm phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương ở tỉnh Bắc Giang không chỉ có giá trị đối với tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2010 - 2020, mà còn là kinh nghiệm quý giá để Đảng bộ Tỉnh vận dụng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM trong giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, những địa phương khác có nghiên cứu, vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

4.2.2. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức và hành động của người dân về xây dựng nông thôn mới

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Nhân dân; mọi chủ trương, chính sách dù đúng đắn đến mấy nếu không có sự tham gia, đồng tình ủng hộ của quần chúng Nhân dân cũng không trở thành hiện thực. Muốn chủ trương, đường lối của Đảng thấm sâu vào quần chúng và trở thành hành động cách mạng thật sự thì phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động. Diễn văn tại Hội nghị toàn Nga các Ban Giáo dục chính trị ngày 3 - 11 - 1920 V.I.Lênin khẳng định: “Chúng ta sẽ đạt được tất cả những gì cần thiết, chúng ta sẽ thắng tất cả những trở ngại do chế độ cũ để lại, những trở ngại mà ta không khắc phục ngay một lúc được. Cần phải giáo dục quần chúng lại. Chỉ có tuyên truyền và cổ động mới làm được việc đó” [49, tr. 484].

Thực tiễn quá trình lãnh đạo xây dựng NTM trong những năm 2010 - 2020, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã xác định: “Công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến sâu, rộng về mục đích, nội dung và ý nghĩa của Chương trình MTQG xây dựng NTM phải được đặt lên hàng đầu” [3, tr. 287]; phải đi trước một bước, được triển khai theo lộ trình với những nội dung, cách thức triển khai cụ thể. Nội dung công tác tuyên truyền, vận động là chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh về xây dựng NTM; phổ biến cơ chế, chính


sách, cách làm hay, mô hình hiệu quả, điển hình tiên tiến trong xây dựng NTM; đặc biệt là mục đích, nội dung, ý nghĩa và lợi ích thiết thực khi xây dựng NTM… Do vậy, công tác tuyên truyền, vận động về xây dựng NTM đã được các địa phương trong tỉnh Bắc Giang chú trọng đổi mới về phương pháp, cách thức đa dạng, hiệu quả như: Tổ chức Hội nghị, Hội thi bằng hình thức sân khấu hóa, báo cáo viên, hội thảo, tập huấn; tuyên truyền trên phương tiện thông tin truyền thông, thông qua các chuyên trang, chuyên mục, bản tin... Điểm sáng tạo trong vận động tuyên truyền của Bắc Giang lấy người dân tuyên truyền vận động người dân; lấy thôn điển hình để tuyên truyền vận động thôn khác.

Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã tạo được sự thống nhất về tư tưởng, hành động từ Tỉnh đến cơ sở, tạo nên phong trào thi đua xây dựng NTM sổi nổi, rộng khắp trong các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; làm chuyển biến rõ nét về nhận thức, tư duy của người dân và cán bộ về xây dựng NTM, người dân nhận thức rõ hơn về vai trò chủ thể của mình, từ đó tham gia thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động làm cho mỗi người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và lợi ích thiết thực khi xây dựng NTM, kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang cho thấy:

Một là, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM

Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, vận động được Đảng bộ tỉnh Bắc Giang xác định là một trong những kênh thông tin quan trọng nhất, trực tiếp truyền bá sâu rộng chủ trương của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh về xây dựng NTM. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, vận động là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Theo đó, những năm 2010 - 2020 đội ngũ cán bộ tuyên truyền, vận động xây


dựng NTM tỉnh Bắc Giang ở cơ sở thường xuyên được kiện toàn có số lượng hợp lý, có phẩm chất chính trị tư tưởng tốt, đạo đức lối sống trong sáng, trách nhiệm công tác và năng lực tốt; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, nhất là kỷ luật phát ngôn. Tỉnh ủy Bắc Giang chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phải thường xuyên giáo dục nâng cao kiến thức về xây dựng NTM, kinh nghiệm và nghệ thuật tuyên truyền, vận động cho đội ngũ cán bộ tuyên truyền, cổ động.

Hoạt động công tác tuyên truyền, vận động luôn quán triệt sâu sắc mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về Chương trình MTQG xây dựng NTM, vận dụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Tỉnh để định hướng hành động cho người dân để người dân nông thôn thấy được vai trò chủ thể, nòng cốt trong xây dựng NTM; họ được biết, được bàn, được quyết định, tự làm, tự giám sát và được hưởng thụ.

Các địa phương tích cực, chủ động cung cấp thông tin, hướng dẫn nội dung, phân công nhiệm vụ cụ thể cho người làm công tác tuyên truyền vận động. Bảo đảm tốt vật chất, phương tiện, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ tuyên truyền, vận động hoạt động. Tiến hành nhiều hình thức, biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tuyên truyền viên như: Cung cấp thông tin và hướng dẫn nội dung tuyên truyền theo nhiệm vụ; tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày, gửi đi học, thông qua tổ chức các hội nghị, hội thi, tuyên truyền viên ở các cấp, trao đổi kinh nghiệm công tác... Trên cơ sở đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền, vận động, cùng với nắm chắc nội dung, ý nghĩa của Chương trình MTQG xây dựng NTM cán bộ làm công tác tuyên truyền vận động có đủ bản lĩnh, trí tuệ thực hiện tốt nhiệm vụ.

Hai là, mỗi cán bộ, đảng viên làm công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM phải là tấm gương mẫu mực

Để hoạt động công tác tuyên tuyền, vận động Nhân dân tích cực chủ động tham gia xây dựng NTM, đưa Nghị quyết các cấp đi vào cuộc sống, tạo sự


đoàn kết, thống nhất; phát huy tốt vai trò cộng đồng trong xây dựng NTM. Vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong đó đề cao tính tiên phong, gương mẫu, ý thức tự giác tích cực, chủ động trong tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác tuyên truyền. Người làm công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia xây dựng NTM phải là người thực hành nêu gương đầu tiên, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [52, tr. 284].

Thực tiễn ở nhiều địa phương Bắc Giang cho thấy đã phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở, các chi bộ nông thôn đã ban hành Nghị quyết chuyên đề xây dựng NTM. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tinh thần nêu gương của đảng viên và sự đồng tình của người dân nông thôn, làng quê các địa phương tỉnh Bắc Giang đang đổi mới từng ngày. Phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” vẫn còn nguyên giá trị trong lãnh đạo xây dựng NTM của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang.

Ba là, chú trọng xây dựng mô hình thí điểm về xây dựng NTM

Xây dựng mô hình thí điểm trong xây dựng NTM được triển khai sớm ở Bắc Giang. Đối với cấp xã, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về việc chỉ đạo thí điểm mô hình xây dựng NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; Tỉnh ủy Bắc Giang triển khai thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư về thí điểm xây dựng mô hình NTM ở xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang. Đối với cấp huyện, Kế hoạch số 624/KH-BCĐ ngày 31 - 3 - 2011 của BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang về tổ chức triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM: “Chọn huyện Yên Dũng để chỉ đạo điểm xây dựng NTM” [3, tr. 299]. Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp từ Tỉnh đến địa phương, mô hình điểm đạt được nhiều kết quả tốt, đã có sức lan tỏa phong trào “Dồn điền, đổi thửa” được triển khai điểm tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng đã trở thành phong trào nông nghiệp rộng khắp trong toàn Tỉnh từ năm 2010


đến năm 2020 các địa phương đã thực hiện dồn điền, đổi thửa 16.962ha; triển khai 163 cánh đồng mẫu, hiệu quả kinh tế từ sản xuất cánh đồng mẫu cao hơn sản xuất đại trà từ 20 - 40%, đã làm thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung liên kết với doanh nghiệp, đóng góp tích cực thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Kết quả trong xây dựng NTM ở các địa phương trong tỉnh Bắc Giang là “thước đo” hiệu quả công tác tuyên truyền. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân trong Tỉnh đã hưởng ứng tích cực bằng việc làm thiết thực. Đặc biệt, từ mô hình xây dựng xã điểm, huyện điểm xây dựng NTM đến hết năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 127/184 xã, 03 huyện đạt chuẩn NTM.

Vận dụng kinh nghiệm này trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động phát huy dân chủ trong xây dựng NTM; các nội dung xây dựng NTM phải được Nhân dân bàn bạc dân chủ, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, theo phương châm “dân cần, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”. Phát huy cao nhất tính dân chủ và tính cộng đồng để toàn dân cùng tham gia. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai, minh bạch, thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh, những lệch lạc tạo niềm tin cho quần chúng Nhân dân.

4.2.3. Huy động và sử dụng nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm và điều kiện của địa phương

Chương trình MTQG xây dựng NTM là một Chương trình tổng thể về phát triển KT - XH, chính trị và an ninh quốc phòng. Tỉnh Bắc Giang đã xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể, hợp lý, bước đi vững chắc, đảm bảo ổn định chính trị, xã hội nông thôn, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và khả năng đóng góp của Nhân dân để xây dựng NTM với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Với mục tiêu đến năm 2015 có 20%; đến năm 2020 có 35 - 40% số xã đạt chuẩn NTM và có từ 1 - 2 huyện đạt huyện NTM. Đảng bộ tỉnh

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí