Chỉ Đạo Về Giảm Tỷ Lệ Hộ Nghèo, Tỷ Lệ Lao Động Làm Việc Trong Lĩnh Vực Nông, Lâm, Ngư Nghiệp Và Tăng Tỷ Lệ Nông Dân Qua Đào Tạo


cơ sở trọng điểm chất lượng cao thu hút “khoảng 25 - 30% học sinh có học lực giỏi, học sinh năng khiếu trên địa bàn huyện, thành phố vào học, chiếm 7 - 10% trong số học sinh cấp trung học cơ sở trên toàn Tỉnh” [171, tr. 3 - 4]. Về chất lượng giáo dục Đề án xác định: Đến năm 2020 “100% học sinh được học tin học; có từ 20% trở lên học sinh có khả năng đọc hiểu và giải một số bài tập các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh” [171, tr. 5]; 100% số học sinh lớp chất lượng cao được tuyển vào trường trung học phổ thông chuyên và các lớp chất lượng cao của các trường trung học phổ thông trên địa bàn. Để thực hiện các mục tiêu trên Đề án đưa ra hệ thống giải pháp thực hiện đồng bộ về: Công tác tuyên truyền; công tác tuyển sinh; xây dựng đội ngũ nhà giáo; nâng cao chất lượng dạy, học; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang, thiết bị dạy học và ưu tiên chế độ làm việc đối với giao viên.

Tiếp tục thực hiện Đề án, Kế hoạch 155/KH-UBND ngày 4 - 7 - 2019 của UBND tỉnh Bắc GiangĐảm bảo cơ sở vật chất giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025 để đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo với mục tiêu: “Đầu tư xây dựng để các trường mầm non, phổ thông bảo đảm đủ 1 phòng học/1 lớp; xóa toàn bộ phòng học tạm, phòng học xuống cấp và phòng học nhờ; có đủ các phòng bộ môn, các phòng chức năng, công trình vệ sinh và các hạng mục khác theo quy định của điều lệ từng cấp học” [193, tr. 1].

Sự chỉ đạo sát đúng của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang đã góp phần thực hiện tiêu chí giáo dục Chương trình MTQG xây dựng NTM. Đến năm 2020, chất lượng giáo dục toàn diện duy trì trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước; thực hiện rà soát, sắp xếp, sáp nhập các trường, điểm trường có quy mô nhỏ, nâng cao hiệu quả các hoạt động; giáo dục mầm non được quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển các trường mầm non tư thục, nhóm trẻ độc lập tư thục ở các


khu đông dân cư, khu công nghiệp, ở vùng khó khăn; phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi được giữ vững, phổ cập giáo dục tiểu học nâng từ mức độ 1 lên mức độ 3, phổ cập trung học cơ sở nâng từ mức độ 1 lên mức độ 2. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm chú trọng gắn với nhu cầu lao động của doanh nghiệp; từ năm 2010 đến năm 2019 có trên 267.500 lao động được đào tạo nghề, trong đó có trên 51.600 lao động được hỗ trợ đào tạo nghề theo Đề án nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của Tỉnh từ 37% năm 2010 lên 66,6% năm 2019, trong đó đào tạo nghề đạt 44,6%; “năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% (tăng 33% so với năm 2010), trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 46,5% (tăng 23,3% so với năm 2010)” [195, tr. 10]. Theo đó, đến hết năm 2020 toàn Tỉnh “có 182 xã đạt tiêu chí giáo dục (chiếm 98,9%)” [201, tr. 8]. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục, đào tạo giữa các vùng miền, các loại hình đào tạo còn chênh lệch lớn. Chất lượng giáo dục ngoài công lập, giáo dục thường xuyên, dạy ngoại ngữ, tin học chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông chưa đạt mục tiêu. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ xảy ra; một bộ phận đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên dạy nghề yếu về năng lực, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục, đào tạo, dạy nghề tuy được đầu tư song còn bất cập so với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện hiện nay.

3.2.4.2. Nâng cao chất lượng y tế

Thực hiện Chương trình MTQG trong lĩnh vực y tế, ngày 11 - 12 - 2015 HĐND tỉnh Bắc Giang ra Nghị quyết số 35/2015/NQHĐND Quy định mức hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020 nhằm hỗ trợ đội ngũ y sỹ đang công tác tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn, y sĩ là viên chức đang công tác ở các chuyên ngành truyền nhiễm, lao, phong, tâm thần, HIV/AIDS, phục hồi chức năng, giải phẫu bệnh, pháp y, chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện được cử đi đào tạo bác sỹ hệ liên thông; bác sỹ là công chức, viên chức được cử đi đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II; viên chức được cử đi đào tạo phát triển kỹ thuật


mới tại tuyến tỉnh, tuyến Trung ương và ở ngoài tỉnh; bác sỹ mới được tuyển dụng được cử đi học bác sỹ nội trú hệ lâm sàng, có cam kết phục vụ tại đơn vị từ 6 năm trở lên, tính từ thời điểm tốt nghiệp bác sỹ nội trú về làm việc. “Chế độ hỗ trợ 100% học phí, kinh phí đào tạo; hỗ trợ tiền tài liệu 1.000.000 đồng/người/năm” [35, tr. 1 - 2]. Hỗ trợ tiền lưu trú, đi lại 3.000.000 đồng/người/tháng đối với trường hợp được cử đi đào tạo phát triển kỹ thuật mới ở Trung ương và ngoài tỉnh và ở ngoài tỉnh từ 01 tháng trở lên; hỗ trợ tiền lưu trú, đi lại, tài liệu 1.000.000 đồng/người/tháng đối với trường hợp đi đào tạo phát triển kỹ thuật mới ở tuyến tỉnh từ 01 tháng trở lên. Song song với đó, tỉnh Bắc Giang đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Do làm tốt công tác đãi ngộ nên đội ngũ làm công tác y tế ở Bắc Giang luôn tâm huyết, yêu nghề, chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân ngày càng được nâng lên. Tỉnh ủy, UBND Tỉnh giao Sở Y tế chỉ đạo thường xuyên quan tâm xây dựng các cơ sở y tế trên địa bàn xanh - sạch - đẹp, hoàn thành đầu tư mới, cải tạo 100% nhà vệ sinh các bệnh viện, xây dựng mới, nâng cấp và đầu tư trang thiết bị cho trên 120 trạm y tế xã; hết năm 2020 “có 184 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế (chiếm 100%)” [201, tr. 8], tăng 56,6% so với năm 2010.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28 - 01 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra; tỉnh Bắc Giang trưng dụng 3 cơ sở gồm Trường Quân sự Tỉnh, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Hội Nông dân, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang và Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự để thành lập khu cách ly phòng chống dịch đối với những trường hợp nghi nghiễm Covid-19. Cùng với đó, xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 25/TTr- SYT ngày 7 - 2- 2020, UBND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày 10 - 2 - 2020 Về việc hỗ trợ thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Theo đó, miễn phí tiền ăn cho đối tượng là người nghèo, người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội khi phải áp dụng cách ly y tế theo mức


Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020 - 15

80.000 đồng/người/ngày. Do làm tốt công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ kịp thời đến hết năm 2020, toàn Tỉnh cách ly tập trung 6.167 người; cách ly tại nơi cư trú 24.206 người; số ca mắc là 06 người nhưng đã được chưa khỏi bệnh.

Thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, nhất là người dân khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm đặc biệt. Ngày 01 - 9 - 2016 Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Chỉ thị số 08- CT/TU Về đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020 nhằm duy trì, phát triển bền vững các nhóm đối tượng đã và đang tham gia bảo hiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. “Phấn đấu đến năm 2017 có trên 86% dân số trong Tỉnh có thẻ bảo hiểm y tế; duy trì, bảo đảm đến năm 2020 có từ 95% dân số trở lên tham gia bảo hiểm y tế... 90% hộ gia đình làm nông, lâm nghiệp, các hộ phi nông nghiệp có mức sống trung bình trở lên trên địa bàn tham gia bảo hiểm y tế” [92, tr. 1]. Thực hiện chủ trương trên, UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các huyện ủy, thành ủy xây dựng kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thế về phát triển đối tượng bảo hiểm y tế cho các đảng bộ cơ sở, chi bộ, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm thực hiện đạt mục tiêu trên. Hằng năm hoặc khi cần thiết, Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND cấp huyện làm việc với cơ quan bảo hiểm xã hội về tình hình thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm y tế trên địa bàn. Hết năm 2020, “tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 99%, cao hơn bình quân cả nước hiện khoảng 90%)” [201, tr. 7]; tăng 39,3% so với năm 2010, vượt trên 15,5% so với chỉ tiêu Chính phủ giao. Bên cạnh đó, ở một số địa phương trong Tỉnh cơ sở vật chất y tế còn hạn chế, thiếu trang bị và nhân lực.

3.2.4.3. Chỉ đạo về giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỷ lệ nông dân qua đào tạo

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII của Đảng bộ Tỉnh, ngày 11 - 4 - 2017 UBND tỉnh Bắc Giang ra Kế hoạch số 1088/KH-UBND Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017 - 2020. Kế hoạch xác định, thực hiện giảm nghèo, nâng cao đời


sống vật chất của người dân phấn đấu mỗi năm giảm bình quân 2% hộ nghèo. Để cải thiện sinh kế, tăng thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, người cận nghèo; phấn đấu đến hết năm 2020 toàn Tỉnh có khoảng 35.000 hộ nghèo thoát nghèo; UBND Tỉnh chỉ đạo: “100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định; 100% người nghèo trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề đều được hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm” [178, tr. 4]. Với chủ trương và sự chỉ đạo đúng đắn đến hết năm 2020 “nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%, 175/184 xã đạt tiêu chí lao động có việc làm” [201, tr. 6]; tăng 19,2% xã so với năm 2015, tăng 87,1% xã so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19,61% năm 2011 xuống 3,5% năm 2020, “bình quân mỗi năm giảm 1,6%, riêng các xã đặc biệt khó khăn giảm khoảng 4%, lao động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản còn 36,7%” [196, tr. 11].

3.2.4.4. Nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của địa phương; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của cả HTCT, là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Đồng thời, Tỉnh ủy Bắc Giang cũng xác định đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. Từ nhận thức đó, công tác bảo vệ môi trường nông thôn luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp từ Tỉnh đến có sở; vì vậy đã có bước đột phá lớn, từng bước làm thay đổi nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 139-NQ/TU ngày 01/9/2016 Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân công từng đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch, tổ chức đi thâm nhập thực tế để kiểm tra công tác bảo vệ môi trường. Kết luận số 43-KL/TU ngày 11 - 5 - 2017 Về chỉ đạo giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn xác định nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp từ Tỉnh đến thôn, làng, bản, tổ dân phố tổ chức thu gom hết rác thải về đến các điểm tập kết để xử lý tiêu hủy; UBND Tỉnh ban


hành Đề án Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Tỉnh; Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 27 - 2 - 2020 Về việc huy động toàn dân tập trung thu gom, xử lý triệt để rác thải ra môi trường. Đến năm 2020 có 100% số xã có tổ, đội, HTX môi trường được thành lập, duy trì hoạt động, 162 xã có khu thu gom rác thải tập trung, 259 bãi chôn lấp rác thải, 94 lò đốt rác thải; “1.800/2.483 khu dân cư ban hành hương ước, quy ước có nội dung bảo vệ môi trường, 2.400 bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật; xử lý 264 điểm tồn lưu rác thải phức tạp” [195, tr. 15]. Do đó, “có 127/184 xã (chiếm 69%) xã đạt tiêu chí về môi trường” [201, tr. 8]. Bên cạnh đó, triển khai nhiệm vụ giải quyết vấn đề rác thải, nước thải còn lúng túng.

3.2.5. Nâng cao chất lượng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, tăng cường công tác quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

3.2.5.1. Nâng cao chất lượng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Để xây dựng NTM đạt được kết quả vững chắc trong giai đoạn mới, tỉnh Bắc Giang xác định nhân tố quan trọng hàng đầu là phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ chức đảng, MTTQ và các đoàn thể chính tri - xã hội. Với mục tiêu đến năm 2020: “Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt 90%” [90, tr. 53]; Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; coi trọng công tác bảo vệ Đảng, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, đổi mới phương thức lãnh đạo ở các đảng bộ cơ sở; xây dựng các đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh, đủ sức lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương trong tình hình mới.

Tỉnh ủy chỉ đạo xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, chính quyền của dân, do dân, vì dân; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, UBND, các cơ quan hành chính các cấp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu


nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQ và các đoàn thể Nhân dân, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường các biện pháp tập hợp quần chúng, nâng tỷ lệ quần chúng tham gia sinh hoạt các đoàn thể. Do phát huy được vai trò của MTTQ và các tổ chức quần chúng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với phương châm: “Lấy sức dân để chăm lo cho dân”; MTTQ các cấp tổ chức họp Nhân dân bàn bạc dân chủ, trên cơ sở đó Nhân dân đã tình nguyện “hiến 334ha đất; huy động trên 610 nghìn ngày công lao động để làm đường, công trình dân sinh, cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nông thôn trị giá trên 2.430 tỷ đồng” [195, tr. 35].

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp nhất là cán bộ xã, phường, thị trấn có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quyết định số 221/QĐ-UBND xác định: “Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn… đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM” [106, tr. 12]. Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM, Tỉnh ủy Bắc Giang chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cấp xã về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý vốn xây dựng NTM, đạo đức công vụ, kiến thức chuyên môn, nhất là kiến thức và kinh nghiệm phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường…

Công tác bồi dưỡng, tập huấn về xây dựng NTM cho cán bộ cấp cơ sở được chú trọng, Tỉnh đã tổ chức “được 54 lớp cho 4.233 lượt cán bộ, học viên xã, thôn, tổ chức 13 hội nghị tuyên truyền cho 3.995 lượt Bí thư, trưởng thôn về Chương trình NTM, hàng nghìn lượt cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tổ chức hàng chục đoàn trao đổi, học tập kinh nghiệm tại tỉnh bạn [200, tr. 14]; đã góp phần nâng cao năng lực cán bộ, công chức xã và cán bộ cơ sở một cách rõ rệt. Đến hết năm 2020 tỉnh Bắc Giang


đã có “161 xã đạt tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật (chiếm 87,5%)” [201, tr. 9]; tăng 5,4% so với năm 2015, tăng 25,1% xã so với năm 2010. Bên cạnh đó, công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp còn hạn chế; việc xây dựng mô hình, điển hình trong tham gia xây dựng NTM ở một số nơi còn lúng túng và việc tổ chức đánh giá, nhân rộng các mô hình, điển hình còn chậm.

3.2.5.2. Tăng cường công tác quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Đại hội XVIII (10 - 2015) của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh: “Xây dựng lực lượng vũ trang Tỉnh vững mạnh toàn diện, có sức chiến đấu cao, bảo đảm sẵn sàng tác chiến thắng lợi trong mọi tình huống” [90, tr. 65]; cùng với đó tham gia có hiệu quả các hoạt động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và các nhiệm vụ phát triển KT - XH của Tỉnh, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế. Chăm lo công tác chính trị, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên, không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập, thực hiện tốt công tác động viên, tuyển quân, công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh. Các quy hoạch phát triển KT - XH phải gắn chặt với yêu cầu, nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh. Đến năm 2020, công tác quốc phòng tiếp tục được tăng cường, củng cố ngày càng vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang Tỉnh vững mạnh, toàn diện, đảm bảo chiến đấu cao, không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống. Xây dựng lực lượng dân quâ, tự vệ, lực lượng dự bị động viên đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng. Hoàn thành tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh. Thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT - XH với bảo đảm quốc phòng, an ninh; trong thu hút đầu tư các dự án có tính toán đến các điểm phòng thủ, đất quốc phòng, hạ tầng phục vụ cả phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh.

Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 30 - 12 - 2019 của UBND tỉnh Bắc Giang

Về tiếp tục đẩy mạnh Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” đáp ứng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023