nghĩa, nhà đồng đội, xóa nhà dột nát cho các gia đình chính sách, hộ nghèo ở địa phương. Hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đã tham gia phòng, chống lụt bão, chống cháy rừng, khắc phục hậu quả thiên tai...
Thông qua công tác tuyên truyền vận động, đã làm chuyến biến rõ nét về nhận thức, tư duy của cán bộ, đảng viên và người dân về xây dựng NTM, so với giai đoạn 2010 - 2015, những năm 2015 - 2020 người dân đã nhận thức rõ hơn vai trò chủ thể của mình; người dân tỉnh Bắc Giang tham gia lựa chọn những công việc cần làm trước; quyết định mức đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã; tổ chức quản lý, vận hành, bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành… Từ đó chủ động tham gia thực hiện Chương trình, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được đề ra trong Nghị quyết. Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang đã có sức lan tỏa trong toàn bộ HTCT, được cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân hưởng ứng và triển khai có hiệu quả.
3.2.2. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
3.2.2.1. Phát triển giao thông nông thôn
Kết cấu hạ tầng giao thông là bộ phận quan trọng, chủ yếu của kết cấu hạ tầng KT - XH. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phải được các cấp ủy, chính quyền xác định “là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá, có tầm nhìn dài hạn và ưu tiên thực hiện trước một bước để tạo tiền đề, động lực cho sự phát triển của các ngành, địa phương” [93, tr. 2]. Theo đó, giai đoạn 2015 - 2020, phấn đấu ít nhất “60% quốc lộ, 65% đường tỉnh, 100% đường huyện và ít nhất 65% đường xã, 60% đường thôn, xóm được cứng hóa mặt đường” [93, tr. 3]; thu hút trên 7.000 tỷ đồng nguồn lực ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, ngày 31 - 3 - 2017 UBND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND về Quy định một số chỉ tiêu, tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, về nội dung tiêu chí giao thông: Đối với đường xã và đường trung tâm xã đến huyện, đường huyện
được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; đối với đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại quanh năm. Với nhóm xã cấp I: 70% cứng hóa bằng nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo nền đường rộng tối thiểu 5,0m, mặt đường rộng tối thiểu 3,5m. Với nhóm xã cấp II có 30% cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông hóa, đảm bảo nền đường rộng tối thiểu 4,0m, mặt đường rộng tối thiểu 3,0m; đối với đường ngõ, xóm sạch sẽ và không lầy lội vào mùa mưa.
Nhằm áp dụng cơ chế đặc thù, ngày 10 - 7 - 2017 UBND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định số 385/QĐ-UBND Phê duyệt danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2017 - 2020 trong đó loại dự án được áp dụng cơ thế đặc thù: “1. Đường trục xã; 2. Đường trục chính nội đồng; 3. Đường ngõ, xóm; 4. Đường trục thôn, liên thôn; 5. Kênh mương nội đồng” [6, tr. 298]. Cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2015 - 2020 có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, Nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần, phần còn lại do Nhân dân đóng góp. Các tiêu chí đặc thù thuộc nội dung đầu tư của các chương trình MTQG giai đoạn 2015 - 2020. Tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng. Dự án nằm trên địa bàn 01 xã và do UBND xã quản lý. Kỹ thuật không phức tạp, có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình. Sử dụng một phần ngân sách Nhà nước, phần kinh phí còn lại do Nhân dân đóng góp và các nguồn khác, có sự tham gia thực hiện và giám sát của người dân. Phần kinh phí đóng góp của Nhân dân có thể bằng tiền hoặc hiện vật, ngày công lao động được quy đổi thành tiền. Thuộc danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù do UBND cấp Tỉnh ban hành.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo Đảm An Ninh Chính Trị, Trật Tự An Toàn Xã Hội
- Chủ Trương, Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới (2016 - 2020)
- Đảng Bộ Tỉnh Bắc Giang Chỉ Đạo Đẩy Mạnh Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Đổi Mới Các Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất, Hỗ Trợ Người Dân Phát Triển Kinh Tế
- Chỉ Đạo Về Giảm Tỷ Lệ Hộ Nghèo, Tỷ Lệ Lao Động Làm Việc Trong Lĩnh Vực Nông, Lâm, Ngư Nghiệp Và Tăng Tỷ Lệ Nông Dân Qua Đào Tạo
- Nhận Xét Sự Lãnh Đạo Của Đảng Bộ Tỉnh Bắc Giang Về Xây Dựng Nông Thôn Mới (2010 - 2020)
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Nghị quyết số 07/2017/NQ-HĐND, ngày 13 - 7 - 2017 của HĐND tỉnh Bắc Giang Về quy định hỗ trợ cứng hóa đường trục nông thôn, đường liên thôn và đường nội đồng gắn với giao thông liên thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, đối tượng được hưởng hỗ trợ: “Các thôn, làng, xóm, bản, tổ dân phố, khu phố, khối phố, tiểu khu thực hiện các dự án cứng hóa đường trục thôn, đường liên thôn và đường nội đồng gắn với giao thông liên thôn sử dụng kết cấu mặt đường bê tông xi măng trên địa bàn Tỉnh” [6, tr. 294].
Nghị quyết quy định hình thức và mức hỗ trợ như: Hỗ trợ 100% vật liệu xi măng, cấp trực tiếp cho các huyện tại đơn vị cung cấp để thực hiện các công trình cứng hóa đường trục thôn, đường liên thôn và đường nội đồng gắn với giao thông liên thôn. Các địa phương chịu trách nhiệm tiếp nhận, vận chuyển xi măng từ đơn vị cung cấp đến công trình và cấp trực tiếp cho các thôn; tổ chức vận động Nhân dân tự giải phóng mặt bằng, đóng góp kinh phí, vật liệu, ngày công để thực hiện các công trình. Căn cứ khả năng ngân sách, khuyến khích các địa phương bố trí thêm kinh phí hỗ trợ các công trình thuộc địa phương mình. Kết
quả đến hết năm 2020 “có 154/184 xã1 đạt tiêu chí giao thông (chiếm 83,7%,
tăng 68% so với năm 2010 và tăng 67,4% so với năm 2015)” [201, tr. 5]. Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế như chất lượng một số công trình còn thấp, trục đường liên thôn ở một số địa phương chưa bảo đảm về kích thước.
3.2.2.2. Xây dựng hệ thống thủy lợi
Hạ tầng thủy lợi có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần thúc đẩy KT - XH phát triển, tuy thủy lợi không mang lại lợi nhuận một cách trực tiếp, nhưng mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này thì kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển. Từ đó, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tiếp tục chỉ đạo và thực hiện Đề án xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu: “Cải tạo, xây dựng mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã. Đến năm 2020 có 80% số xã đạt chuẩn NTM về thủy lợi, cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng theo quy hoạch” [106, tr. 9]; Quyết định số 2109/QĐ-UBND ngày 29 - 12 - 2014 Về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 xác định: Quy hoạch thủy lợi nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, sử dụng hiệu
1 Thực hiện Nghị quyết số 813/NQ-UBTVQH ngày 21/11/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Giang: “Kể từ ngày 01/01/2020, tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 09 huyện và 01 thành phố; 209 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 184 xã, 10 phường và 15 thị trấn” [202, tr. 5].
quả và bảo vệ nguồn nước, đề xuất được các giải pháp công trình và phi công trình cấp nước cho nông nghiệp kết hợp cấp nước cho dân sinh, công nghiệp, du lịch, tiêu úng… “Đáp ứng được nhu cầu phát triển KT - XH giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của tỉnh Bắc Giang nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân, ổn định cuộc sống của đồng bào các dân tộc, củng cố an ninh, chính trị xã hội và an ninh quốc phòng” [168, tr. 2]. Công trình thủy lợi và hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất được đầu tư nâng cấp, cải tạo. Kết quả 5 năm đã cứng hóa thêm 689,5km, nâng tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương từ 20% năm 2010 lên 43,6%, đảm bảo thực hiện tưới, tiêu chủ động trên 85% diện tích tăng 10% so với năm 2015. Đến hết năm 2020 “có 154/184 xã đạt tiêu chí thủy lợi chiếm 83,7%” [201, tr. 5], góp phần quan trọng cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí của các đơn vị và địa phương còn hạn chế và thực trạng xuống cấp của hệ thống các trạm bơm tiêu, hệ thống kênh tiêu thoát nước chưa đảm bảo nên ảnh hưởng cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn Tỉnh.
3.2.2.3. Phát triển mạng lưới điện
Điện năng có vai trò quan trọng trong đời sống con người trong sản xuất và sinh hoạt, UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo phải hoàn thiện hệ thống các công trình bảo đảm cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã: “Đến năm 2020 có 95% số xã đạt chuẩn” [106, tr. 9]. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện đạt 98%. Quyết định số 784/QĐ-UBND ngày 28 - 12 - 2015 của UBND tỉnh Bắc Giang giao Sở Công thương phối hợp với Điện lực tỉnh Bắc Giang tích cực triển khai nêu định hướng phát triển của quy hoạch là: Phát triển lưới điện truyền tải và phân phối gắn với định hướng phát triển KT - XH của vùng và của từng địa phương trong vùng, đảm bảo chất lượng điện và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được nâng cao… “Mục tiêu của quy hoạch nhằm phát triển đồng bộ lưới điện truyền tải và phân phối trên địa bàn Tỉnh đáp ứng mục tiêu phát
triển KT - XH của tỉnh Bắc Giang với tốc độ tăng trưởng GRDP trong giai đoạn 2015 - 2020 là 10 - 11%/năm” [175, tr. 2].
Đồng thời đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định và an toàn, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển KT - XH của địa phương; hoàn thiện hệ thống lưới điện theo tiêu chí N-1 “khi 1 phần tử trên lưới điện bị sự cố, chế độ làm việc của lưới điện vẫn đảm bảo cung cấp điện an toàn và không bị cắt hay giảm tải”, giảm bán kính cấp điện và giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng điện áp. Theo đó, giai đoạn 2015 - 2020 xây dựng mới 01 trạm biến áp 220/110kV, công suất 250MVA; cải tạo, mở rộng nâng quy mô công suất 01 trạm biến áp 220/110kV với tổng công suất tăng thêm 250MVA. Xây dựng mới 01 đường dây 220kV mạch kép, chiều dài 0,94 km.
Với sự chỉ đạo sát đúng của Tỉnh, hệ thống lưới điện tiếp tục được ngành điện quan tâm đầu tư, nâng cấp. Đến năm 2020 đã đầu tư trên 2.825 tỷ đồng, để thay thế 1.194TBA và trên 2.760km đường dây dẫn điện, đảm bảo an toàn lưới điện, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, 100% số xã, thôn đã có điện, gần 100% số hộ được sử dụng điện. “Có 182/184 xã đạt tiêu chí điện (chiếm 98,9%)” [200, tr. 9], góp phần nâng cao điều kiện sống cho người dân. So với giai đoạn 2010 - 2015, tăng 4,3% xã đạt tiêu chí điện trên địa bàn Tỉnh.
3.2.2.4. Củng cố, nâng cấp hệ thống trường học
Nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở, vật chất, thiết bị dạy học thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục; xóa bỏ toàn bộ phòng học tạm, phòng học xuống cấp và phòng học nhờ, có đủ các phòng bộ môn, các phòng chức năng, công trình vệ sinh và các khoa mục khác theo quy định của điều lệ từng cấp học, tỉnh Bắc Giang tập trung chỉ đạo hoàn thiện các công trình phục vụ chuẩn hóa trường học, lớp học của các cấp ở nông thôn. Ngày 08 - 8 - 2014 Tỉnh ủy Bắc Giang ra Chương trình hành động số 63-CTr/TU nhấn mạnh: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng và nâng cao chất lượng trường chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ kiên cố hóa cấp học “đạt 100%, trường chuẩn quốc gia tiểu học đạt 97,7%, trung học cơ sở đạt 88,8%, trung học phổ thông đạt 75,5%; có đủ phòng học chức năng, phòng bộ môn theo quy định” [88, tr. 3].
Thực hiện Chương trình hành động số 63-CTr/TU, ngày 07 - 5 - 2015 UBND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định số 782/QĐ-UBND Về phê duyệt Đề án phát triển trường học trung học cơ sở trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2025 nhằm phát triển hệ thống trường trung học cơ sở trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn toàn Tỉnh, đảm bảo có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại. UBND Tỉnh chỉ đạo xây dựng và phát triển 10 trường trung học cơ sở trọng điểm chất lượng cao ở 9 huyện và 01 thành phố có cơ sở vật chất và thiết bị trường học đảm bảo đạt chuẩn quốc gia và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông và nhiệm vụ giáo dục chất lượng cao. Theo đó, thành phố Bắc Giang xây dựng
01 trường mới với diện tích 10.000m2, có 16 phòng học kiên cố, 8 phòng học bộ
môn, 3 phòng chờ, khối nhà chức năng với diện tích 1.200m2; 9 huyện mở rộng 66.000m2 đất; xây mới 40 phòng học, 18 phòng học bộ môn; xây dựng 7.360m2 nhà ký túc xá cho học sinh, 1.840m2 nhà bếp; mua sắm bổ sung thiết bị, đồ dùng dạy học. Để thực hiện đề án kinh phí dự kiến “166.100 triệu đồng” [171, tr. 5].
Để bảo đảm cơ sở vật chất thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025 UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch số 155/KH-UBND ngày 04 - 7 - 2019 nhằm đầu tư xây dựng để các trường mầm non, phổ thông đảm bảo đủ 01 phòng/01 lớp, xóa toàn bộ phòng học tạm, phòng học xuống cấp và phòng học nhờ; có đủ các phòng học chuyên môn, các phòng chức năng, công trình vệ sinh và các hạng mục khác theo quy định của điều lệ từng cấp học.
Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang, trường học các cấp được quan tâm đầu tư và nâng cấp trang thiết bị từ (2015 - 2020) đã đầu tư xây dựng mới, cải tạo trên 1.500 phòng học, phòng chức năng các cấp, tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học đạt 90,4%, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 89,8% (tăng 39,2% so với năm 2010). Đến hết năm 2020 “có 168/184 xã đạt tiêu chí trường
học (chiếm 91,3%)” [201, tr. 5], góp phần đảm bảo tốt điều kiện học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở một số đơn vị còn chưa đồng bộ; việc thực hiện xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư ở một số đơn vị còn chưa đúng quy trình. Dạy học qua internet, trên truyền hình và các hình thức dạy học khác trong thời gian học sinh phải nghỉ học do dịch bệnh Covid-19, song vẫn còn khoảng gần 20% học sinh không thể tiếp cận được với các hình thức dạy học trực tuyến.
3.2.2.5. Xây dựng cơ sở vật chất văn hóa
Cùng với sự phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, thể thao cơ sở góp phần rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Chính vì vậy, UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo: “Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa việc xây dựng các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở; thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, KT - XH của Tỉnh trong giai đoạn mới” [127, tr. 2]. Đồng thời, Quyết định 1217/QĐ-UBND ngày 30 - 8 - 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang xác định đến năm 2020 có: “100% thôn, làng và tương đương ở đồng bằng và 60% ở miền núi và các xã đặc biệt khó khăn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” [127, tr. 3]. Qua đó, xây dựng lối sống, nếp sống văn minh, môi trường văn hóa; đẩy mạnh, giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống. Phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, trong đó tập trung xây dựng các mô hình “Gia đình văn hóa”; “Khu dân cư tiên tiến”; “Thôn bản văn hóa”.
Dưới sự chỉ đạo của tỉnh Bắc Giang cơ sở vật chất văn hóa được quan tâm đầu tư và thực hiện tốt việc huy động xã hội hóa trong xây dựng và vận hành nhà văn hóa xã, thôn, đã cải tạo nâng cấp được trên 1.120 công trình văn hóa, thể thao. Đến hết năm 2020 “có 97,4% xã có trung tâm văn hóa - thể thao
xã, trên 95,2% thôn có nhà văn hóa thôn; xây mới, nâng cấp 15 Đài truyền thanh huyện, xã” [201, tr. 5]; nhà văn hóa xã, thôn đã cơ bản được trang bị đầy đủ các thiết chế là nơi sinh hoạt chung của Nhân dân. Theo đó, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 89,7% (tăng 7,7% so với năm 2015), tỷ lệ làng văn hóa đạt 75,9% (tăng 13,9% so với năm 2015), xã văn hóa NTM đạt 66,3%, nếp sống văn minh trong cưới, lễ hội có chuyển biến tích cực, các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống được quan tâm, bảo tồn và phát huy. “Có 127/184 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (chiếm 69%), tăng 38,4% so năm 2015” [201, tr. 5].
3.2.2.6. Cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ nông thôn
Chợ có vai trò to lớn trong đời sống của người dân cả thành thị và nông thôn. Đối với nông thôn Việt Nam; chợ là nơi tiêu thụ nông sản hàng hoá, tập trung thu gom các sản phẩm, hàng hoá phân tán, nhỏ lẻ để cung ứng cho các thị trường tiêu thụ lớn trong và ngoài nước, cũng là nơi cung ứng hàng công nghiệp tiêu dùng cho cư dân nông thôn và một số loại vật tư cho sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của chợ nông thôn và để thực hiện tiêu chí này, UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo, Sở Công thương, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan trích kinh phí hỗ trợ các xã xây dựng, nâng cấp, cải tạo chợ theo tờ trình của các địa phương. Theo đó, Quyết định số 29/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang xác định quy hoạch mạng lưới chợ: “Đến năm 2020 trên địa bàn Tỉnh sẽ có 181 chợ, trong đó có 09 chợ loại I, 42 chợ loại II và 130 chợ loại III” [103, tr. 2]. Nâng cấp cải tạo
101 chợ, xây mới 55 chợ, di chuyển địa điểm 08 chợ và xoá bỏ 03 chợ; tổng diện tích đất: 1.016.444m2; tổng vốn đầu tư chợ là 287,084 tỷ đồng; mật độ bình quân 1,27 xã, thị trấn, phường/chợ; trung bình 21,1km2 có 1 chợ; bình quân một chợ phục vụ 10.200 người. Bên cạnh những loại hình chợ trên, từ nay đến 2020, đầu tư các chợ mới gồm: 02 chợ chuyên doanh gia súc gia cầm, 02 chợ đầu mối, 02 chợ kết hợp phục vụ du lịch.